Thuốc Stazemid có công dụng gì? Những điều cần lưu ý khi dùng

Thuốc Stazemid là dược phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm SaVi – VIỆT NAM. Thuốc được chỉ định cho những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim và được sử dụng để ngăn ngừa cơn đau tim – đột quỵ.

cong dung thuoc stazemid
Thuốc Stazemid có tác dụng hạ cholesterol nên được dùng để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ngăn ngừa đột quỵ

  • Tên thuốc: Stazemid
  • Phân nhóm: Thuốc tim mạch
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim

Những thông tin cần biết về thuốc Stazemid

1. Thành phần

Thuốc Stazemid có chứa các thành phần chính sau:

Thuốc Stazemid còn chứa các thành phần tá dược khác.

2. Cơ chế hoạt động

Simvastatin là thành phần có khả năng hạ cholesterol. Thành phần này là một chất ức chế men khử 3 – hydroxyl – 3 – methyl glutaryl –coenzyme A (men khử này là thành phần quan trọng trong phản ứng sinh tổng hợp cholesterol).

Simvastatin được hấp thu ở ống tiêu hóa và chuyển hóa qua gan. Sau đó được thải trừ chủ yếu quan phân.

Ezetimibe làm giảm cholesterol từ chế độ dinh dưỡng. Thành phần này thường được sử dụng kết hợp với các hoạt chất giảm cholesterol khác.

3. Chỉ định

Thuốc Stazemid được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
  • Ngăn ngừa đột quỵ, đau tim

4. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Stazemid cho bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc.

5. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Stazemid được bào chế ở dạng viên nén bao phim với các hàm lượng sau:

  • Stazemid 10/ 10 (bao gồm Simvastatin 10mg và Ezetimib 10mg)
  • Stazemid 20/ 10 (bao gồm Simvastatin 20mg và Ezetimib 10mg)

Quy cách:

  • Hộp 3 vỉ x 10 viên
  • Hộp 1 chai x 100 viên

6. Cách dùng – liều lượng

Sử dụng thuốc bằng đường uống. Nên nuốt viên thuốc với nước lọc.

thuốc stazemid 10/10
Nên uống thuốc Stazemid vào buổi tối

Liều dùng thông thường:

  • Sử dụng 1 – 2 viên/ lần/ ngày
  • Nên dùng vào buổi tối

Không sử dụng thuốc cho trẻ em. Đối tượng này có thể nhạy cảm hơn với hoạt động của thuốc.

7. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc hóa chất độc hại. Để thuốc xa tầm với của thú nuôi và trẻ nhỏ.

8. Giá thành

Thuốc Stazemid 20/10 được bán với giá 6.800 – 7.800 đồng/ viên.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Stazemid

1. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng thuốc Stazemid cho bệnh nhân nghiện rượu hoặc có vấn đề về gan. Nếu sử dụng thuốc cho các đối tượng này, cần kiểm tra chức năng gan thường xuyên.

Trong trường hợp đau cơ, yếu cơ không rõ nguyên nhân. Cần ngưng thuốc và thông báo với bác sĩ.

Độ an toàn của thuốc chưa được thiết lập ở phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú. Thảo luận với bác sĩ về rủi ro và lợi ích nếu điều trị bằng Stazemid trước khi sử dụng.

thuốc stazemid 20 10
Cần thực hiện chế độ ăn kiêng khoa học trong thời gian điều trị

Thực hiện chế độ ăn kiêng khoa học để giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ về vấn đề này để được hướng dẫn cách xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của Stazemid, bao gồm:

  • Đau cơ, yếu cơ không rõ nguyên nhân
  • Sốt
  • Mệt mỏi bất thường
  • Thường xuyên nhầm lẫn hoặc có vấn đề về trí nhớ
  • Đau rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu có màu sẫm
  • Tăng cân
  • Ít tiểu
  • Sưng tấy các ngón chân/ ngón tay
  • Miệng khô
  • Buồn ngủ
  • Sụt cân
  • Đau bụng trên
  • Vàng da hoặc mắt

Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Mất ngủ
  • Táo bón
  • Buồn nôn
  • Khó tiêu
  • Đau khớp
  • Đau đầu
  • Phát ban da nhẹ
  • Các triệu chứng tương tự cảm lạnh: đau họng, hắt hơi và nghẹt mũi

Với các tác dụng phụ ít nghiêm trọng, không cần thiết phải ngưng thuốc hoặc điều chỉnh liều. Tuy nhiên với tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn nên chủ động ngưng thuốc và thông báo với bác sĩ.

3. Tương tác thuốc

Phản ứng tương tác khiến hoạt động của thuốc thay đổi hoặc gia tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ. Để chủ động kiểm soát tương tác, bạn không nên tự ý sử dụng Stazemid với bất cứ loại thuốc nào.

Một số loại thuốc có thể tương tác với Stazemid, bao gồm:

  • Cyclosporin
  • Teriflunomide
  • Clofibrate
  • Simeprevir
  • Cholestyramine

Nếu bạn có ý định dùng Stazemid với thảo dược, vitamin hay thực phẩm chức năng, cần trình bày với bác sĩ chuyên khoa để dự phòng tương tác có thể xuất hiện.

Huyết áp cao là gì? Dấu hiệu nhận biết

Huyết Áp Cao: Nguyên nhân, Biểu hiện và Cách khắc phục

Huyết áp cao là tình trạng chỉ số áp lực máu lên thành động mạch vượt mức an toàn. Đây...

Triệu chứng cảnh báo suy tim

Bệnh Suy Tim (Yếu Tim): Biểu hiện và Cách Chữa trị

Bệnh suy tim có thể nói là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, khả năng biến chứng...

Cách hạ huyết áp tại nhà an toàn dễ thực hiện

Cách Hạ Huyết Áp Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Nhanh Chóng

Cách hạ huyết áp tại nhà an toàn được áp dụng như ngâm chân, massage, tập thở, uống nước,... Những...

Huyết áp là gì? Chỉ số bình thường

Huyết Áp là gì? Các yếu tố ảnh hưởng và Cách kiểm soát

Huyết áp là thuật ngữ chỉ áp lực máu lưu thông tác động vào thành động mạch. Những vấn đề...

Cao huyết áp vô căn là gì? Dấu hiệu nhận biết

Cao Huyết Áp Vô Căn: Dấu Hiệu, Biến Chứng và Cách Xử Lý

Cao huyết áp vô căn diễn biến âm thầm, khó xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng này...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.