Bệnh mề đay vật lý là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mề đay vật lý là một dạng của mề đay, xảy ra khi da bị phát ban do sự tác động của một trong những yếu tố vật lý từ bên ngoài tác động vào như do nhiệt độ, áp lực, nước, ánh sáng mặt trời… Vậy triệu chứng, nguyên nhân gây nên chứng bệnh này là gì? Cách chữa trị ra sao? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những vấn đề này.

Bệnh mề đay vật lý: Thông tin cần biết và cách điều trị
Bệnh mề đay vật lý: Thông tin cần biết và cách điều trị

Bệnh nổi mề đay vật lý là gì?

Một trong những bệnh da liễu mà ai cũng có thể mắc phải đó chính là nổi mề đay. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, trong đó nếu da bị nổi mề đay do các tác nhân vật lý như nhiệt độ, nước, áp lực, ánh sáng mặt trời… thì chúng được gọi là mề đay vật lý. Nó có tên khoa học là physical urticarial, là một bệnh thường gặp ở những người khỏe mạnh và chiếm khoảng 10% trong số các ca mắc hội chứng bệnh mề đay.

Tuy nhiên, có khá ít người hiểu rõ về mề đay vật lý, dẫn đến điều trị sai cách và không hiệu quả. Để tránh gặp phải những vấn đề này thì việc nắm rõ các thông tin về bệnh là điều vô cùng cần thiết.

Nguyên nhân gây bệnh mề đay vật lý

Như đã được đề cập, mề đay vật lý là một dạng đặc biệt của bệnh mề đay, xảy ra do sự tác động của các yếu tố ngoại sinh. Những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này bao gồm:

Mề đay do nhiệt độ:

  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột, nóng lạnh hoặc sau xúc cảm có thể khiến da bị nổi mề đay. Tình trạng này thường hay gặp ở các đối tượng là người trẻ tuổi. Lúc này, khắp cơ thể người bệnh sẽ bị phát ban nhưng trong thời gian không lâu. Nó chỉ kéo dài trong khoảng từ 30 – 90 phút hoặc vài giờ sau khi bệnh xuất hiện.
  • Bị mề đay do tiết cholin: Tình trạng này còn được gọi bằng những cái tên khác như mề đay cấp tiết choline, mề đay cholinergic. Bệnh hình thành do sự tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thể thoát ra ngoài, từ đó làm da bị nổi mẩn.
  • Do sự tiếp xúc nhiệt tại chỗ: Nếu da tiếp xúc với một vật nóng hoặc lạnh một cách đột ngột, nó cũng có nguy cơ gây bệnh mề đay vật lý cho bệnh nhân.
Những người mắc hội chứng da vẽ nổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao
Những người mắc hội chứng da vẽ nổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao

Bị mề đay vật lý do kích thích cơ học:

  • Mắc chứng da vẽ nổi: Nếu bị bệnh dạng này, khi vạch một đường trên da bằng một vật cùn nào đó, vùng da này sẽ xuất hiện đường trắng. Đường trắng này sau đó sẽ lan rộng rồi nổi rõ trên da. Tuy nhiên chúng sẽ dần dần biến nhất một thời gian ngắn sau đó.
  • Nổi mề đay do rung động.
  • Mề đay do sự tác động của lực từ bên ngoài: Với các trường hợp này, bệnh nhân sẽ thường bị đau và sưng ở những vị trí phải chịu áp lực. Chẳng hạn như khi mặc quần áo chật, đau ở mông khi ngồi lâu hoặc xuất hiện ở chân khi phải đứng lâu. Các biểu hiện thường xuất hiện trong thời gian khoảng 1 – 12 giờ sau khi phải chịu áp lực.

Mề đay do ánh sáng mặt trời:

Nếu để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu cũng có thể dẫn đến bệnh mề đay vật lý.

Nổi mề đay do nước:

Những người hay bơi lội hoặc ngâm mình trong nước quá lâu cũng có nguy cơ bị nổi mề đay.

Xem thêm: Bệnh nổi mề đay khi trời lạnh và cách khắc phục

Các triệu chứng bệnh mề đay vật lý

Các biểu hiện của bệnh mề đay nói chung và mề đay vật lý nói riêng thường khá dễ nhận biết. Bởi chúng thường biểu hiện ra bên ngoài da. Thông thường, những người mắc chứng bệnh này sẽ có các biểu hiện sau đây:

Bệnh mề đay vật lý thường gây ngứa ngáy cho bệnh nhân
Bệnh mề đay vật lý thường gây ngứa ngáy cho bệnh nhân
  • Da bị nổi mẩn đỏ: Nếu bị bệnh, triệu chứng đầu tiên mà chúng ta có thể gặp phải đó chính là nổi mẩn đỏ trên da. Những nốt sẩn này có kích thước to nhỏ khác nhau, thường có ranh giới rõ ràng trên da. Chúng có màu đỏ hoặc hồng, có thể kèm theo mụn nước hoặc bị xuất huyết. Khi bị tác động, có thể lan rộng ra trên một vùng rộng lớn của cơ thể.
  • Ngứa ngáy: Sự xuất hiện của các nốt mụn, nổi sẩn đỏ trên da sẽ kéo theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu dùng tay gãi sẽ có cảm giác nóng rát.
  • Bị phù mạch: Da phát ban một cách đột ngột, gây ra cảm giác ngứa ngáy. Nếu gãi, vùng da này bị sưng phù lên, gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân. Không chỉ khiến da bị phù, ở một số trường hợp mắc bệnh nặng, phù còn có thể xảy ra ở thanh quản, lưỡi, hầu, từ đó dẫn đến suy hô hấp. Đây là một vấn đề nguy hiểm cần được đưa đi cấp cứu sớm, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các phương pháp điều trị bệnh nổi mề đay vật lý

Để chữa bệnh mề đay vật lý, bệnh nhân có thể áp dụng nhiều phương pháp chữa trị khác nhau. Tùy vào từng đối tượng và mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn cách chữa trị phù hợp. Dưới đây là phương pháp điều trị được nhiều người áp dụng:

1. Tránh xa các dị nguyên gây bệnh

Đây chính là việc làm đầu tiên mà bệnh nhân cần thực hiện. Xác định chính xác căn nguyên và tránh xa chúng sẽ giúp khắc phục được triệt để tình trạng bệnh. Nó sẽ tạo điều kiện cho việc áp dụng các biện pháp điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả như mong muốn. Đồng thời, ngăn chặn được nguy cơ bệnh tái phát.

2. Dùng thuốc tây

Dùng các loại thuốc tây chữa bệnh có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy, nổi sẩn trên da, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hẳn. Thông thường, các loại thuốc sẽ được chỉ định khi bị mề đay là:

Cần phải thận trọng khi dùng thuốc tây để chữa nổi mề đay vật lý
Cần phải thận trọng khi dùng thuốc tây để chữa nổi mề đay vật lý
  • Thuốc kháng mề đay: Đây là nhóm thuốc được dùng nhiều để hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên chúng thường không mang lại hiệu quả đối với các trường hợp bị mề đay áp lực. Ngoài ra, chúng có thể gây buồn ngủ, do đó cần phải thận trọng trong quá trình sử dụng
  • Các loại thuốc viên steroid: Nhóm thuốc này cũng có thể được sử dụng để chữa mề đay. Nhưng nó lại thường không mang lại hiệu quả đối với bệnh mề đay vật lý.

Xem thêm: 10 Thuốc Trị Nổi Mề Đay Tốt Nhất – Giảm Nhanh Mẩn Ngứa

3. Áp dụng phương pháp trị liệu

Chữa mề đay vật lý bằng ánh sáng tia cực tím có thể khắc phục được những biểu hiện của bệnh một cách mau chóng. Tuy nhiên, tác dụng của cách chữa trị này cũng chỉ kéo dài được khoảng một vài tháng đầu. Sau đó, các biểu hiện này sẽ quay trở lại.

Ngoài những cách điều trị trên, bạn có thể tham khảo áp dụng các bài thuốc nam để chữa bệnh cho bản thân. Bởi chúng cũng sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng mà bệnh gây ra. Hơn nữa, nó ít khi gây ra nhiều tác dụng phụ như thuốc tây, do đó an toàn để chữa trị cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, để những bài thuốc này có thể phát huy được tác dụng, bệnh nhân cần phải áp dụng trong thời gian dài và thường xuyên. Điều này cũng phần nào gây ra những bất tiện cho người bệnh trong quá trình điều trị.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh mề đay vật lý và cách điều trị. Vì mắc phải bất cứ chứng bệnh nào cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, cần phải có biện pháp điều trị sớm cho bản thân.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng nổi mề đay ở trẻ em

Khám phá bài thuốc thảo dược “đánh bay” mề đay mẩn ngứa ở trẻ em an toàn, không tái phát

Mề đay, mẩn ngứa không chỉ đem đến những cơn ngứa ngáy và cảm giác khó chịu cho trẻ nhỏ,...

Mẩn ngứa phát ban: nguyên nhân & hướng điều trị

Mẩn ngứa phát ban là tình trạng da liễu phổ biến, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mảng/...

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang đặc trị phong ngứa

Thảo dược Đông y “thổi bay” phong ngứa chỉ 1 liệu trình, không lo tái phát

Phong ngứa là bệnh lý về da phổ biến gặp phải ở 20% dân số Việt Nam. Bệnh gây ra...

Bấm huyệt chữa mẩn ngứa – những điều bạn chưa biết

Bên cạnh việc sử dụng thuốc bôi ngoài, bạn có thể áp dụng bấm huyệt chữa mẩn ngứa để điều...

Lá Tắm Rôm Sảy Thuốc Dân Tộc - Cứu Tinh Làn Da Ngứa Ngáy, Mẩn Đỏ

Lá Tắm Rôm Sảy Thuốc Dân Tộc – Cứu Tinh Làn Da Ngứa Ngáy, Mẩn Đỏ

Rôm sảy là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng điển hình như nổi mẩn li...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *