Bệnh viêm da dầu: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Viêm da dầu (viêm da tiết bã) là một dạng viêm da mạn tính do hoạt động của tuyến bã nhờn bị rối loạn. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cảm giác nhờn rít do lượng dầu dư thừa tiết quá nhiều khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Bệnh viêm da dầu (viêm da tiết bã) là gì?

Viêm da dầu hay còn được gọi là viêm da tiết bã (Seborrheic dermatitis), viêm da tiết bã nhờn (Seborrheic), chàm da mỡ (seborrheic eczema) là bệnh lý da liễu thường gặp do hoạt động của tuyến bã nhờn bị rối loạn. Bệnh làm xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như: da nổi mẩn đỏ, bong tróc vảy, ngứa… tại vùng da nhờn hoặc nhiều tuyến nang lông trên cơ thể như mặt, hai bên mũi, lông mày, tai, mí mắt và ngực…

Nguyên nhân gây viêm da dầu?

Hiện tại, giới chuyên môn vẫn chưa xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh viêm da dầu, chỉ biết bệnh có liên quan mật thiết đến các yếu tố sau:

  • Nấm men Malassezia – một loại nấm được tìm thấy trong dịch tiết dầu có trên da những người bệnh.
  • Phản ứng bất thường của hệ miễn dịch.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ:

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: người nhận ghép tạng và người nhiễm HIV / AIDS, người viêm tụy do rượu, mặc một số bệnh ung thư.
  • Rối loạn thần kinh: trầm cảm, Parkinson.
  • Căng thẳng.
  • Ảnh hưởng của thuốc.

Triệu chứng viêm da dầu

Người bị viêm da đầu thường xuất hiện các biểu hiện như sau:

Viêm da dầu ở trẻ em:

Viêm da dầu ở trẻ em (còn được gọi là bệnh “cứt trâu”) xuất hiện ở đối tượng trẻ em dưới 3 tháng tuổi và có xu hướng tự biến mất khi trẻ đạt 6 – 12 tháng tuổi với các đặc trưng như sau:

Viêm da dầu
Viêm da dầu ở trẻ em lan rông trên mặt.
  • Xuất hiện mảng vảy da dàu, nhờn, dính, lan tỏa và khó bong.
  • Trường hợp viêm da dầu nặng triệu chứng bệnh la đỏ toàn thân, đỏ da, nhiều vảy tiết, da vàng, ẩm và nhờn. Trong trường hợp này, bệnh được gọi bằng tên gọi khác là Leiner-Moussou.

Viêm da dầu ở người lớn:

Viêm da dầu ở người lớn khá ít gặp, bệnh phổ biến ở đối tượng vị thành niên và tỉ lệ ngày càng tăng ở đối tượng lớn hơn. Nam giới có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn so với nữ giới.

viêm da dầu vùng da đầu.
Hình ảnh người bị viêm da đầu vùng da đầu.
  • Ngứa hoặc đỏ da. Các vảy bong ra có thể có màu trắng hoặc hơi vàng, trông ẩm và nhờn.
  • Da nhờn và khô kết hợp
  • Da xuất hiện các nếp gấp dát đỏ dưới bẹn, vú, bộ phận sinh dục.

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn bị căng thẳng, và chúng có xu hướng bùng phát vào mùa khô, lạnh.

Triệu chứng của viêm da tiết bã có thể tương tự với nhiều bệnh da liễu khác. Do đó, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị chính xác vấn đề mắc phải.

Chẩn đoán viêm da dầu

Bệnh viêm da dầu được chẩn doán dựa vào đặc điểm lâm sàng. Một số chỉ định kiểm trả (nuôi cấy, nội soi trực tiếp) về sự hiện diện của Malassezia có thể cần thiết trong nhiều trường hợp. Bạn cũng có thể được chỉ định mô bệnh học, sinh thiết để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý da liễu khác như bệnh vảy nến, viêm da dị ứng (chàm)…

Điều trị viêm da dầu

Viêm da dầu thường tự hết hoặc hết do điều trị. Để khắc phục triệu chứng bệnh, bạn có thể sử dụng các loại thuốc sau đây:

Thuốc loại bỏ vảy

Các sản phẩm tại chỗ có chứa các hoạt chất như acid salicylic, acid lactic, urea, propylen glycol có tác dụng loại bỏ vảy vàng bám trên da, đồng thời làm sạch da.

Thuốc kháng viêm tại chỗ

Một số thuốc Corticosteroid như fluocinolone (Synalar, Capex), desonide (Desowen, Desonate), clobetasol (Clobex, Cormax) có tác dụng giảm sưng viêm, khắc phục tổn thương trên da như ngứa, đỏ… Tuy nhiên, thuốc chỉ nên được dùng điều trị ngắn hạn bởi chúng tiềm ẩn nguy cơ mắc phải tác dụng phụ như mỏng da, rạn da…

Thuốc chống nấm tại chỗ

Các loại thuốc chống nấm tại chỗ ciclopirox, ketoconazol dạng kem bôi hoặc dầu gội (dùng cho viêm da dầu tại da đầu) được chỉ định để tiêu diệt nấm gây bệnh. Trong trường hợp vi nấm kháng nhóm thuốc chống nấm azol, bạn có thể dùng sản phẩm chứa selenium sulphid hoặc kẽm pyrithion thay thế.

điều trị viêm da dầu
Sử dụng thuốc kháng nấm tại chỗ để tiêu diệt nấm gây bệnh hiệu quả.

Thuốc chống nấm đường uống

Thuốc được chỉ định khi thuốc chống nấm dạng bôi không phát huy tác dụng hoặc tác dụng chậm. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn tối ưu bởi thuốc dạng uống tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm phát sinh tác dụng phụ.

Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ

Đây là giải pháp điều trị ngắn hạn và thay thế khi corticosteroid không phát huy tác dụng. Một số sản phẩm thuộc nhóm trên như kem pimecrolimus, mỡ tacrolimus được xem là ít gây tác dụng phụ hơn so với khi điều trị bằng corticosteroid. Tuy nhiên, đây không phải là chọn lựa ưu tiên bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã tìm thấy một số mối liên quan giữa thuốc với bệnh ung thư.

Các trường hợp bệnh nghiêm trọng, nhiễm trùng có thể được chỉ định thêm thuốc kháng sinh, itraconazol uống, liệu pháp ánh sáng.

Lối sống và biện pháp khắc phục viêm da dầu tại nhà

Viêm da dầu có thể được kiểm soát và cải thiện bằng biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Sử dụng dầu gội dược liệu:

Đối với trường hợp viêm dầu khu vực đầu, bạn nên dùng dầu gội trị viêm da dầu chứa các hoạt chất sau:

  • Kẽm Pyrithione (Head & Shoulders, Dermazinc)
  • Ketoconazole (Nizoral AD)
  • Selenium sulfide (Selsun Blue)
  • Tar (DHS Tar, Neutrogena T / Gel)
  • Axit salicylic (Neutrogena T / Sal).

Vệ sinh cơ thể hằng ngày

Đây là điều cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus. Làm sạch cơ thể hằng ngày cũng đồng thời giúp bạn loại bỏ dầu nhờn dư thừa, cải thiện triệu chứng khó chịu.

Dưỡng ẩm hằng ngày

Dưỡng ẩm da là biện pháp giúp kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn. Khi da được nuôi dưỡng đủ độ ẩm, tuyến bã nhờn sẽ hạn chế tiết lượng dầu thừa. Bạn nên chọn cho mình các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ, ít thành phần kích ứng da, không hương liệu để bảo vệ da và cải thiện triệu chứng bệnh viêm da dầu.

Hạn chế dùng mỹ phẩm, chất tẩy rửa mạnh

Trong thời gian bị viêm da dầu, người bệnh cần hạn chế dùng mỹ phẩm, các sản phẩm tẩy rửa mạnh để tránh tình trạng da bị kích ứng nghiêm trọng.

Ăn uống khoa học và lành mạnh

Chế độ ăn uống cần đảm bảo đầy đủ các chất, đặc biệt là vitamin và chất khoáng. Bạn có thể bổ sung hàm lượng chất trên trong các thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng như thịt đỏ, cá, tôm, rau củ tươi… Kiêng đồ ăn cay, nóng, thực phẩm chiên rán bởi đây là những tác nhân khiến cho tuyến bã nhờn tăng cường hoạt động.

Viêm da dầu là bệnh mang tính chất mãn tính nên khó có thể điều tri tận gốc. Các giải pháp điều trị hiện nay chủ yếu hướng đến việc cải thiện triệu chứng và phòng ngừa bùng phát. Tuân thủ cá biện pháp điều trị sẽ giúp bệnh ổn định trong thời gian dài.

Bệnh viêm da dầu có chữa khỏi được không, bằng cách nào?

Viêm da dầu hay còn gọi là viêm da tiết bã nhờn - là bệnh da liễu có liên quan đến rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn. Bạn...

Viêm da tiết bã nhờn ở mặt: Cách điều trị và ngăn ngừa tái phát

Viêm da tiết bã nhờn ở mặt là tình trạng da liễu có liên quan đến rối loạn tuyến bã...

Những loại dầu gội trị viêm da tiết bã được nhiều người sử dụng

Viêm da tiết bã da đầu là tình trạng viêm mãn tính với đặc trưng là da đầu xuất hiện...

Bật mí công dụng của nha đam trong điều trị viêm da tiết bã

Nhờ tính kháng viêm, kháng khuẩn và có độ an toàn cao, nha đam là một loại dược liệu có...

viêm da tiết bã uống thuốc gì

Bị viêm da tiết bã nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Đối với bệnh viêm da tiết bã, khi tổn thương trở nên nặng nề, ngứa ngáy nhiều hay có bội...

Phương pháp chữa viêm da tiết bã bằng Đông y cổ truyền

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y, nhiều người bệnh đã tận dụng các dược liệu tự nhiên để...