Thuốc Vingen: Tác dụng, chống chỉ định và các lưu ý khi dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Vingen là dược phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc (VINPHACO) – Việt Nam. Thuốc được sử dụng để điều trị cảm cúm, ho, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng và đau nhức xương khớp.

thuốc Vingen
Vingen được sử dụng để điều trị cảm cúm và các triệu chứng như ho, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi,…

  • Tên thuốc: Vingen
  • Phân nhóm: Thuốc giảm đau hạ sốt
  • Dạng bào chế: Viên nén tròn

Những thông tin cần biết về thuốc Vingen

1. Thành phần

Thành phần thuốc Vingen, bao gồm:

  • Paracetamol 500mg: Có tác dụng giảm đau và hạ sốt.
  • Chlorpheniramin maleat 2mg: Là một chất kháng histamine có tác dụng an thần. Hoạt chất này tác động lên thụ thể H1 nhằm làm giảm các triệu chứng do dị ứng.

Để biết bảng thành phần đầy đủ của thuốc, bạn nên tham khảo thông tin in trên bao bì.

2. Chỉ định

Vingen được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Cảm cúm
  • Nhức đầu
  • Sốt
  • Sổ mũi, nghẹt mũi
  • Ho
  • Đau nhức xương khớp
  • Viêm mũi dị ứng

Một số tác dụng của thuốc không được đề cập trong bài viết. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có ý định dùng thuốc với mục đích khác.

3. Chống chỉ định

Vingen chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Dị ứng và mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Bệnh nhân suy gan nặng
  • Huyết áp cao
  • Bệnh mạch vành
  • Cường giáp
  • Thiếu hụt G6PD
  • Rối loạn niệu quản tuyến tiền liệt
  • Tắc môn vị – tá tràng
  • Loét dạ dày
  • Glaucom góc hẹp

Hoạt động của thuốc có ảnh hưởng đến một số vấn đề sức khỏe. Do đó bạn nên trình bày với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng sức khỏe để được cân nhắc việc dùng thuốc.

Trong trường hợp nhận thấy bạn có nguy cơ khi sử dụng Vingen, bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc khác để thay thế.

4. Dạng bào chế – quy cách

  • Dạng bào chế: Viên nén tròn
  • Quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên

5. Cách dùng – liều lượng

Dùng thuốc theo hướng dẫn in trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý thay đổi cách dùng hay tăng giảm liều.

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, do đó bạn có thể uống thuốc trực tiếp với nước lọc. Đồng thời nên nuốt trọn viên thuốc khi uống.

thuốc Vingen
Uống thuốc trực tiếp với nước lọc, không dùng với sữa hay nước ép

Sử dụng cùng với các loại thức uống khác (nước ép, sữa,…) có thể làm giảm mức độ hấp thu thuốc. Ngoài ra, việc cắn, bẻ hay nghiền khi dùng có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc và gây ra các phản ứng không mong muốn.

Liều dùng phụ thuộc vào mục đích điều trị, triệu chứng cụ thể, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp. Vì vậy bạn nên gặp bác sĩ để được cung cấp thông tin về liều lượng và tần suất cụ thể.

Thông tin được đề cập trong bài viết chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn từ nhân viên y tế!

Liều dùng thông thường cho người trưởng thành

  • Dùng 1 – 2 viên/ lần
  • Sử dụng 2 – 3 lần/ ngày

Liều dùng thông thường cho trẻ em

  • Dùng ½ viên/ lần
  • Sử dụng 2 – 3 lần/ ngày

Phụ huynh nên theo sát quá trình dùng thuốc để hạn chế tình trạng trẻ uống thuốc sai cách, quá hoặc thiếu liều.

Nếu nhận thấy liều dùng thông thường không đáp ứng được các triệu chứng, bạn nên trình bày với bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc xem xét lại chẩn đoán ban đầu.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiều độ ẩm. Để thuốc xa tầm với của trẻ em và thú nuôi.

Không sử dụng thuốc hết hạn, biến chất hoặc ẩm mốc. Dùng thuốc trong những tình trạng này có thể gây ra các phản ứng không mong muốn.

Tham khảo thông tin in trên bao bì hoặc trao đổi với dược sĩ để xử lý thuốc đúng cách.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Vingen

1. Thận trọng

Paracetamol chủ yếu chuyển hóa ở gan. Do đó bệnh nhân gặp vấn đề về gan nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Vingen. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều hoặc chỉ định một loại thuốc khác để thay thế.

Vingen có thể gây chóng mặt, buồn ngủ trong thời gian sử dụng. Do đó bạn không nên lái xe, vận hành máy móc hay thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao trong thời gian này.

thuốc Vingen
Thuốc có thể gây chóng mặt do đó bạn nên hạn chế lái xe trong thời gian điều trị

Sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn khi đang điều trị bằng Vingen có thể làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ của thuốc.

Dùng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng liều cao có thể gây tổn thương gan. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian được bác sĩ yêu cầu.

2. Tác dụng phụ

Vingen có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng. Hầu hết các tác dụng phụ đều thuyên giảm sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên nếu triệu chứng tiếp tục kéo dài và trở nên nghiêm trọng, bạn nên thông báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

Không tự ý sử dụng thuốc để điều trị các tác dụng ngoại ý do Vingen gây ra.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Chóng mặt
  • Khô miệng
  • Phát ban
  • Khô họng
  • Buồn ngủ

Thông tin này chưa bao gồm toàn bộ những tác dụng phụ do thuốc Vingen gây ra. Nếu nhận thấy cơ thể phát sinh những biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và khắc phục kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Vingen có thể tương tác với một số thành phần trong những loại thuốc khác. Phản ứng này có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc, khiến tác dụng điều trị suy giảm hoặc làm phát sinh những tình huống rủi ro.

thuốc Vingen
Thận trọng khi kết hợp Vingen với các loại thuốc khác

Bạn cần thận trọng khi sử dụng Vingen với những loại thuốc sau:

  • Thuốc điều trị huyết áp cao
  • Thuống chống trầm cảm 3 vòng
  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc chẹn beta

Để phòng ngừa tương tác, bạn nên chủ động thông báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng (bao gồm: thuốc điều trị, viên uống hỗ trợ, vitamin và thảo dược).

Trong trường có phát sinh tương tác, bác sĩ có thể yêu cầu:

  • Ngưng một trong hai loại thuốc
  • Thay thế bằng một loại thuốc khác
  • Điều chỉnh liều lượng và tần suất sử dụng

4. Xử lý khi thiếu hoặc quá liều

Trong trường hợp bạn quên dùng một liều, hãy bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo kế hoạch. Không dùng gấp đôi để bù liều đã quên.

Dùng thuốc quá liều có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc paracetamol. Sau khi dùng quá liều lượng khuyến cáo, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng như đau bụng, khó chịu, buồn nôn và khó chịu,… Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành rửa dạ dày và dùng hợp chất sulfhydryl nhằm giảm tác hại lên gan.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dùng thuốc tẩy muối hoặc than hoạt tính để làm giảm hấp thu paracetamol.

5. Nên ngưng thuốc khi nào?

Nên ngưng sử dụng thuốc Vingen trong những trường hợp sau:

  • Khi có yêu cầu từ bác sĩ
  • Triệu chứng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn
  • Tương tác thuốc xuất hiện
  • Phản ứng quá mẫn (khó thở, sưng mặt/ cổ họng/ mắt, chóng mặt nghiêm trọng,…)
  • Khi thuốc quá liều lượng khuyến cáo

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt có tốt không? CHUYÊN GIA chỉ cách hay

Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, lá lốt có khả năng khắc phục tốt những bệnh lý liên quan...

Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết và cách chữa trị

Những điều cần biết về bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết

Tuy không quá nguy hiểm, nhưng viêm mũi dị ứng thời tiết lại gây ra những ảnh hưởng không nhỏ...

Bật mí 4 loại lá cây chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng là một phương pháp điều trị theo dân gian có khả năng...

Các loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng và những điều cần lưu ý

Danh sách thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng và lưu ý khi sử dụng [TỔNG HỢP]

Các loại thuốc kháng histamin H1, thuốc gây co mạch, nhóm corticoid là những loại thuốc tây chữa viêm mũi...

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong vô cùng đơn giản không phải ai cũng biết

Chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong là biện pháp tự nhiên có tác dụng hỗ trợ quá trình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.