Vocfor là thuốc gì? Giá bao nhiêu?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Khi được chẩn đoán mắc bệnh gout hoặc viêm xương khớp, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng thuốc Vocfor. Thuốc do công ty CP dược phẩm Me Di Sun – Việt Nam sản xuất và đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành.

Thuốc Vocfor 4mg
Vocfor 4mg là thuốc kháng viêm không Steroid

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
  • Thành phần: Lornoxicam 4mg
  • Phân loại: Thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, thuốc điều trị bệnh xương khớp
  • Dạng điều chế: Viên nén

I/ Thông tin về thuốc Vocfor

1. Vocfor là thuốc gì ?

Vocfor là thuốc kháng viêm không steroid được điều chế dưới dạng viên nén sử dụng theo đường uống. Đây là thuốc kê đơn, vì vậy bạn chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

2. Thuốc Vocfor có tác dụng gì?

Thuốc Vocfor 4mg có công dụng giảm đau, kháng viêm, giúp cải thiện triệu chứng của các bệnh lý như:

  • Viêm xương khớp
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Bệnh gout
  • Đau thắt lưng
  • Đau sau phẫu thuật nha khoa…

Vocfor có thể được chỉ định với những mục đích khác chưa được đề cập. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được cung cấp đầy đủ thông tin về tác dụng của thuốc.

3. Cơ chế hoạt động của thuốc

Thuốc chứa thành phần chính là Lornoxicam (4mg). Đây là một chất ức chế mạnh của các enzym enzym COX-1 và COX-2. Chất này giúp cải thiện bệnh bằng cách ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin – một chất trung gian hóa học tham gia vào quá trình gây viêm, đau trong cơ thể.

4. Những đối tượng nào không nên dùng thuốc Vocfor?

Chống chỉ định điều trị bằng thuốc này cho các trường hợp:

  • Bị dị ứng với Lornoxicam
  • Có tiền sử hoặc đang bị chảy máu tiêu hóa
  • Bệnh nhân xuất huyết não
  • Người bị viêm loét dạ dày tá tràng
  • Người đang bị chảy máu hoặc rối loạn khả năng đông máu
  • Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, thận ở mức độ nặng
  • Người đang điều trị suy tim hoặc bị suy tim nặng
  • Giảm tiểu cầu trong máu
  • Phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Trẻ em
  • Thanh thiếu niên chưa đủ 18 tuổi

5. Cách sử dụng thuốc Vocfor 4mg

– Bạn nên uống Vocfor như thế nào?

Bạn có thể uống thuốc với nhiều nước trước khi ăn. Chú ý uống thuốc đúng liều, đủ thời gian quy định. Sử dụng thuốc vào các thời điểm cố định trong ngày sẽ giúp tác dụng thuốc được phân tán đều suốt cả ngày và tránh được tình trạng quên uống thuốc.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu các triệu chứng bệnh của bạn vẫn tiếp tục có khuynh hướng xấu đi hoặc xuất hiện thêm các biểu hiện mới, hãy thông báo cho bác sĩ biết.

Thuốc Vocfor có tác dụng gì
Tùy theo đối tượng mà bác sĩ chỉ định thuốc Vocfor với liều dùng thích hợp

– Liều dùng thuốc:

Liều dùng Vocfor được khuyến cáo cho các trường hợp cụ thể như sau:

  • Để điều trị triệu chứng đau ở mức độ nhẹ đến trung bình: Mỗi ngày uống 2-4 viên chia đều làm 2-3 lần uống ( tương đương 8-16 mg/ngày ).
  • Để điều trị bệnh viêm xương khớp hay viêm khớp dạng thấp: Uống 3 viên/ ngày chia làm 2-3 lần ( tương đương 12mg/ngày)

** Lưu ý: Tổng liều dùng tối đa trong ngày không được vượt quá 16mg.

– Bạn nên bảo quản thuốc như thế nào?

Thuốc được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phòng là thích hợp nhất. Tránh để thuốc tiếp xúc với nước, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể khiến thuốc bị biến chất, mất tác dụng hoặc thậm chí sinh ra các phản ứng độc hại cho cơ thể.

Thông tin hướng dẫn về cách bảo quản thuốc đã được nhà sản xuất cung cấp trong tờ giấy đính kèm. Nếu còn bất kì thắc mắc nào, hãy hỏi dược sĩ, bác sĩ để được giải thích cặn kẽ.

Khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc nếu thuốc đã quá hạn, đừng tự ý vứt thuốc vào sọt rác hay ống dẫn nước công cộng. Để bảo vệ môi trường, hãy nhờ sự tham vấn của bác sĩ để tiêu hủy thuốc đúng cách.

6. Giá bán

Thuốc Vocfor có giá bán trên thị trường khoảng 278.000 đồng/ hộp 30 viên.

II/ Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Vocfor

1. Khuyến cáo khi dùng thuốc

Nếu có ý định dùng thuốc, thận trọng thông báo cho bác sĩ biết nếu:

  • Bạn từng bị dị ứng với Vocfor hoặc các loại thuốc khác có cùng thành phần
  • Bạn bị loét ở đường tiêu hóa
  • Bạn đang có thai hoặc đang còn cho con bú
  • Bạn có vấn đề về gan, thận

Với những trường hợp này, bác sĩ có thể thay thế bằng loại thuốc khác hoặc giảm liều dùng cho phù hợp.

2. Tác dụng phụ của thuốc Vacfor

Tác dụng phụ của thuốc không xảy ra ở tất cả các trường hợp được điều trị với Vacfor. Tuy nhiên bạn cũng nên đề phòng khi thấy các dấu hiệu bất thường như:

  • Ở thần kinh: Mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, ngủ lơ mơ, mất ngủ, trầm cảm
  • Ở đường tiêu hóa: Táo bón, đau dạ dày, viêm loét miệng, viêm loét/trào ngược dạ dày thực quản, khô miệng, trĩ, xuất huyết trực tràng…
  • Tác dụng phụ ở máu: Giảm hồng cầu, tiểu cầu, chảy máu, tăng transaminase trong máu
  • Ngoài da: Ngứa da, kích ứng da, phát ban, viêm da, rụng tóc

3. Tương tác thuốc

Danh sách dưới đây có thể không có mặt đầy đủ các loại thuốc tương tác với Vacfor. Vì vậy hãy nói cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả thuốc tân dược lẫn thảo dược và thuốc bổ. Điều này sẽ tránh được sự tương tác ngoài ý muốn làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Các loại thuốc có khả năng tương tác với thuốc Vacfor bao gồm:

  • Sulphonyl urea
  • Thuốc chống đông máu
  • Các thuốc kháng viêm không steroid khác
  • Thuốc lợi tiểu
  • Cimetidine
  • Tranylcypromine
  • Methotrexate
  • Phenytoin…

4. Khi nào nên ngưng uống thuốc Vacfor khi nào?

Bạn nên ngưng dùng thuốc Vacfor nếu trong thời gian sử dụng mà bệnh vẫn tiếp tục phát triển trầm trọng hơn, hoặc khi gặp tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Khám phá CHÌA KHÓA giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai suốt ngày dài cùng DrVitamin

Bạn có nghe thấy tiếng khớp “kêu cứu” hàng đêm? Bạn có cảm nhận được được sự đau đớn mỗi khi vận động? Đó chính là những dấu hiệu cho thấy sự suy giảm sức khỏe xương khớp theo thời gian. Vậy làm gì để cứu lấy xương khớp?

Theo các chuyên gia, bên cạnh thay đổi chế độ sinh hoạt, vận động khoa học, bạn nên tăng cường bổ sung các chất như Glucosamine, Msm và Chondroitin để hỗ trợ tái tạo sụn khớp đồng thời giảm đau và phòng tránh các bệnh về xương khớp.

Dưới đây là TOP những sản phẩm hot đang làm mưa làm gió trên thị trường hiện nay:

  • Glucosamine Orihiro 1500mg

  • Healthy Care Glucosamine HCL 1000mg 200 Capsules

  • Vantelin Kowa Creamy Gel EX – Gel bôi giảm đau nhức của Nhật Bản

  • Viên uống Blackmores Glucosamine chắc khỏe xương khớp

Xuất phát từ thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ, DrVitamin được ra đời mang đến hướng đi mới giúp người tiêu dùng dễ dàng mua sắm vitamin, thực phẩm chức năng CHÍNH HÃNG ngay tại nhà. 

Thương hiệu cam kết HOÀN 200% giá trị đơn hàng trong trường hợp người dùng phát hiện ra hàng giả, hàng nhái do vậy bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng cho chính bản thân và những người thân yêu.

Với DrVitamin: “Chăm sóc sức khỏe không đơn thuần chỉ là một công việc mà đó còn là sứ mệnh xuất phát từ tận trái tim. Mỗi khách hàng đã góp phần tạo nên kim chỉ nam giúp thương hiệu luôn giữ được thái độ nghiêm túc, đồng thời ngày càng nâng cao năng lực bản thân.”

Bởi vậy, trong những năm trở lại đây, bên cạnh thực phẩm chức năng, DrVitamin còn liên kết với nhiều cơ sở y tế uy tín trên toàn quốc như Thuốc Dân Tộc nhằm mang đến hệ sinh thái đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Liên hệ ngay hotline 0987.827.327 để được tư vấn cụ thể và lựa chọn phương pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp!

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]
Vì sao bị đau đầu gối mỗi khi đứng lên ngồi xuống

Ngồi xổm hoặc đứng lên ngồi xuống bị đau đầu gối là bị gì ?

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp chè đùi...

cách trị đau đầu gối tại nhà không cần dùng thuốc kháng sinh

8 cách trị đau đầu gối tại nhà không cần dùng thuốc kháng sinh

Đau đầu gối có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về xương khớp hoặc đôi khi chỉ...

Những “thực phẩm vàng” người bị viêm khớp háng nên ăn

Viêm khớp háng là tình trạng các gốc tự do làm tổn thương tế bào xương gây đau, sưng và...

Thông tin cần biết về bệnh viêm khớp gối cấp tính và cách điều trị

Nhận biết viêm khớp gối cấp tính và hướng điều trị

Đau nhức liên tục vùng gối, cứng khớp, nóng, sưng đỏ khớp gối… là các biểu hiện thường gặp khi...

Tìm hiểu về bệnh án khám và chẩn đoán viêm quanh khớp vai

Bệnh án khám và chẩn đoán viêm quanh khớp vai

Khám và chẩn đoán viêm quanh khớp vai được thực hiện qua các bước: Chẩn đoán lâm sàng, chẩn đoán...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.