10 bệnh phụ khoa nguy hiểm – Có thể gây vô sinh, ung thư
Theo kết quả thống kê, có 70% trường hợp mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Những bệnh lý này không chỉ làm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe tổng thể của nữ giới mà còn làm phát sinh biến chứng vô sinh, ung thư và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
10 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây vô sinh, ung thư
Bệnh phụ khoa là một thuật ngữ chỉ những bệnh lý, vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục của nữ giới, bao gồm:
- Âm hộ gồm vùng tiền đình, môi bé, môi lớn… là những phần bên ngoài có thể quan sát được.
- Âm đạo, tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng, hệ thống dây chằng… là những phần có thể được cảm nhận và quan sát thông qua quá trình thăm khám bằng tay, bằng mỏ vịt và siêu âm.
Bệnh phụ khoa phát sinh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của nữ giới và khiến bệnh nhân có cảm giác khó chịu bởi các triệu chứng bất thường xảy ra ở bộ phận sinh dục. Hơn thế nếu mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm, nữ giới còn có nguy cơ mắc chứng vô sinh, tính mạng bị đe dọa bởi bệnh tiến triển thành ung thư.
Cụ thể các bệnh phụ khoa nguy hiểm thường gặp:
1. Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh phụ khoa nguy hiểm thường gặp. Đặc biệt là nữ giới đang trong độ tuổi sinh đẻ và những người đã có gia đình. Theo cấu tạo sinh học, cổ tử cung gồm cổ ngoài (cổ tử cung ngoài) và cổ trong (cổ tử cung trong).
Cổ tử cung ngoài được lát bởi biểu mô lát tầng và có thể quan sát được bằng mắt khi đặt mỏ vịt. Đối với cổ tử cung trong, bộ phận này được bao phủ và che chắn bởi lớp tế bào tuyến, không thể quan sát thông qua mỏ vịt.
Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào tuyến tồn tại trong ống cổ tử cung bị tổn thương và lan rộng ra phía ngoài. Tổn thương phát triển đến bề mặt cổ tử cung khiến dịch tiết âm đạo tăng bất thường. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và phát sinh viêm nhiễm của các loại vi khuẩn gây hại. Cuối cùng hình thành bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Các nguyên nhân thường gặp khiến lộ tuyến cổ tử cung bị viêm
- Bộ phận sinh dục không được chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ hoặc vệ sinh sai cách.
- Nội tiết tố estrogen tăng đột biến.
- Nữ giới phá thai nhiều lần.
- Quan hệ tình dục bừa bãi hoặc không dùng biện pháp bảo vệ khi tham gia vào các hoạt động tình dục.
Một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
- Khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường khiến vùng kín ẩm ướt và ngứa ngày
- Khí hư đổi màu và có mùi hôi
- Tiểu rắt, tiểu nhiều và đau khi đi tiểu
- Đau vùng âm đạo, đau âm hộ, đau bụng dưới, đau vùng thắt lưng và đau khi quan hệ tình dục
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Biến chứng từ bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
- Vô sinh
- Viêm các cơ quan lân cận như viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung…
- U xơ, u nang
- Ung thư ở trường hợp nặng.
2. Bệnh viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu là một bệnh lý liên quan đến tình trạng nhiễm trùng dẫn đến viêm cơ quan sinh sản của nữ giới. Tình trạng này gây ra bởi những vấn đề, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
Bệnh viêm vùng chậu xảy ra khi vi khuẩn từ cổ tử cung và âm đạo sinh sôi và di chuyển đến ống dẫn trứng buồng trứng hoặc cổ tử cung. Bệnh lý này xuất hiện ở nữ giới có kinh và nữ giới đang trong độ tuổi hoạt động tình dục.
Nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới bị viêm vùng chậu
- Không thường xuyên vệ sinh vùng kín, đặc biệt là trong những ngày có kinh nguyệt.
- Nhiễm trùng sau khi nạo phá thai.
- Nhiễm trùng sau sinh.
- Do vi khuẩn lây lan, tổn thương và viêm nhiễm từ các bộ phận khác.
Khi bị viêm vùng chậu, nữ giới sẽ nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây xuất hiện
- Đau hoặc gặp nhiều khó khăn trong việc đi tiểu
- Đau ở vùng xương chậu, vùng bụng dưới và đau lưng
- Chảy máu tử cung bất thường, nhất là sau hoặc trong khi quan hệ tình dục, chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt
- Dịch âm đạo bất thường, chuyển sang màu xám lục, màu xanh hoặc màu trắng dục
- Khí hư tiết ra nhiều và có mùi hôi khó chịu
- Sốt
- Cơ thể mệt mỏi
- Nôn mửa.
Các biến chứng của bệnh viêm vùng chậu
- Vô sinh nếu bệnh viêm vùng chậu chuyển thành bệnh mạn tính
- Mang thai ngoài tử cung
- Viêm phúc mạc ổ bụng
- Tắc ruột
- Áp xe buồng trứng hoặc áp xe ống dẫn trứng.
3. Bệnh viêm buồng trứng
Viêm buồng trứng là tình trạng buồng trứng bị viêm do sự tác động của một hoặc nhiều chứng viêm ở những cơ quan, bộ phận lân cận gây ra. Hiện tượng dính buồng trứng có thể phát sinh trong thời gian bị viêm buồng trứng. Ngoài ra bệnh còn gây tắc ống dẫn trứng và dẫn đến biến chứng vô sinh.
Mặt khác, bệnh viêm buồng trứng thường không được phát hiện kịp thời hoặc gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nguyên nhân là do những triệu chứng của bệnh tương tự như triệu chứng viêm ống dẫn trứng và viêm túi mật cấp tính. Vì thế nữ giới cần nhờ đến sự chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa ngay khi các dấu hiệu bất thường xuất hiện.
Bệnh viêm buồng trứng xuất hiện do một số nguyên nhân sau
- Nữ giới bị sảy thai hoặc vừa trải qua thời gian sinh nở khiến sức đề kháng suy yếu, viêm nhiễm tử cung, viêm nhiễm âm đạo và lan rộng đến buồng trứng, ống dẫn trứng và gây viêm.
- Đặt vòng tránh thai sai cách, nạo quá thai, sau quá trình tiểu phẫu bệnh.
- Không giữ gìn vệ sinh cá nhân hoặc chưa biết cách chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ vùng kín khi có kinh hoặc hoạt động tình dục không lành mạnh, hoạt động tình dục khi đang có kinh.
- Mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
- Nữ giới bị viêm nhiễm các cơ quan lân cận như viêm ống dẫn trứng, viêm vùng chậu.
- Song cầu khuẩn di chuyển đến bờ niêm mạc và gây bệnh do quan hệ không an toàn.
Để nhận biết bệnh viêm buồng trứng, nữ giới có thể dựa vào một số dấu hiệu sau
Viêm buồng trứng cấp tính
- Đau bụng
- Đau vùng xương hông
- Sốt
- Có cảm giác sưng hậu môn
- Khi kiểm tra phụ khoa nhận thấy phần phụ sưng nề, khí hư có màu vàng và xuất hiện cơn đau.
Viêm buồng trứng mãn tính
- Có cảm giác sưng hậu môn
- Tinh thần bất ổn
- Toàn thân mệt mỏi
- Kinh nguyệt ra nhiều và vón cục
- Đau hoặc khó đi tiểu
- Chảy máu tử cung bất thường
- Dịch âm đạo bất thường, thay đổi màu sắc
- Khí hư tiết ra nhiều và có mùi hôi khó chịu
- Sốt
- Nôn mửa
- Kết quả kiểm tra phụ khoa cho thấy nữ giới có cảm giác đau dữ dội ở dưới hông, đau quặn ở phần phụ
- Siêu âm không thấy dấu hiệu bất thường, trừ trường hợp có u nang hình thành trong buồng trứng và ống dẫn trứng hoặc tích nước trong ống dẫn trứng.
Biến chứng của bệnh viêm buồng trứng
- Gây vô sinh – hiếm muộn
- Hình thành khối u ác tính dẫn đến ung thư phần phụ và ung thư buồng trứng
- Tắc nghẽn hoặc dính buồng trứng
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và tinh thần.
4. U xơ cổ tử cung
U xơ cổ tử cung là bệnh phụ khoa nguy hiểm. Bệnh thể hiện cho hiện tượng các khối u hình thành và phát triển từ tử cung. Trong đó khối u có thể phát triển mạnh, lồi ra bên ngoài hoặc phía trong bề mặt tử cung, cũng có thể tiến triển trong thành tử cung.
Tùy thuộc vào từng yếu tố tác động, trong tử cung có thể xuất hiện một khối u hoặc nhiều khối u hình thành và liên kết lại thành đám. Các khối u phát triển với nhiều kích thước khác nhau, thường dao động trong khoảng 10 – 20cm, nhiều trường hợp khối u phát triển với kích thước to hơn. Bệnh xảy ra phổ biến ở phụ nữ trên 50 tuổi.
Một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh bệnh u xơ cổ tử cung
- Sinh đẻ hoặc do phá thai nhiều lần, quan hệ tình dục sớm và thường xuyên cổ tử cung chưa lành hẳn dẫn đến tổn thương và gây bệnh.
- Viêm nhiễm phụ khoa lâu ngày không được kiểm soát và điều trị.
- Viêm loét cổ tử cung lâu ngày.
- Rối loạn nội tiết tố, mất cân bằng nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể.
Những triệu chứng thường gặp của bệnh u xơ cổ tử cung:
- Âm đạo ra máu bất thường
- Khí hư loãng như nước
- Triệu chứng thiếu máu (thường xuyên mệt mỏi, da xanh xao…)
- Đau âm ỉ hoặc có cảm giác khó chịu ở vùng bụng dưới, nhất là khi khối u phát triển và có kích thước to
- Đi tiểu thường xuyên
- Đau tức khi tham gia hoạt động tình dục
- Sờ thấy khối u hình thành ở hạ vị (vùng bụng dưới rốn).
Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị u xơ cổ tử cung
- Rối loạn tâm lý và sinh hoạt do khối u phát triển gây chướng bụng kèm theo cảm giác đau đớn âm ỉ, khí hư tiết ra nhiều, mủ ra ngoài bằng đường âm đạo, bong tróc nội mạc
- Thiếu máu do xung huyết nặng từ hiện tượng bong tróc lớp nội mạc
- Khoang tử cung co hẹp lại
- Nhiễm khuẩn, viêm ống dẫn trứng, viêm niêm mạc tử cung
- Sảy thai
- Viêm niêm mạc tử cung ở thời kỳ hậu sản
- Vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.
ĐỌC NGAY: U xơ tử cung có nguy hiểm không? Biến chứng gì?
5. Tắc vòi trứng
Vòi trứng (ống dẫn trứng) là bộ phận quan trọng do có chức năng dẫn noãn từ buồng trứng di chuyển đến tử cung, một đầu thông với buồng trứng và một đầu hở mở vào ổ bụng. Đây là vị trí tinh trùng của nam và trứng của nữ gặp nhau để thực hiện quá trình thụ tinh. Tắc vòi trứng được xác định là tình trạng dính tắc, chít hẹp, làm cản trở nghiêm trọng đến quá trình di chuyển của trứng về tử cung.
Tắc vòi trứng là nguyên nhân hàng đầu khiến nữ giới bị vô sinh hiếm muộn. Vì thế bệnh lý này được xếp vào danh sách các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Kết quả thống kê cho thấy có 40% trường hợp viêm ống dẫn trứng và tắc vòi trứng mang thai ngoài tử cung, vô sinh – hiếm muộn.
Tắc vòi trứng xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Quan hệ tình dục thô bạo hoặc quan hệ tình dục không an toàn khiến tử cung hoặc âm đạo bị tổn thương dẫn đến viêm tắc vòi trứng.
- Nữ giới bị sảy thai nhiều lần hoặc có tiền sử nạo hút thai.
- Nữ giới có tiền sử bị nhiễm các bệnh xã hội như nhiễm Chlamydia, bệnh lậu.
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ.
- Nhiễm khuẩn tử cung, nhiễm khuẩn âm đạo – âm hộ.
Dấu hiệu nhận biết hiện tượng tắc vòi trứng
- Đau bụng
- Đau lưng
- Bụng sưng cứng kèm theo triệu chứng tiểu gấp, tiểu liên tục
- Kinh nguyệt không đều
- Tăng tiết dịch âm đạo
- Có cảm giác và đau khi quan hệ tình dục
- Cơ thể mệt mỏi
- Chức năng tiêu hóa bị rối loạn.
Biến chứng nghiêm trọng từ tình trạng tắc vòi trứng
- Mang thai ngoài tử cung
- Vô sinh, hiếm muộn.
6. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng được xác định là các khối u của buồng trứng, có thể phát sinh ở nhiều lứa tuổi, bao gồm u thứ phát hình thành do di căn từ các cơ quan khác đến buồng trứng và u nguyên phát. Đối với u nguyên phát, khối u có thể được chia thành nhiều loại tùy theo tính chất. Cụ thể: U dạng nang, u dạng đặc và u hỗn hợp.
U nang buồng trứng thường tiến triển âm thầm, không phát sinh triệu chứng. Hầu hết bệnh được phát hiện là do bệnh nhân thực hiện chẩn đoán hình ảnh hoặc khám phụ khoa do các bệnh lý khác. Thông thường khối u có thể tự biến mất. Tuy nhiên ở một số trường hợp khối u có thể chuyển sang ác tính và nhanh chóng phát triển.
Đối với u buồng trứng, những diễn tiến dưới đây có thể xảy ra:
- Kích thước khối u không biến đổi
- Khối u biến mất
- Khối u phát triển và ngày càng gia tăng kích thước, khi đó bụng bệnh nhân to dần kèm theo chứng tiêu chảy, bí tiểu, đau bụng dưới
- Khối u gây ra nhiều biến chứng như vỡ nang, xoắn nang, nhiễm khuẩn nang, chảy máu trong nang, ung thư…
Nguyên nhân gây u nang buồng trứng
- Nhiễm trùng vùng chậu
- Phụ nữ mang thai
- Lạc nội mạc tử cung
- Sử dụng thuốc hỗ trợ rụng trứng, có vấn đề về hormone.
U nang buồng trứng được nhận biết với các dấu hiệu sau:
- Đau vùng chậu
- Bụng phình to kèm theo chứng tiêu chảy, bí tiểu, đau bụng dưới
- Có cảm giác căng tức, nặng vùng bụng dưới
- Đau khi giao hợp
- Tăng cân không rõ nguyên nhân
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Đau trong kì kinh nguyệt.
Biến chứng từ u nang buồng trứng
- Xoắn nang
- Vỡ nang buồng trứng
- U nang buồng trứng xuất huyết
- Có thai kèm u nang buồng trứng
- Sảy thai, sinh non, khó đẻ
- Vô sinh
- Ung thư hóa.
7. Bệnh viêm nội mạc cổ tử cung
Viêm nội mạc cổ tử cung là bệnh phụ khoa nguy hiểm cần chú ý điều trị. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng viêm nhiễm xảy ra bên trong buồng trứng tử cung.
Viêm nội mạc cổ tử cung xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập hoặc lây lan và gây viêm nhiễm từ dưới bào bên trong
- Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung không được chữa khỏi hoàn toàn
- Nhiễm khuẩn sau sảy thai, bế sản dịch, sinh nở bị sót nhau…
Dấu hiệu nhận biết là triệu chứng viêm nội mạc cổ tử cung
- Đau bụng dữ dội trước và sau chu kỳ kinh nguyệt
- Đau nhiều khi giao hợp
- Đau buốt đường tiết niệu
- Cơ thể mệt mỏi
- Nôn mửa, táo bón, tiêu chảy
- Khi hư ra nhiều, có lẫn mủ.
Viêm nội mạc cổ tử cung thường gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị, gồm:
- Nhiễm khuẩn huyết
- Viêm phần phụ
- Dính tử cung, dính tắc vòi trứng
- Vô sinh.
8. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn và là một bệnh phụ khoa nguy hiểm thường gặp. Theo sinh lý bình thường, các mô đáng lẽ phải phát triển bình thường trong tử cung nhưng do một số nguyên nhân tác động, những mô này bị lạc và được tìm thấy ở những cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể.
Những mô bị lạc có thể có chức năng hoặc có đáp ứng khác so với những mô phát triển bình thường trong tử cung. Phần lớn các trường hợp lạc nội mạc tử cung được xác định ở vùng chậu, gồm: Buồng trứng, mặt sau của tử cung, ống dẫn trứng, trên mô nâng đỡ tử cung, bàng quang và đường tiêu hóa dưới.
Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung
Cho đến hiện tại nguyên nhân khiến bệnh lạc nội mạc tử cung hình thành và phát triển vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên một số cơ chế dưới đây có thể thúc đẩy quá trình hình thành bệnh:
- Sự biến đổi của tế bào phúc mạc do các yếu tố miễn dịch hoặc do hormone
- Kinh nguyệt bị trào ngược
- Sự biến đổi của tế bào phôi
- Sẹo do phẫu thuật
- Tế bào lạc nội mạc tử cung di chuyển
- Bất thường về hệ miễn dịch.
Lạc nội mạc tử cung gây ra các triệu chứng khó chịu sau:
- Đau ở vùng chậu, đặc biệt là trong những ngày hành kinh, mức độ nghiêm trọng tăng dần theo thời gian
- Đu khi giao hợp
- Đau khi di chuyển hoặc đi tiểu
- Chảy máu ồ ạt ở giữa các chu kỳ hành kinh hoặc khi hành kinh
- Tiêu chảy, táo bón
- Buồn nôn
- Cơ thể mệt mỏi
- Vô sinh.
Biến chứng của lạc nội mạc tử cung
- Vô sinh
- U lạc nội mạc tử cung
- Ung thư buồng trứng.
9. Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung là tình trạng cổ tử cung bị lở loét, viêm, sưng do các tác nhân như ký sinh trùng, nấm và vi khuẩn xâm nhập. Bệnh lý này được chia thành 2 thể dựa vào mức độ nghiêm trọng. Bao gồm: Viêm cổ tử cung cấp tính và viêm cổ tử cung mãn tính. Trong trường hợp không kịp thời phát hiện và chữa trị, bệnh viêm cổ tử cung cấp tính sẽ tiến triển thành bệnh cảnh mạn tính và gây nguy hiểm.
Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung
- Quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục thô bạo, quan hệ với người đang nhiễm bệnh xã hội)
- Viêm âm đạo kéo dài và không được điều trị
- Dị ứng với bao cao su, dung dịch vệ sinh cá nhân…
- Nạo phá thai
- Quan hệ tình dục nhiều lần hoặc quan hệ quá sớm
- Vệ sinh cá nhân và vệ sinh vùng kín kém
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi.
Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng thường gặp của bệnh viêm cổ tử cung
- Đau buốt khi tiểu tiện
- Ngứa và có cảm giác đau tại âm đạo
- Đau rát khi tham gia vào các hoạt động tình dục
- Ra khí hư bất thường, khí hư chuyển sang màu xám nhạt, trắng đục hoặc màu vàng
- Xuất huyết âm đạo bất thường, điển hình như ra máu giữa những chu kỳ kinh nguyệt, ra máu sau khi giao hợp.
Bệnh viêm cổ tử cung có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:
- Vô sinh – hiếm muộn
- Ung thư cổ tử cung
- Viêm cơ quan sinh dục nữ: Viêm nội mạc tử cung, viêm tiểu cung, tắc vòi trứng, viêm vùng chậu, viêm phần phụ…
- Ảnh hưởng đến thai nhi khi mắc bệnh trong thời kỳ mang thai.
10. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo xảy ra khi có sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn và nhiều tác nhân gây bệnh (nấm men, tạp khuẩn, ký sinh trùng, trùng roi…). Bệnh thể hiện cho tình trạng nhiễm khuẩn và viêm âm đạo, đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy và đau rát vùng kín, dịch tiết có mùi hôi khó chịu.
Đa số trường hợp viêm âm đạo không gây biến chứng nguy hiểm, không phát sinh tổn thương vĩnh viễn và có thể được chữa khỏi bằng nhiều phương pháp nếu sớm phát hiện, chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Tuy nhiên nếu chữa trị sai cách hoặc chậm trễ trong quá trình điều trị, bệnh viêm âm đạo có thể có thể tiến triển, tăng mức độ nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó có tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.
Nguyên nhân gây viêm âm đạo
- Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn
- Nhiễm trùng Trichomonas
- Nhiễm nấm men
- Bệnh lậu
- Không giữ gìn vệ sinh vùng kín, vệ sinh cá nhân
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách khiến niêm mạc âm đạo bị kích thích và viêm. Điển hình như: Sử dụng thuốc xịt âm đạo, sản phẩm tẩy rửa, dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc các sản phẩm vệ sinh khác có tính tẩy rửa mạnh, có thói quen thụt rửa âm đạo
- Teo âm đạo ở phụ nữ mãn kinh
- Hoạt động tình dục không lành mạnh
- Mất cân bằng nội tiết tố
- Lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc steroid
- Ngừa thai bằng dụng cụ tử cung
- Mặc quần lót ẩm hoặc quá chật
- Bị lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục.
Các triệu chứng và dấu hiệu bệnh viêm âm đạo
- Đi tiểu đau
- Đau khi quan hệ tình dục
- Âm đạo bị kích thích hoặc ngứa ngáy
- Ra nhiều khí hư, khí hư thay đổi mùi và thay đổi màu sắc
- Khí hư đặc hoặc lỏng như nước
- Xuất hiện nhiều bọt khí nhỏ li ti, bọt khí hư loãng
- Chảy máu âm đạo bất thường.
Biến chứng nguy hiểm từ bệnh viêm âm đạo
- Vô sinh, hiếm muộn
- Viêm nội mạc tử cung
- Viêm nhiễm vùng chậu
- Biến chứng trong giai đoạn thai kỳ (viêm màng ối, sảy thai, hỏng thai, giảm sức khỏe của trẻ sau sinh…)
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm khác.
Cách xử lý khi mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm
Để đảm bảo an toàn, nữ giới nên tiến hành thăm khám phụ khoa nếu có nghi ngờ mắc bệnh hoặc khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm phát hiện bệnh lý, điều trị đúng cách. Từ đó giúp phòng ngừa biến chứng vô sinh và tránh các bệnh phụ khoa nguy hiểm phát triển thành ung thư, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Ngoài ra nữ giới nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa nếu nhận thấy nhiều dấu hiệu bất thường xuất hiện, có mức độ nghiêm trọng cao. Cụ thể:
- Ngứa ngáy và đau rát vùng kín
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Khí đổi màu, có mùi hôi tanh hoặc ra nhiều hơn so với bình thường
- Thường xuyên đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu
- Đau khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.
Bài viết đã tổng hợp 10 bệnh phụ khoa nguy hiểm thường gặp có thể gây ung thư và gây vô sinh – hiếm muộn. Để phòng ngừa mắc bệnh và tránh phát sinh biến chứng, nữ giới cần lưu ý giữ gìn vệ sinh vùng kín, chăm sóc bộ phận sinh dục đúng cách, khám sức khỏe định kỳ, sinh hoạt điều độ và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn tuyệt đối không nên chủ quan trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh để tránh bệnh phát triển gây biến chứng.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh phụ khoa thường gặp ở tuổi dậy thì và cách xử lý
- Khám phụ khoa ở bệnh viện nào tốt nhất hiện nay?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!