Xypenat là thuốc gì?

Xypenat là thuốc chống xung huyết ở mũi, đồng thời giúp thông mũi và làm giảm nhanh các triệu chứng khác. Loại dược phẩm này thường xuyên góp mặt trong các đơn thuốc chữa bệnh ở mũi theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Xypenat
Tim hiều thông tin về công dụng, liều lượng, cách sử dụng và chống chỉ định của thuốc Xypenat

  • Tên gốc: Nước biển sâu ưu trương (2,4% NaCl), các nguyên tố vi lượng Cu2+, Zn2+
  • Tên biệt dược: Xypenat®
  • Phân nhóm: Thuốc chống sung huyết mũi

Thông tin về thuốc Xypenat

1. Công dụng

Xypenat là một dạng thuốc xịt có tác dụng giúp mũi thông thoáng, phục hồi chức năng mũi, niêm mạc mũi sau phẫu thuật và sau quá trình điều trị viêm nhiễm mũi mạn tính. Bên cạnh đó, thuốc còn được sử dụng để làm giảm chứng nghẹt mũi, điều trị các triệu chứng do bệnh cảm sốt gây nên, đồng thời điều trị viêm xoang mũi, chữa bệnh viêm mũi dị ứng cho cả người lớn và trẻ em trên 3 tháng tuổi.

2. Chống chỉ định

Thuốc Xypenat chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Thuốc chống chỉ định với trẻ em dưới 3 tháng tuổi
  • Người có tiền sử hoặc đang bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

3. Liều lượng và cách dùng

Liều lượng

Xypenat dùng để xịt vào mũi với liều lượng như sau:

Liều dùng thuốc cho người lớn

Người bệnh xịt thuốc từ 1 – 3 lần ở mỗi bên mũi và dùng từ 2 – 3 lần/ngày.

Liều dùng thuốc cho trẻ em

Liều dùng thuốc cho trẻ em vẫn chưa được xác định rõ ràng và cụ thể. Tốt nhất bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về liều dùng trước khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ.

Những thông tin về liều dùng đối với người lớn và trẻ em trong bài viết không thể thay thế ý kiến, lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ. Tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiếc của các chuyên viên y tế trước khi sử dụng thuốc.

Cách dùng

Trong quá trình điều trị bệnh với thuốc, người bệnh nên:

  • Xịt thuốc ở mỗi bên mũi đúng liều lượng và liệu trình dùng thuốc theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên đọc nhãn thuốc cẩn thận
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ nếu bạn nhận thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc.
Cách sử dụng thuốc Xypenat
Cách sử dụng thuốc Xypenat

4. Bảo quản

Xypenat nên được bảo quản ở nhiệt độ trong phòng, tránh ánh nắng mặt trời và những nơi ẩm ướt. Người dùng không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá, không để thuốc trong phòng tắm, đồng thời để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng.

Trong trường hợp bạn đã ngưng sử dụng thuốc hoặc thuốc đã hết hạn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để xử lý thuốc đúng cách. Tuyệt đối không nên tự ý vứt thuốc vào ống chảy nước và môi trường tự nhiên.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Xypenat

Bên cạnh thông tin về liều lượng và những hiệu quả mà thuốc mang lại, bạn cũng cần lưu lại những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc. Điều này giúp bạn điều trị an toàn và đạt hiệu quả hơn.

1. Khuyến cáo khi dùng

Trước khi sử dụng thuốc bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc. Hãy trao đổi với bác sĩ về những lợi ích, tác hại khi dùng thuốc và chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết
  • Nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của Xypenat cần thận trọng và không nên tự ý sử dụng thuốc. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề này
  • Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng đồng thời thuốc Xypenat cùng với những loại thuốc khác kể cả thuốc theo toa, thuốc không theo toa, thực phẩm chức năng và các loại thảo dược
  • Trẻ em và người cao tuổi trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ.

2. Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải những tác dụng phụ như sau:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt, hoa mắt
  • Buồn nôn và nôn ói

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi đến Trung tâm y tế để được hỗ trợ và xử lý kịp thời nếu gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng sau đây:

  • Phát ban đỏ
  • Ngứa ngáy
  • Tức ngực
  • Khó thở
  • Vùng mặt, mắt, môi, lưỡi sưng to.

Trên đây là danh mục chưa đầy đủ thông tin về tác dụng phụ. Chính vì thế, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và tìm ra hướng xử lý kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Xypenat có khả năng tương tác với một số loại thuốc khác, thực phẩm, đồ uống và tình trạng sức khỏe người bệnh.

Xypenat tương tác với những loại thuốc nào?

Xypenat có khả năng tương tác với một số loại thuốc khác làm thay đổi các hoạt động và tác dụng chữa bệnh của những loại thuốc này. Đồng thời gia tăng tỉ lệ xuất hiện tác dụng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, bạn nên mang theo hoặc ghi lại tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng (kể cả thuốc theo toa, thuốc không theo toa, thực phẩm chức năng và các loại thảo dược) để tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tương tác thuốc Xypenat
Xypenat có khả năng tương tác với một số loại thuốc khác làm thay đổi tác dụng chữa bệnh và làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn

Ngoài ra, bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý đoán bệnh, tự ý mua thuốc hoặc sử dụng thuốc mà chưa có sự chỉ định hoặc cho phép từ các bác sĩ chuyên khoa.

Xypenat tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thuốc có khả năng tương tác với một số loại thực phẩm, các loại rượu, bia và thuốc lá. Hãy trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc cùng với thức ăn, thuốc lá, rượu, bia và các loại đồ uống khác.

Xypenat làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh như thế nào?

Thuốc có khả năng tương tác và khiến tình trạng sức khỏe của người bệnh trở nên suy yếu hơn. Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu bạn đang gặp phải bất kỳ bệnh lý nào.

4. Cách xử lý khi dùng thuốc thiếu liều hoặc quá liều

Nên làm gì khi dùng thuốc quá liều?

Trong trường hợp dùng thuốc quá liều quy định và xuất hiện những dấu hiệu kỳ lạ, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi đến Trung tâm cấp cứu để được hỗ trợ xử lý kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng cần ghi lại danh sách những loại thuốc đã dùng hoặc mang theo vỏ thuốc kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng và các loại thảo dược để bác sĩ chuyên khoa xem xét.

Nên làm gì khi quên một liều thuốc?

Trong trường hợp quên một liều thuốc, bạn cần sử dụng liều đã quên sớm nhất có thể. Tuy nhiên nếu liều đã quên quá gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp như kế hoạch. Tuyệt đối không sử dụng gấp đôi số liều đã quy định.

5. Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc

Bạn nên ngưng sử dụng thuốc trong trường hợp xuất hiện dấu hiệu dị ứng với thuốc, xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra nếu việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả như mong muốn mà còn khiến bệnh tình trở nặng thêm, bạn nên ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.

Việc sử dụng Xypenat không đúng cách hoặc không đúng liều lượng sẽ mang lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra cách sử dụng thuốc thích hợp. Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, chúng tôi không đưa ra lời khuyên, hướng điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Các biến chứng do viêm mũi dị ứng gồm polyp mũi, viêm xoang, nhiễm trùng tai

Biến chứng do viêm mũi dị ứng là cực kỳ nguy hiểm: Cần ngăn chặn ngay!

Thông thường những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng thường chủ quan về tình trạng bệnh của mình vì...

Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam

Hiện nay có khá nhiều phương pháp chữa viêm mũi dị ứng, một trong những phương pháp đó chính là...

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên không?

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý ? Nên chọn loại nào ?

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể làm sạch chất nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn bám trong mũi....

Bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì nhanh khỏi, ít hại?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến hiện nay. Bệnh lý này không...

Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh và cách phòng ngừa

Bí kíp hạn chế viêm mũi dị ứng máy lạnh bạn nên biết

Thường xuyên mở điều hòa khi ngủ hoặc khi làm việc cũng có thể gây bệnh viêm mũi dị ứng....

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. thảo nguyênthảo nguyên says: Trả lời

    em tự nặn mụn tại nhà,không có nước muối sinh lí thì sử dụng dung dịch xịt mũi xypenat muối biển được không ạ bs

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.