Cách dùng lá tía tô chữa ho không phải ai cũng biết

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc tây, áp dụng các bài thuốc dân gian chữa ho cũng có thể khắc phục được triệu chứng bệnh. Vì những bài thuốc này còn rất an toàn nên phù hợp để chữa bệnh cho nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin hướng dẫn bạn một số cách chữa ho bằng lá tía tô được nhiều người sử dụng.

Chữa ho bằng lá tía tô rất đơn giản, an toàn và hiệu quả
Chữa ho bằng lá tía tô rất đơn giản, an toàn và hiệu quả

I/ Công dụng của lá tía tô trong chữa bệnh ho

Tía tô là một loại cây có mùi thơm và vị cay đặc trưng. Nó thường được sử dụng để nấu ăn nên rất quen thuộc đối với người dân chúng ta. Tuy nhiên, dùng lá tía tô để chữa bệnh, nhất là chữa ho thì không phải ai cũng biết đến.

Theo Đông y, loại cây này có vị cay, tính ấm, không độc, có thể tác động vào cả 3 kinh phế – tâm – tỳ. Lá của tía tô thường được dân gian dùng để chữa cảm  mạo, điều trị các bệnh hen suyễn, chữa ho khan, ho đờm… Hạt  được dùng  để hạ khí, làm trà uống, cành của nó được sử dụng để làm thuốc an thai. Bên cạnh đó, các nghiên cứu của nền y học hiện đại cho thấy, trong lá tía tô chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Cụ thể là kali, canxi, sắt, vitamin A, vitamin C, riboflavin, chất xơ… Chính nhờ những thành phần hoạt chất và đặc tính của loại cây này mà bệnh nhân có thể dùng nó để điều trị ho cho bản thân.

II/ Các cách chữa ho bằng lá tía tô đơn giản, hiệu quả

Tùy vào đối tượng mắc bệnh là người trưởng thành hay trẻ nhỏ mà các bài thuốc được áp dụng cũng khác nhau. Cụ  thể như sau:

1. Đối với người trưởng thành

Nếu chữa ho cho người lớn, bạn có thể áp dụng một trong những cách  sau đây:

+ Cách 1:

  • Chuẩn bị: Hạt tía tô, khoảng 1 lít rượu gạo.
  • Cách thực hiện: Đem hạt tía tô cho vào chảo và sao lên cho thơm, tán thành bột mịn. Cho bột này vào chai rượu gạo đã chuẩn bị sẵn. Khoảng 10 ngày sau, chắt lấy nước để uống, bỏ bã. Nên uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 20ml để mang lại tác dụng tốt.

Bài thuốc từ hạt tía tô và rượu gạo chỉ được sử dụng cho những người ho suyễn, đờm màu trắng đục kèm theo cảm giác đau nặng ngực. Với những người bị ho nhưng đờm vàng, miệng khát, cổ họng khô, môi đỏ thì không áp dụng cách  điều trị này.

+ Cách 2:

Có thể dùng lá tía tô chế biến thành các món ăn để chữa ho
Có thể dùng lá tía tô chế biến thành các món ăn để chữa ho
  • Chuẩn bị: 150g lá tía tô tươi, 3 củ hành tươi .
  • Cách thực hiện: Đem lá tía tô đi rửa sạch, hành tươi bóc vỏ, xắt thật nhỏ. Cho tất cả các nguyên liệu này vào cháo nóng để ăn, nó sẽ giúp giảm các cơn ho hiệu quả.

+ Cách 3:

  • Chuẩn bị: 6g tía tô, 3g lá trà, 30g mận tươi, 5 quả đại táo.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên mang đi rửa sạch. Đại táo và mận tươi đem giã nhuyễn, nấu lên để lấy nước. Khi thấy nước sôi thì cho chúng vào ấm, bỏ lá tía tô và lá trà vào để hãm. Dùng nước này để uống thay trà hàng ngày. Cứ dùng 2 lần mỗi ngày, thực hiện liên tục khoảng 10 ngày có thể chữa ho mất tiếng, bị tắc nghẹt do rối loạn thần kinh.

+ Cách 4:

Chữa ho bằng lá tía tô kết hợp với đậu đỏ được dùng cho các trường hợp bị ho có kèm theo nôn, chảy máu, tiêu chảy. Trị bệnh theo cách này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo cách như sau:

  • Chuẩn bị: Lá tía tô, đậu đỏ
  • Cách thực hiện: Đậu đỏ đem rang cho thật vàng rồi tán thành bột mịn. Lá tía tô mang đi rửa thật sạch, sau đó cho vào nồi và đun  cùng với nước thật lâu để tạo thành cao tía tô. Khi thấy nước đã sôi kỹ, hãy gạn bỏ xác và chắt lấy nước. Đem bột đậu đỏ hòa với cao tía tô rồi vo thành viên để uống. Dùng thường xuyên sẽ giúp làm giảm các cơn ho.

2. Bài thuốc chữa ho bằng lá tía tô cho trẻ em

Nếu đối tượng bị bệnh là trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng một trong những cách sau để chữa trị cho con mình:

+ Cách 1:

Uống nước lá tía tô thường xuyên giúp giảm ho
Uống nước lá tía tô thường xuyên giúp giảm ho

Lấy khoảng 20g hạt tía tô mang đi sao vàng, tán thành bột thật mịn. Cho bột này vào ly hòa với nước ấm cho bé uống. Tuy nhiên, để tiện lợi và giúp trẻ dễ sử dụng hơn, mẹ có thê lọc lấy nước hoặc dùng bột đó hòa với cháo cho bé ăn. Bài thuốc từ hạt tía tô được dùng để chữa ho kèm theo biểu hiện thở gấp, mặt tím  tái.

+ Cách 2:

Nếu bé ho nhẹ, các mẹ có thể tham khảo cách điều trị sau:

  • Chuẩn bị: Lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ đực.
  • Cách làm: Tất cả các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch, bỏ vào chén sứ. Thêm chút nước và ít đường phèn vào rồi bắc lên bếp đun sôi cách thủy. Khoảng 15 phút sau, tắt bếp và chắt lấy nước cốt cho bé uống. Mỗi ngày, bé uống khoảng nửa thìa cà phê là được. Nên cho bé uống một cách từ từ để các chất có trong thuốc thấm dân dần vào cổ, vào rốn của bé. Thực hiện thường xuyên, mẹ sẽ thấy các cơn ho của bé được giảm đi đáng kể.

+ Cách 3: 

Ngoài 2 cách trên, các mẹ có thể tham khảo thêm cách chữa ho cho bé bằng việc kết hợp lá tía tô với kinh giới, gừng tươi. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 100g lá và cành tía tô, 100g cả lá và cành kinh giới, 5g gừng, 500ml nước lọc.
  • Cách thực hiện: Đem tía tô và lá kinh giới rửa dưới vòi nước cho sạch rồi vò nhẹ. Gừng đem gọt vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn. Tiếp theo, cho tất cả các nguyên liệu trên bỏ vào nồi và đun sôi lên cùng với khoảng 500ml nước. Khi thấy nước đã sôi, đun thêm khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp.
  • Cách sử dụng: Chia lượng thuốc trên thành nhiều lần uống trong ngày. Nếu ho nhẹ, bé uống khoảng vài ngày là khỏi. Trong trường hợp bị nặng, cần kiên trì áp dụng bài thuốc lâu hơn. Lưu ý là để tránh làm bé đau bụng, trước khi uống thuốc mẹ nên hâm nóng lại cho con.

Trên đây là những cách chữa ho bằng tía tô được nhiều người sử dụng. Để mang đến tác dụng như mong muốn, người bệnh cần phải áp dụng các bài thuốc này thường xuyên. Đồng thời phải kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Nó sẽ giúp bệnh mau được chữa lành hơn, đồng thời hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát.

Thông tin thêm: Mách bạn cách trị ho bằng tỏi cực an toàn và đơn giản

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Ho là một trong những biểu hiện của bệnh viêm amidan

Viêm amidan có ho không? Ho khi bị viêm amidan có nguy hiểm?

Khi bị viêm amidan, bệnh nhân sẽ thường có các triệu chứng như đau rát vùng họng, khó nuốt khi ăn, amidan sưng tấy, đỏ... Vậy ngoài những biểu hiện...
Tìm hiểu về bệnh ho do hút thuốc lá và cách điều trị

Ho do hút thuốc lá: Biện pháp khắc phục và mọi thứ bạn nên biết

Hút thuốc lá thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây nhiều vấn đề về sức khỏe, phổ biến...

7+ loại kẹo ngậm trị ho tốt nhất hiện nay và lưu ý

Các loại kẹo ngậm trị ho thường được bào chế từ thảo dược tự nhiên nên khá an toàn cho...

Ho gà ở người lớn: Căn bệnh tưởng như chỉ gặp ở trẻ em

Bệnh ho gà không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà còn xuất hiện khá phổ biến ở người trưởng...

Những thực phẩm nên ăn và cần tránh khi bị ho

Một số loại thực phẩm bạn nên ăn để hỗ trợ điều trị ho. Nhưng song song đó cũng có...

Lê hấp đường phèn trị ho - Hướng dẫn cách làm, sử dụng

Lê hấp đường phèn trị ho – Hướng dẫn cách làm, sử dụng

Lê hấp đường phèn trị ho là mẹo chữa dân gian được nhiều người ưa thích. Món ăn với cách...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.