Thuốc Tacropic điều trị bệnh eczema dị ứng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Tacropic là dạng thuốc mỡ, được sử dụng để điều trị ngắn hạn hoặc ngắt quãng bệnh eczema dị ứng từ vừa đến nặng. Thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó nắm rõ các thông tin về Tacropic sẽ giúp bạn dùng thuốc an toàn, tránh gặp các vấn đề không mong muốn. 

Tacropic là thuốc gì? Giá bao nhiêu?
Tacropic là thuốc gì? Giá bao nhiêu?
  • Tên hoạt chất: Tacrolimus
  • Tên biệt dược: Rocimus 0.03%w/w, Trolimax, Protopic 0,03%…
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh da liễu.
  • Dạng thuốc: Thuốc mỡ bôi ngoài da.

I/ Thông tin về thuốc bôi Tacropic

Trước khi điều trị bằng Tacropic, bạn cần nắm rõ các thông tin dưới đây về loại thuốc này:

1. Thành phần

Tacrolimus 10 mg/10 g

2. Chỉ định

Thuốc Tacropic được chỉ định để điều trị ngắn hạn hoặc ngắt quãng bệnh eczecma dị ứng từ vừa cho đến nặng. Nó được dùng cho các trường hợp bệnh nhân có hệ miễn dịch hoạt động bình thường, khi áp dujnh các biện pháp điều trị thông thường không mang lại tác dụng. Ngoài ra, Tacropic sẽ được chỉ định để thay thế các phương pháp điều trị viêm da dị ứng không phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Dùng thuốc bôi Tacropic 0,03% để điều trị cho trẻ từ 2 – 15 tuổi.
  • Dùng thuốc bôi  Tacropic 0,1% để chữa cho đối tượng từ 16 tuổi trở lên.

3. Chống chỉ định

Thuốc Tacropic chống chỉ định với các trường hợp:

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

4. Dược lực học

Là một loại macrolid, hoạt chất Tacrolimus được chiết xuất từ Streptomyces tsukubaensis. Tác dụng của hoạt chất này là ức chế mạnh miễn dịch giống cyclosporin. Tuy nhiên, chúng chỉ giống nhau về mặt dược lý, về mặt cấu trúc lại không liên quan đến nhau. Thuốc Tacropic cũng có hoạt tính kháng khuẩn, nhưng rất hạn chế.

Với người bị viêm da dị ứng, trong quá trình điều trị bằng thuốc Tacropic có thể làm giảm thụ thể FC ở tế bào  Langerhans. Đồng thời, làm giảm sự kích thích quá mức lên tế bào lympho T. Nhưng chúng không gây ảnh hưởng đối với quá trình tổng hợp collagen trong cơ thể người.

5.Dược động học

+ Hấp thu:

  • Với người khỏe mạnh, thuốc Tacropic có hoặc ít có tác dụng toàn thân khi được bôi trên da.
  • Nồng độ thuốc có tác dụng toàn thân càng tăng lên khi diện tích da được bôi thuốc tăng lên. Nhưng cả mức độ và tốc độ hấp thu thuốc của cơ thể sẽ giảm dần khi da được lành lại.
  • Khi sử dụng Tacropic để điều trị dài hạn, không thấy có sự tích tụ Tacrolimus trong cơ thể.

+ Phân bố: 

  • Thuốc Tacropic ít có tác dụng toàn thân. Lượng thuốc được gắn kết với protein huyết tương lên đến 98% và không có ý nghĩa lâm sàng.
  • Tacrolimus sẽ tác động có chọn lọc trên vùng da được bôi thuốc và được hấp thu vào hệ tuần hoàn với một lượng rất ít.

+ Chuyển hóa: 

Tacrolimus không chuyển hóa ở da. Tuy nhiên, khi được hấp thụ vào hệ tuần hoàn, chúng lại chuyển hóa mạnh ở gan và đường tiêu hóa thông qua enzym oxidase.

+ Thải trừ: 

Độ thải trừ của thuốc có sự khác biệt ở từng đối tượng khác nhau. Cụ thể:

  • Với người khỏe mạnh: 0,040 lít/giờ/kg.
  • Người trưởng thành ghép thận: 0.083 lít/người/kg.
  • Đối với người ghép gan: 0.053 lít/người/kg.

Đồng thời, độ thanh thải của thuốc cũng có giảm ở những người bị suy gan nghiêm trọng.

Nếu điều trị bằng Tacropic lặp lại nhiều lần, thời gian bán thải trung bình của thuốc ở người lớn là 75 giờ và 65 giờ với đối tượng trẻ em.

6. Liều lượng

Với các trường hợp bị eczema dị ứng khi áp dụng các biện pháp chữa trị thông thường không có kết quả hoặc không thích hợp, thuốc được sử dụng với liều lượng như sau:

  • Trẻ em từ 2 – 15 tuổi: Bôi thuốc mỡ Tacropic 0, 03% 2 lần/ngày.
  • Đối tượng trên 16 tuổi: Sử dụng thuốc mỡ Tacropic 0,1% với liều lượng 2 lần/ ngày.

7. Cách dùng

Sử dụng không đúng cách, thuốc Tacropic có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh
Sử dụng không đúng cách, thuốc Tacropic có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh
  • Chỉ được dùng thuốc đúng với liều lượng đã được quy định. Tuyệt đối không được tự ý tăng liều dùng.
  • Rửa sạch tay trước và sau khi thoa thuốc.
  • Vệ sinh thật sạch và lau thật khô vùng da cần điều trị. Sau đó dùng thuốc thoa một lớp mỏng lên.
  • Không dùng thuốc bôi Tacropic để điều trị trong thời gian dài, vì chúng có thể gây ung thư.
  • Nếu bệnh nhẹ, nên dùng thuốc với liều lượng thấp nhất hoặc có thể giảm số lần sử dụng xuống.
  • Có thể thoa thuốc vào bất cứ vùng da nào của cơ thể, trừ niêm mạc, mắt, vết thương hở, màng nhày. Nếu để thuốc dính vào, nhanh chóng rửa lại bằng nước sạch.
  • Không được sử dụng bất cứ vật gì để băng kín vùng da được thoa thuốc. Bởi chúng có thể làm tăng lượng thuốc được cơ thể hấp thụ, nguy cơ mắc tác dụng phụ cũng tăng theo.
  • Phải kiên trì dùng thuốc cho đến khi các triệu chứng bệnh khỏi hoàn toàn.
  • Sau khoảng 2 tuần điều trị, nếu thấy các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy đi khám để được chỉ định cách chữa trị hiệu quả hơn.

8. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.
  • Bảo quản thuốc nơi khô thoáng. Tránh những nơi ẩm ướt hoặc có nhiều ánh sáng mặt trời.
  • Không lưu trữ thuốc đã hết hạn sử dụng, không đông lạnh thuốc.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Tacropic

1. Tác dụng phụ

Thuốc mỡ Tacropic có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:

+ Thường gặp: 

  • Bị kích ứng tại chỗ.
  • Có cảm giác bị rát bỏng, ngứa, dị cảm.
  • Không dung nạp rượu hoặc các thức uống có cồn khác.
  • Viêm nang lông.
  • Bị Herpes simplex.
  • Zona
  • Viêm bạch huyết.
  • Nhức đầu, mặt bị đỏ.

+ Ít gặp: 

  • Nổi mụn trứng cá.
  • Bị phù tại vùng da được thoa thuốc.
  • Làm tăng nồng độ thuốc trong máu.

2. Phòng ngừa

  • Nếu đang trong thời gian điều trị bằng thuốc Tacropic, nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đồng thời, tránh tia UV từ các phòng tắm nắng nhân tạo. Không được sử dụng các liệu pháp sử dụng tia UVA, UVB kết hợp với PUAV. Cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp chống nắng phù hợp.
  • Không bôi thuốc Tacropic lên vùng da có tiền sử ác tính hoặc có nguy cơ chuyển sang ác tính.
  • Không dùng thuốc cho những người có làn da dễ bị tổn thương như bị hội chứng Netherton, vẩy nến tróc vẩy, ban đỏ toàn thân, bệnh tổ chức ghép. Bởi da bị tổn thương sẽ làm tăng lượng thuốc được cơ thể hấp thụ, khiến nguy cơ mắc tác dụng phụ cũng tăng theo.
  • Phải thận trọng và cần theo dõi sát sao các trường hợp dùng Tacropic để điều trị trong thời gian dài, trên một vùng da rộng lớn, nhất là đối tượng trẻ nhỏ.
  • Không dùng các chất làm mềm vùng da được điều trị sau thời gian thoa thuốc ít nhất là 2 giờ.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Tacropic
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Tacropic

Ngoài ra, cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc mỡ Tacropic cho các trường hợp sau:

  • Các đối tượng bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải.
  • Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc có khả năng làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Da bị nhiễm trùng, nhiễm virus.
  • Bị bệnh bạch huyết.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

3. Tương tác thuốc

  • Vì thành phần hoạt chất Tacrolimus không bị chuyển hóa sau khi được thoa lên da. Do đó, chưa có nghiên cứu về tương tác ngoài da đối với thuốc Tacropic.
  • Lượng thuốc được hấp thụ sẽ được chuyển hóa bởi CYP3A4. Nó có tác động toàn thân rất ít. Tuy nhiên nó cũng có thể tương tác với các loại thuốc ức chế CYP3A4: Ketoconazol, erythromycin, itraconazol,… ở những đối tượng bị bệnh trên diện rộng, đỏ da.
  • Với trẻ em: Thuốc bôi Tacropic có thể tương tác với vắc – xin viêm não mô cầu nhóm huyết thanh C.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu / quá liều

Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da hiếm khi xảy ra tình trạng quá liều. Tuy nhiên, nếu không may nuốt phải hoặc thấy cơ thể có các biểu hiện quá mẫn, cần phải liên hệ với các trung tâm y tế để được cấp cứu kịp thời.

III/ Thông tin thêm về thuốc Tacropic

Nhà sản xuất

Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM) – VIỆT NAM

Dạng thuốc

Thuốc mỡ dùng để bôi ngoài da

Quy cách đóng gói

Hộp 1 tuýp, mỗi tuýp 10g.

Thuốc Tacropic giá bao nhiêu?

Giá thuốc Tacropic là 310.000vnđ/ tuýp.

Đây chỉ là mức giá tham khảo. Tùy vào từng đại lý phân phốI và các cơ sở kinh doanh khác nhau mà giá thuốc Tacropic được niêm yết khác nhau. Hãy liên hệ với các trung tâm y tế hoặc các cơ sở kinh doanh thuốc uy tín để được cung cấp thêm thông tin về giá thuốc Tacropic.

Trên đây là các thông tin tham khảo về thuốc bôi Tacropic. Để được cung cấp các thông tin mới nhất và chính xác nhất về loại thuốc này, vui lòng liên hệ với nhà sản xuất, các bác sĩ hoặc dược sĩ.

Hướng dẫn cách xóa vết chàm trên mặt bằng 7 cách tự nhiên

Vết chàm trên mặt không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình....

Chữa bệnh chàm bằng Đông y cổ phương

Theo quan niệm Đông y, chàm là tổn thương da cấp/ mãn tính do phong nhiệt và thấp nhiệt gây...

Bệnh chàm đồng tiền là một loại bệnh chàm mãn tính

Tìm hiểu về bệnh chàm đồng tiền (chàm đồng xu)

Bệnh chàm đồng tiền hay chàm đồng xu là một loại bệnh chàm mãn tính gây ngứa ngáy, khó chịu...

Bệnh chàm thể tạng là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Chàm thể tạng là bệnh da liễu xuất hiện ở nhiều độ tuổi và gây ra các triệu chứng như...

Kem bôi nào trị chàm sữa phổ biến hiện nay?

11 loại kem bôi trị chàm sữa phổ biến hiện nay

Lựa chọn một loại kem bôi trị chàm sữa không phải là điều dễ dàng với các bà mẹ. Bởi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.