Thuốc Korofest có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Korofest là thuốc được dùng để giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, nước mũi, ngứa mắt/ mũi, nổi mề đay, hắt hơi, ngứa… Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn cơ thể sản sinh ra Histamine – thủ phạm gây phản ứng dị ứng lên cơ thể.

Korofest
Korofest là thuốc được dùng để khắc phục triệu chứng viêm mũi dị ứng và mề đay.

  • Tên hoạt chất: Fexofenadin hydroclorid
  • Tên biệt dược: Korofest
  • Phân nhóm: Thuốc chống dị ứng và phản ứng quá mẫn

I. Thông tin về thuốc Korofest

Một số thông tin về công dụng, thành phần, hướng dẫn sử dụng, liều dùng… sau sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan và chính xác về thuốc Korofest.

1. Thành phần

  • 180 mg Fexofenadin hydroclorid.
  • Tá dược vừa đủ.

2. Công dụng

Fexofenadine hydrochloride trong Korofest là một hoạt chất kháng Histamine, hoạt động dựa trên cơ chế ngăn cản cơ thể sản sinh Histamine – chất trung gian gây phản ứng dị ứng, được hình thành khi cơ thể tiếp xúc với một chất lạ (chằng hạn như lông động vật, phấn hoa…).

Thuốc Korofest có tác dụng khắc phục triệu chứng ngứa mũi/ mắt, nghẹt mũi, sổ mũi chảy nước mắt do viêm mũi dị ứng theo mùa và nổi mề đay mạn tính.

Korofest cũng có thể được dùng cho mục đích điều trị đã được phê duyệt nhưng không được liệt trên trên đây. Bạn có thể hỏi thăm bác sĩ chuyên khoa để biết thêm thông tin chi tiết.

3. Chống chỉ định

Không dùng Korofest cho những đối tượng sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn với Fexofenadin hydroclorid hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.

4. Dạng và hàm lượng

  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Hộp gồm 10 vỉ x 10 viên và 1 vỉ x 10 viên

5. Liều dùng

Thông tin sau đây chỉ cung cấp liều dùng trung bình do nhà sản xuất chỉ định. Liều dùng thuốc có thể thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ nặng nhẹ của triệu chứng biểu hiện. Người bệnh lưu ý đọc kĩ hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về liều dùng Korofest trước khi sử dụng.

Liều dùng cho người lớn và trẻ em hơn 12 tuổi:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Uống 60 mg, dùng 2 lần/ ngày hoặc có thể dùng 120 -180 mg thuốc/ lần/ ngày.
  • Mề đay: Uống 60 mg, dùng 2 lần/ ngày hoặc có thể dùng 180 mg thuốc/ lần/ ngày.
  • Bệnh nhân suy thận: Liều khởi đầu 60 mg/ lần ngày.

6. Hướng dẫn sử dụng

Người bệnh dùng thuốc theo đúng như hướng dẫn được in trong tờ rơi thuốc hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

  • Uống thuốc đúng liều lượng và đúng giờ qui định.
  • Thuốc chỉ dùng theo kê đơn của bác sĩ.

7. Thận trọng

Thận trọng khi dùng Korofest cho phụ nữ đang mang thai và bà mẹ đang cho con bú.

8. Bảo quản

  • Bảo quản Korofest nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nơi ẩm ướt (như nhà vệ sinh) hoặc nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
  • Bảo quản thuốc xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.

9. Giá thuốc

Hiện nay, thuốc Korofest được bán tại nhiều nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Giá thuốc Korofest cho một hộp 10 vỉ x 10 viên là 220.000 nghìn đồng.

II. Một số lưu ý khi dùng Korofest

Tham khảo một số lưu ý về tác dụng phụ, tương tác, cách xử lý khi dùng quá liều hoặc thiếu liều để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.

1. Tác dụng phụ

Sử dụng thuốc Korofest kéo dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như đau dạ dày, ho, sốt.

Korofest có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng hiếm gặp như:

  • Phát ban
  • Ngứa/ sưng mặt, lưỡi, cổ họng
  • Chóng mặt
  • Khó thở

Đây không phải là danh sách đầy đủ tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc trên để điều trị. Bệnh nhân cũng cần lưu ý là không phải ai cũng có thể gặp phải tác dụng phụ.

Trong quá trình dùng thuốc trên để điều trị, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời.

2. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi cách thức hoạt động của dược chất trong thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ nghiêm trọng. Không dùng chung thuốc Korofest với thuốc kháng axit có chứa nhôm và magiê.

Để tránh hiện tượng tương tác thuốc có thể xảy ra, bạn nên thông báo với chuyên gia những loại thuốc điều trị đang sử dụng (bao gồm thuốc không kê toa, thuốc kê toa, thuốc thảo dược, vitamin…). Tùy trên từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể yêu cần bạn:

  • Ngưng dùng một trong hai loại thuốc
  • Thay đổi cách sử dụng một trong hai loại thuốc: Chằng hạn, bạn sẽ dùng thuốc kháng axit chứa nhôm và magie có thể làm giảm sự hấp thu của fexofenadine, do đó, thời gian dùng hai loại trên nên cách nhau tối thiểu 2 giờ.
  • Thay đổi một trong hai loại thuốc điều trị
  • Giữ nguyên mọi thứ

3. Nên làm gì khi thiếu liều/ quá liều?

Trong trường hợp thiếu liều, nên uống ngay khi nhớ ra (có thể uống thuốc Korofest sau  1 – 2 giờ so với giờ của chuyên gia yêu cầu). Tuy nhiên, nếu như thời gian dùng thuốc đã quá gần với liều tiếp theo, nên bỏ qua và dùng Korofest đúng như lịch trình. Tránh trường hợp gấp đôi thuốc để bắt kịp liều dùng.

Trong trường hợp quá liều, người bệnh xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở…, nên ngừng thuốc và liên hệ với chuyên gia để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Korofest, người bệnh tham khảo và dùng thuốc đúng như hướng dẫn. Nếu phát sinh những vấn đề ngoài ý muốn sau khi sử dụng, nên nhanh chóng liên hệ bác sĩ để được tư vấn và khắc phục sớm.

Có thể bạn quan tâm

Nổi mẩn ngứa 2 bên nách có thể liên quan đến một số bệnh về da

Nổi mẩn ngứa 2 bên nách là bệnh gì? Phải làm sao?

Vùng da ở nách là khu vực da rất dễ gặp phải các triệu chứng mẩn ngứa vì nó mỏng...

Những thực phẩm hàng đầu dễ gây dị ứng bạn nên biết

Tình trạng dị ứng thực phẩm đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của nhiều người. Do vậy, bản...

Bị dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Bị dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu là vấn đề được nhiều người quan...

Dị ứng côn trùng: Nguy hiểm hơn bạn tưởng

Dị ứng côn trùng là vấn đề khá phổ biến. Bạn có thể bị sưng da, ngứa da hay thậm...

Hội chứng phù Quincke: Bệnh dễ nhầm lẫn là nổi mề đay

Hội chứng phù Quincke là gì? Tại sao đa số người bệnh thường hay bị nhầm lẫn với bệnh mề...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *