Thuốc Vesicare: Công dụng, liều dùng và cách sử dụng

Thuốc Vesicare thường được sử dùng trong điều trị tiểu són, chữa hội chứng bàng quang tăng hoạt động và một số bệnh lý khác liên quan đến đường tiết niệu. Đây là sản phẩm của công ty Astellas Pharma Europe B.V. – Hà Lan.

Vesicare
Thông tin về thành phần, công dụng, liều dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Vesicare

  • Tên chung: Solifenacin
  • Nhóm thuốc: Thuốc đối kháng thụ thể muscarinic, thuốc chống co thắt
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim

Thông tin về thuốc Vesicare

1. Thành phần

Thuốc Vesicare là sự kết hợp giữa hoạt chất Solifenacin succinate và lượng tá dược vừa đủ cho một viên nén, bao gồm:

  • Hoạt thạch
  • Bột ngô
  • Monohydrat lactose
  • Magiê stearate
  • Polyethylen glycol 8000
  • Hypromellose 2910
  • Titan dioxide
  • Oxit sắt màu vàng đối với viên VESIcare 5 mg và oxit sắt đỏ đối với viên VESIcare 10 mg.

2. Công dụng

Thuốc Vesicare có công dụng làm giảm quá trình co thắt đường tiết niệu, đồng thời điều trị và ngăn ngừa tình trạng bàng quang hoạt động quá mức (hội chứng bàng quang tăng động). Thuốc hoạt động bằng cách xoa dịu, thư giãn các cơ trong bàng quang và giúp kiểm soát nhanh quá trình đi tiểu.

Ngoài ra thuốc còn có tác dụng ngăn ngừa và điều trị một số triệu chứng sau:

  • Tiểu són (tiểu không tự chủ)
  • Thường xuyên đi tiểu
  • Rò rỉ nước tiểu, tiểu gấp không thể kiểm soát.

Lưu ý: Thuốc có thể được sử dụng cho những trường hợp bệnh khác không được liệt kê trong bài viết. Do đó, nếu có thắc mắc về vấn đề này, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ để được giải đáp.

3. Chống chỉ định

Thuốc Vesicare chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người có tiền sử bị dị ứng với thuốc đối kháng thụ thể muscarinic hoặc các loại thuốc chống co thắt khác
  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Solifenacin succinate hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Những người có tiền sử, có nguy cơ hoặc đang mắc phải những bệnh lý sau: Bí tiểu, tắc nghẽn bàng quang, tăng nhãn áp góc hẹp, ứ động dạ dày – ruột, hội chứng to đại tràng nhiễm độc
  • Bệnh nhân bị suy gan từ trung bình đến nặng
  • Bệnh nhân bị suy thận nặng
  • Những người đã từng điều trị bệnh gan, bệnh thận với ketoconazol hoặc một chất ức chế CYP3A4 mạnh khác
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú
  • Trẻ em dưới 18 tuổi.

4. Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Thuốc Vesicare là viên nén được sử dụng thông qua đường uống. Khi dùng thuốc, người bệnh cần uống trọn một viên cùng với một ly nước đầy. Không nên tự ý phá vỡ, bổ đôi hoặc tán nhuyễn thuốc trước khi sử dụng, đồng thời không nhai thuốc trước khi nuốt. Ngoài ra người bệnh có thể dùng thuốc cùng với thức ăn hoặc không.

Liều dùng

Thuốc Vesicare được khuyến cáo dùng 5mg/ngày/lần. Nếu cơ thể dung nạp tốt, bệnh tình có sự cải tiến, người bệnh có thể tăng liều dùng lên 10mg/ngày/lần.

Liều dùng thuốc Vesicare
Liều dùng thuốc Vesicare

Thông tin cụ thể về liều dùng như sau:

Liều dùng cho chứng tiểu không tự chủ

  • Liều khởi đầu: Dùng 5mg/ngày/lần
  • Liều duy trì: Dùng từ 5 – 10mg/ngày/lần.

Liều dùng cho chứng đi tiểu thường xuyên 

  • Liều khởi đầu: Dùng 5mg/ngày/lần
  • Liều duy trì: Dùng từ 5 – 10mg/ngày/lần.

Lưu ý:

  • Liều dùng thuốc cần có sự theo dõi và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa
  • Đối với bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận từ vừa đến nặng, bạn không được dùng quá 5mg/lần/ngày
  • Đối với bệnh nhân đang sử dụng thuốc ketoconazole hoặc một số loại thuốc ức chế CYP450 3A4 khác như: Ritonavir, Nelfinavir, Itraconazole… bạn không được dùng quá 5mg/lần/ngày.

5. Bảo quản

Người dùng nên bảo quản thuốc Vesicare trong bao bì kín và ở nhiệt độ trong phòng (nhiệt độ từ 15 – 30 độ C). Không bảo quản thuốc trong ngăn đá, không để thuốc trong nhà tắm và những nơi ẩm ướt khác. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh cho thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thú nuôi và tầm tay trẻ em.

Trong trường hợp thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc người bệnh đã ngưng sử dụng thuốc, bạn cần hỏi ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách xử lý thuốc an toàn. Bạn không nên tự ý vứt thuốc vào nhà tắm, bỏ thuốc qua ống dẫn nước hoặc vứt thuốc ra ngoài môi trường tự nhiên trừ khi có yêu cầu.

Tham khảo thêm: Thuốc Hapenxin có chứa thành phần gì? Liều dùng ra sao?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Vesicare

1. Khuyến cáo khi dùng

Người bệnh không nên sử dụng thuốc Vesicare quá số liều quy định. Trẻ em, người cao tuổi, những người bị suy gan, suy thận muốn sử dụng thuốc cần có sự theo dõi và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi tỉ lệ xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng ở những đối tượng này cao hơn rất nhiều so với người bình thường.

Ngoài ra trước khi sử dụng thuốc và trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa
  • Không dùng thuốc khi thuốc đã quá hạn sử dụng
  • Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai, phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc, bạn chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết. Đồng thời hãy trao đổi với bác sĩ về lợi ích và những rủi ro khi sử dụng thuốc Vesicare
  • Trước khi sử dụng thuốc, hãy chia sẻ với bác sĩ nếu bạn có tiền sử hoặc đang có bất kỳ vấn đề nào về dạ dày, đường ruột, táo bón; có dòng nước tiểu yếu hoặc rất khó khăn để làm trống bàng quang
  • Những người đang gặp các vấn đề về thận, gan, tim hoặc QT kéo dài cần thận trọng khi sử dụng thuốc
  • Hãy liệt kê và cho bác sĩ biết tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Bao gồm thuốc chữa bệnh theo toa, thuốc không theo toa, các loại vitamin, chất bổ sung, thực phẩm chức năng và các loại thảo dược
  • Thuốc có khả năng gây buồn ngủ và làm mờ mắt. Do đó trong thời gian dùng thuốc, người bệnh cần tránh lái xe hoặc vận hành máy móc
  • Dùng thuốc cùng với rượu và cần sa sẽ khiến cơn buồn ngủ của bạn trở nên tồi tệ hơn
  • Nếu bị dị ứng với Solifenacin succinate hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng
  • Trước khi quyết định sử dụng thuốc, hãy nói với bác sĩ hoặc dược sĩ về tiền sử mắc bệnh, tình trạng sức khỏe ở hiện tại của bạn và gia đình, đặc biệt là: Các vấn đề về bàng quang, bàng quang tắc nghẽn, bí tiểu, tắc nghẽn đường ruột hoặc tắc nghẽn dạ dày, viêm loét đại tràng hoặc các bệnh lý khác liên quan đến đường ruột, tăng nhãn áp góc hẹp, tuyến tiền liệt mở rộng, bệnh thần kinh…
  • Thuốc có khả năng ngăn chặn quá trình đổ mồ hôi của bạn khiến cơ thể dễ bị say nắng hơn bình thường. Do đó, bạn cần mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, uống nhiều nước và chăm chỉ tập thể dục để tránh khỏi tình trạng say nắng.

2. Tác dụng phụ

Trong quá trình chữa bệnh với Vesicare, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải những tác dụng phụ sau:

  • Khô miệng
  • Khô mắt
  • Mờ mắt
  • Đầy hơi
  • Ợ nóng
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Buồn ngủ kéo dài
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Đau dạ dày
  • Táo bón.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc Vesicare
Đau đầu là tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Vesicare

Nếu bất kì tác dụng phụ nào có trong danh sách trên xuất hiện trong một thời gian dài hoặc thường xuyên lặp lại, bạn nên ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ để được khắc phục. Ngoài ra, người bệnh cần gọi đến Trung tâm y tế hoặc đến ngay những bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ và cấp cứu kịp thời khi gặp những tác dụng phụ nghiêm trọng sau:

  • Đau bụng dữ dội
  • Tiêu chảy
  • Tình trạng táo bón xuất hiện trên 3 ngày
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng thận như: Thường xuyên đi tiểu, nước tiểu lẫn máu, sốt cao, nóng rát hoặc cảm giác đau khi tiểu…
  • Đi tiểu khó khăn
  • Đau bàng quang
  • Xuất hiện ảo giác
  • Dễ bị nhầm lẫn
  • Mắt đỏ hoặc đau
  • Mắt mờ nghiêm trọng
  • Xuất hiện phản ứng dị ứng
  • Phát ban
  • Ngứa ngáy
  • Toàn bộ vùng mắt, môi, lưỡi, cổ họng có dấu hiệu phù nề
  • Chóng mặt nghiêm trọng
  • Mất thăng bằng
  • Cơ thể suy yếu và luôn trong tình trạng mệt mỏi
  • Sưng chân
  • Nhịp tim không đều hoặc chậm hơn so với bình thường
  • Khó thở
  • Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Cơ, khớp, lưng hoặc toàn bộ cơ thể có dấu hiệu đau nhức
  • Dễ cáu giận
  • Luôn có cảm giác hồi hộp
  • Xuất hiện hạch ở cổ
  • Viêm họng, khó nuốt.

3. Tương tác thuốc

Quá trình tương tác Vesicare với những loại thuốc điều trị khác có khả năng làm thay đổi hoạt động chữa bệnh của thuốc, đồng thời làm tăng tỉ lệ xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng. Chính vì thế bạn nên liệt kê tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng, sau đó chia sẻ với bác sĩ. Bao gồm thuốc điều trị theo đơn, thuốc không theo đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược, vitamin và các chất bổ sung khác.

Tương tác Vesicare
Quá trình tương tác Vesicare với những loại thuốc điều trị khác làm thay đổi hoạt động chữa bệnh và làm tăng tỉ lệ xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng

Vesicare tương tác mạnh mẽ với những loại thuốc sau:

  • Một số loại thuốc chống nấm như: Itraconazole, Ketoconazole
  • Pramlintide
  • Viên kali
  • Thuốc kháng viêm steroid (NSAID): Aspirin, Ibuprofen
  • Các chất ức chế CYP3A4 tiềm năng
  • Thuốc điều trị động kinh, chống co giật Gabapentin: Gabarone, Fanatrex, Gralise
  • Thuốc lợi tiểu Hydrochlorothiazide gồm: Microzide, Oretic, Esidrix, HydroDIURIL, Ezide, Hydro Par, Aquazide H, Carozide, Diaqua, Loqua
  • Thuốc dùng trong điều trị tăng huyết áp và ngăn ngừa đột ngụy Atenolol (Tenormin)
  • Atorvastatin (Lipitor)
  • Myrbetriq (Mirabegron)
  • Nexium (Esomeprazole)
  • Vitamin B12 (Cyanocobalamin)
  • Vitamin D3 (Cholecalciferol)
  • Simvastatin (Zocor, FloLipid)
  • Thuốc điều trị bướu cổ Synthroid (Levothyroxin)
  • Các loại thuốc giảm đau hạ sốt như Paracetamol (Acetaminophen)
  • Pyridium (Phenazopyridine)
  • Omeprazole (Prilosec, Prilosec OTC, Zegerid, Omesec) – thuốc dùng trong rối loạn dạ dày và thực quản
  • Warfarin (Coumadin, Jantoven)
  • Các loại Thuốc đối kháng thụ thể muscarinic, thuốc chống co thắt khác như: Oxybutynin (Ditropan, Ditropan XL, Oxytrol, Anturol, Gelnique, Oxytrol cho phụ nữ, Urotrol)…

Ngoài ra, thuốc còn có khả năng tương tác mạnh mẽ với 7 loại bệnh lý sau đây:

  • Tắc nghẽn đường tiết niệu
  • Kéo dài QT
  • Suy gan
  • Suy thận
  • GI motility
  • Bệnh tăng nhãn áp góc hẹp
  • CNS.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu liều hoặc quá liều

Nên làm gì khi dùng thuốc quá liều?

Bệnh nhân không được sử dụng Vesicare quá 50mg/ngày trong 7 ngày liên tiếp hoặc sử dụng 280ml trong khoảng 5 giờ đồng hồ. Bởi khi sử dụng thuốc quá liều, cơ thể bị sốc và gây nên một số phản ứng nghiêm trong như: Mất ý thức; động kinh; co giật; mờ mắt; đồng tử giãn và cố định; cơ thể suy yếu, tay chân run rẩy; phát ban, ngứa ngáy; toàn bộ vùng mặt, mắt, miệng, lưỡi, họng có dấu hiệu sưng to; nôn ói; xuất hiện ảo giác…

Khi đó, người bệnh cần gọi đến Trung tâm y tế hoặc đến ngay những cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, rửa dạ dày và sử dụng những biện pháp hỗ trợ thích hợp khác.

Ngoài ra bệnh nhân cũng cần mang theo danh sách những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin, chất bổ sung, thực phẩm chức năng và các loại thảo dược… để các bác sĩ có thể xem xét.

Nên làm gì khi quên một liều thuốc?

Nếu bạn bỏ lỡ một liều Vesicare, bạn nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo vào ngày hôm sau. Người bệnh tuyệt đối không uống bù hoặc sử dụng gấp 2 lần số liều thuốc đã được quy định.

5. Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc?

Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu phù mạch tại mặt, mắt, môi, lưỡi; tiêu chảy nặng, đi ngoài có máu hoặc xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Bên cạnh đó, nếu việc điều trị không mang lại hiệu quả mà còn khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc. Đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ để có hướng giải quyết thích hợp hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, chống chỉ định và liều dùng của thuốc Vesicare. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần có sự kê đơn và hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc để tránh những tác dụng phụ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Bị sỏi thận uống bia được không? – Vấn đề nhiều người quan tâm

Bia là sản phẩm đồ uống truyền thống không thể thiếu trong mọi bữa ăn hàng ngày của nhiều nền...

Tìm hiểu về các bệnh liên quan đến bàng quang thường gặp

3 Bệnh về bàng quang thường gặp nhất và cách phòng ngừa

Sỏi bàng quang, viêm bàng quang, ung thư bàng quang… là những bệnh về bàng quang phổ biến. Mỗi một...

Hình ảnh siêu âm viêm bàng quang

Siêu âm bàng quang như thế nào? Các thông tin cần biết

Siêu âm bàng quang giúp xác định được các bất thường, đặc điểm hình thái của bàng quang. Vậy phương...

viêm bàng quang xuất huyết và những điều cần biết

Hiểu hơn về viêm bàng quang xuất huyết và cách điều trị

Viêm bàng quang xuất huyết là từ y khoa dùng để chỉ những tổn thương ở lớp niêm mạc bên...

Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang có thể di truyền từ người thân trong gia đình?

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết, ung thư bàng quang có thể có liên kết di truyền từ những...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Trần công thôngTrần công thông says: Trả lời

    Tôi dùng thuốc được 2 tháng mà chưa thấy đỡ có nên sử dụng tiếp không ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *