Có nên rửa mũi cho trẻ thường xuyên không? Ngày rửa mấy lần? [CHUYÊN GIA] Mách cách tốt nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Rửa mũi cho trẻ thường xuyên có thể khiến niêm mạc mũi mất đi chất dịch bảo vệ tự nhiên hoặc gây kích ứng niêm mạc mũi. Trong trường hợp trẻ bị bệnh, có thể rửa mũi bằng thuốc xịt 2 – 4 lần/ngày. Ở trường hợp trẻ khỏe mạnh, chỉ nên cho trẻ rửa mũi 2 lần/tuần.

Không nên lạm dụng, rửa mũi cho trẻ thường xuyên.
Không nên lạm dụng, rửa mũi cho trẻ thường xuyên.

Có nên rửa mũi cho trẻ thường xuyên không?

Rửa mũi là một trong những phương pháp giúp làm sạch đường hô hấp trên, giúp hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh viêm hô hấp.

Trên thế giới, các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực Tai – Mũi – Họng khuyến cáo mọi người nên thực hiện rửa mũi để phòng ngừa và cải thiện bệnh lý về đường hô hấp. Trẻ nhỏ cũng cần được vệ sinh mũi, họng sạch sẽ để phòng tránh các bệnh lý như viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa,… Tuy nhiên, rửa mũi ở trẻ em không phải là vấn đề đơn giản.

Trẻ nhỏ cần được vệ sinh mũi, rửa mũi khi:

  • Trẻ đang mắc bệnh viêm mũi;
  • Trẻ bị dịch nhầy làm tắc nghẽn, khó thở;
  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn.

Vậy, “có nên rửa mũi cho trẻ thường xuyên không?” hay “rửa mũi cho trẻ bao nhiêu lần là đủ?”,… là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ. Theo các bác sĩ, ở mỗi trường hợp sẽ có những tần suất lặp lại khác nhau.

Đối với trường hợp trẻ nhỏ bị bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang, bậc cha mẹ cần rửa mũi cho trẻ hàng ngày để loại bỏ dịch nhầy, bụi bẩn ra khỏi mũi của trẻ. Trong trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng, liệu pháp rửa mũi thích hợp nhất là dùng thuốc xịt phun sương. Thuốc xịt phun sương sẽ làm sạch mũi, tống khứ dịch nhờn ra khỏi mũi, sát trùng khoang mũi, giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn. Cần cho trẻ dùng thuốc xịt rửa mũi 2 – 4 lần/ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, người chăm sóc trẻ cũng cần rửa mũi cho trẻ hàng tuần để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trong mũi của trẻ. Rửa mũi giúp trẻ phòng ngừa các bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi thông thường,… Một số phương pháp rửa mũi cho trẻ trong trường hợp này là: bơm rửa mũi bằng nước muối sinh lý, rửa mũi bằng dung dịch xịt phun sương.

Lưu ý: Khi trẻ không bị bệnh, cha mẹ chỉ nên rửa mũi cho trẻ 2 lần/tuần.

Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, có thể dùng thuốc xịt để rửa mũi 2 - 4 lần/ngày/
Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, có thể dùng thuốc xịt để rửa mũi 2 – 4 lần/ngày/

Lạm dụng rửa mũi ở trẻ có thể khiến cho niêm mạc mũi của trẻ bị kích thích, khả năng tự bảo vệ của niêm mạc mũi bị mất đi. Để phòng tránh những rủi ro, người lớn cần hỏi thêm bác sĩ về số lần dùng thuốc xịt rửa mũi trong ngày…

Hướng dẫn rửa mũi đúng cách cho trẻ

1. Phương pháp dùng thuốc xịt

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc xịt phun sương dành để rửa mũi cho trẻ nhỏ. Bậc phụ huynh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về sản phẩm phù hợp với trẻ.

Sau đây là thứ tự các bước rửa mũi cho trẻ:

  • Bước 1: Dùng bóng hút để lấy dịch nhầy trong mũi ra bên ngoài;
  • Bước 2: Cho trẻ ngồi dậy. Xịt vào mỗi bên mũi của trẻ 2 lần xịt thuốc;
  • Bước 3: Để dịch mũi của trẻ chảy ra bên ngoài. Nếu trẻ đã lớn, có thể hướng dẫn trẻ xì mũi thật sạch.
  • Bước 4: Dùng khăn ẩm mềm và sạch để lau mũi cho trẻ.

Lưu ngay: Top 7+ thuốc xịt mũi trị viêm xoang tốt nhất và cách sử dụng

Khi dùng thuốc xịt rửa mũi, cần cho trẻ ngồi dậy để dịch mũi tuôn sạch ra ngoài.
Khi dùng thuốc xịt rửa mũi, cần cho trẻ ngồi dậy để dịch mũi tuôn sạch ra ngoài.

2. Bơm rửa mũi bằng nước muối

Phương pháp rửa mũi bằng nước muối là một phương pháp dễ dàng thực hiện ở trẻ trong độ tuổi từ 4 tuổi trở lên. Đối với trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn, khi áp dụng phương pháp này, trẻ có thể cảm thấy bị khó chịu, quấy khóc và giãy giụa.

Khi áp dụng phương pháp này, các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo bậc phụ huynh nên chọn dùng loại nước muối sinh lý có đẳng trương tương tự như dịch trong cơ thể người, an toàn cho người sử dụng và không gây kích ứng.

Bậc cha mẹ nên giúp trẻ rửa mũi bằng nước muối sinh lý như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ rửa mũi;
  • Bước 2: Cho nước muối vào dụng cụ;
  • Bước 3: Để trẻ cúi thấp người, nghiêng mặt sang một bên. Bơm nước vào lỗ mũi bên trên, nước sẽ trào ra ở lỗ mũi bên dưới. Dùng tay giữ một bên mũi, xì mạnh nước ra khỏi mũi.
  • Bước 4: Tiếp tục đổi hướng nghiêng mặt để bơm nước muối vào bên lỗ mũi còn lại. Người lớn cần nhắc nhở trẻ cần khạc nhổ nước muối mặn nếu bị trào xuống cổ họng.
  • Bước 5: Cho trẻ rửa mặt sạch sẽ và vệ sinh dụng cụ rửa mũi sạch sẽ trước khi cất.
Liệu pháp rửa mũi bằng nước muối sinh lý chỉ nên thực hiện 2 lần/tuần.
Liệu pháp rửa mũi bằng nước muối sinh lý chỉ nên thực hiện 2 lần/tuần.

Phòng tránh bệnh ở đường hô hấp cho trẻ

Trẻ nhỏ thường không ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh cơ thể và bảo vệ sức khỏe đường hô hấp. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ và thực hiện một số biện pháp giúp trẻ phòng tránh các bệnh ở đường hô hấp như:

  • Rửa mũi cho trẻ 2 lần/tuần;
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường có nhiều khói thuốc lá, ô nhiễm, khói bụi. Cho trẻ mang khẩu trang nếu phải tiếp xúc với môi trường khói bụi;
  • Giúp trẻ lấy gỉ mũi và dịch nhầy trong mũi;
  • Không để trẻ tự ý dùng tay ngoáy mũi;
  • Giữ ấm và giữ ẩm môi trường ngủ của trẻ;
  • Lấy ráy tai cho trẻ và giúp trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách;
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh về đường hô hấp;
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nước đầy đủ hàng ngày.

Tóm lại, không nên rửa mũi thường xuyên, rửa mũi hàng ngày cho trẻ vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, làm mất đi khả năng bảo vệ tự nhiên của niêm mạc mũi. Đối với trẻ khỏe mạnh, người lớn có thể cho trẻ rửa mũi 2 lần/tuần để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn trong mũi trẻ. Đối với trẻ bị viêm mũi, viêm xoang người lớn cần giúp trẻ lấy dịch nhầy ra khỏi mũi và dùng thuốc xịt rửa mũi đúng với liều lượng bác sĩ chỉ định.

Có thể bạn quan tâm:

viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng là bệnh đường hô hấp thường gặp có thể kích hoạt ở bất cứ đối tượng...

Bệnh viêm mũi dị ứng có di truyền sang đời sau không?

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng lớp lót bên trong niêm mạc mũi bị sưng viêm do hít phải...

Các biến chứng do viêm mũi dị ứng gồm polyp mũi, viêm xoang, nhiễm trùng tai

Biến chứng do viêm mũi dị ứng là cực kỳ nguy hiểm: Cần ngăn chặn ngay!

Thông thường những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng thường chủ quan về tình trạng bệnh của mình vì...

chữa viêm mũi bằng nước muối sinh lý

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối cần lưu ý những điều này

Viêm mũi dị ứng không chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu thường xuyên, mà còn ảnh hưởng...

Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết và cách chữa trị

Viêm mũi dị ứng thời tiết: Dấu hiệu và cách điều trị

Tuy không quá nguy hiểm, nhưng viêm mũi dị ứng thời tiết lại gây ra những ảnh hưởng không nhỏ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *