Chích Ngừa Viêm Gan B Mấy Mũi? Lịch Tiêm Cụ Thể

Chích ngừa viêm gan B mấy mũi? là một trong những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo đó, các mũi tiêm nên đảm bảo tiến hành từ 3 – 4 lần (tùy thuộc vào độ tuổi và khả năng hình thành kháng thể). Thông thường, việc tiêm ngừa nhắc lại thường được khuyến cáo thực hiện trong 5 – 10 năm sau khi tiêm lần đầu vì số lượng kháng thể này có thể bị giảm sút theo thời gian.

Lợi ích của việc tiêm ngừa viêm gan B

Viêm gan B là một trong những bệnh lý có tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất trong thời gian gần đây. Bệnh có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan, từ đó khiến cho sức khỏe của người bệnh bị giảm sút một cách trầm trọng. Thông thường, bệnh lý này sẽ chia thành 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Theo đó, nếu ở giai đoạn đầu được phát hiện kịp thời thì khả năng phục hồi là hoàn toàn có thể.

Chích ngừa viêm gan B mấy mũi
Tiêm viêm gan B có khả năng ngăn ngừa lên đến 90 – 95% đối với người trưởng thành khỏe mạnh và 85% đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, các ảnh hưởng của viêm gan B thường rất khó nhận biết ở giai đoạn cấp tính. Hầu hết các trường hợp phát hiện bệnh thường đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, các tổn thương đến tế bào gan đã khá mạnh mẽ và có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng xơ gan, suy gan và ung thư gan. Vì thế, việc tiêm phòng, ngăn ngừa loại virus này tấn công được xem là có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe của chính bản thân bạn, gia đình và cộng đồng.

Theo các chuyên gia cho rằng, nếu các mũi tiêm viêm gan B được tiến hành đầy đủ theo lịch tiêm chủng của Bộ y tế thì khả năng ngăn ngừa bệnh là rất cao, có thể lên đến 90 – 95% đối với người trưởng thành khỏe mạnh và 85% đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vaccine ngừa viêm gan B có chứa các kháng thể ngăn ngừa bệnh kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể tương ứng (anti-HBs).

Tuy nhiên, các mũi tiêm này cần được tiến hành đầy đủ, tức là phải đảm bảo từ 3 – 4 mũi. Điều này giúp cho số lượng kháng thể trong cơ thể của bạn được hình thành mạnh mẽ để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm hại. Một lưu ý đặc biệt bạn cũng cần phải ghi nhớ chính là việc tiêm ngừa nên tiến hành định kỳ bởi kháng thể anti-HBs có xu hướng giảm dần theo thời gian.

XEM THÊM: Viêm gan B có lây không? Làm sao phòng ngừa?

Chích ngừa viêm gan B mấy mũi và lịch tiêm cụ thể

Tiêm ngừa viêm gan B được khuyến cáo đối với những người chưa nhiễm virus gây bệnh bao gồm cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Cụ thể việc tiêm ngừa gồm bao nhiêu mũi và lịch trình cụ thể sẽ bao gồm 3 trường hợp sau:

Đối với trẻ sơ sinh

Tiêm ngừa viêm gan B được khuyến cáo tiến hành cho tất cả các trẻ sơ sinh ngay cả khi người mẹ nhiễm bệnh hoặc không. Đối với những trẻ có mẹ mắc bệnh, việc này càng trở nên cần thiết hơn bởi lẽ trong quá trình sinh nở, thai nhi sẽ có nguy cơ tiếp xúc với máu và dịch âm đạo của người mẹ nên nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao. Lúc này, trẻ cần tiêm vắc xin và thêm 1 mũi kháng thể HBIg trong 24h sau sinh.

Chích ngừa viêm gan B mấy mũi
Tiêm ngừa viêm gan B được khuyến cáo tiến hành cho tất cả các trẻ sơ sinh ngay cả khi người mẹ nhiễm bệnh hoặc không.

Cụ thể, phác đồ tiêm phòng cho trẻ có thể ứng dụng 2 loại bao gồm:

Phác đồ 1: 0-1-2-12:

  • Mũi 1: Được tiến hành trong 24 giờ sau sinh, đồng thời với những trường hợp có mẹ mắc bệnh cần được tiêm thêm 1 mũi kháng thế.
  • Mũi 2: Được tiến hành khi trẻ được 1 tháng tuổi.
  • Mũi 3: Được tiến hành khi trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Mũi 4: Mũi này được tiêm sau mũi thứ 3 trong vòng 12 tháng.

Phác đồ 2: 0-1-6-18:

  • Mũi 1: Được tiến hành trong 24 giờ sau sinh, đồng thời với những trường hợp có mẹ mắc bệnh cần được tiêm thêm 1 mũi kháng thế.
  • Mũi 2: Được tiến hành khi trẻ được 1 tháng tuổi.
  • Mũi 3: Mũi này được tiến hành khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc tiêm cách mũi thứ 2 trong vòng 5 tháng.
  • Mũi 4: Tiến hành khi trẻ được 18 tháng tuổi.

***Lời khuyên cho các phụ huynh: Kể từ mũi thứ 1 trở đi, bạn nên cho trẻ tiêm ngừa kết hợp với các mũi 5in1 hoặc 6in1.

Đối với người lớn

Người trưởng thành và trẻ lớn trước khi tiến hành tiêm ngừa viêm gan B cần được tiến hành một xét nghiệm để các bác sĩ có thể xác định nồng độ kháng thể trong máu, đồng thời chắc chắn bạn không mắc phải bệnh lý này. Theo đó, tiêm ngừa được tiến hành trong trường hợp nồng độ kháng thể dưới 10mUI/ ml.

Lịch tiêm cụ thể như sau:

  • Mũi 1: Lần đầu tiến hành .
  • Mũi 2: Được thực hiện cách mũi 1 trong 1 tháng.
  • Mũi 3: Mũi này được tiêm cách mũi 1 trong 6 tháng.

Trường hợp khẩn cấp

Trường hợp khẩn cấp cần tiêm phòng khi bạn có tiếp xúc với máu hoặc có quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh viêm gan B. Lúc này, việc tiến hành tiêm phòng khẩn cấp có thể hình thành kháng thể chống lại các virus gây bệnh một cách hiệu quả.

Lịch tiêm cụ thể như sau:

  • Mũi 1: Tiến hành sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh càng sớm càng tốt.
  • Mũi 2: Thực hiện sau 7 ngày tiêm mũi 1.
  • Mũi 3: Tiêm sau 21 ngày kể từ mũi 2.
  • Mũi 4: Tiêm sau mũi 1 sau 12 tháng.

Trên đây là giải đáp về “Chích ngừa viêm gan B mấy mũi? Lịch tiêm cụ thể”. Có thể thấy rằng, việc tiêm phòng này có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe của bạn, do đó bạn cần chủ động sắp xếp thời gian tiến hành trong thời gian sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm

Chữa viêm gan B bằng cây chó đẻ có hiệu quả không?

Bài thuốc chữa viêm gan B bằng cây chó đẻ đang được nhiều người áp dụng. Trên thực tế, dùng...

Các Thuốc Điều Trị Viêm Gan B Cho Bà Bầu Tốt Nhất

Các thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu thường được chỉ định cho bệnh nhân có nồng độ...

TOP 11 địa chỉ chích ngừa viêm gan B uy tín ở TP HCM

Bệnh viêm gan B có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm ngừa vắc xin. Hiện nay, có nhiều địa...

Bệnh gan lây qua đường nào? Cách phòng ngừa?

Viêm gan siêu vi hoặc một số loại bệnh gan khác do virus gây ra có thể khiến tế bào...

Viêm gan E là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm gan E là bệnh gan xảy ra do sự xâm nhập và tác động của Hepatitis E virus (HEV)....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *