Thuốc Sintrom có công dụng gì?

Thuốc Sintrom có chứa thành phần chính là Acevitymarol, có tác dụng chống đông máu, phòng tránh các bệnh về phổi, đau tim hoặc đột quy. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để sử dụng thuốc đúng cách, đúng mục đích.

Thông tin về thuốc Sintrom chuyên điều trị máu đông
  • Tên hoạt chất: Acenvitymarol
  • Tên biệt dược: Sintrom®
  • Phân nhóm: Thuốc chống đông máu
  • Dạng bào chế: Viên nén

I. Thông tin về thuốc Sintrom

1. Công dụng

Thuốc Sintrom được chỉ định để chống đông máu, làm tan cục máu đông, ngăn chặn tắc nghẽn mạch máu, phòng tránh tắc phổi, đau tim hoặc đột quỵ. Ngoài ra, thuốc Sintrom còn có tác dụng ngăn chặn Vitamin K – nguyên nhân hình thành cục máu đông.

2. Thành phần

Thành phần chính có trong thuốc Sintrom là hoạt chất Acenvitymarol.

3. Chống chỉ định

Thuốc Sintrom không được chỉ định cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc, hoặc các đối tượng thuộc các trường hợp sau:

Những đối tượng thuộc trường hợp khác có nhu cầu sử dụng thuốc, cần hỏi ý kiến tham vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc, không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định.

4. Liều dùng, cách sử dụng

Liều thông thường:

  • Ngày thứ nhất: Sử dụng 4 mg – 12 mg
  • Ngày thứ hai: Sử dụng 4 mg – 8 mg

Liều duy trì: Sử dụng từ 1 mg – 10 mg

5. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Cất giữ thuốc ở nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Đối với loại thuốc đã quá hạn sử dụng, bệnh nhân không được sử dụng và cần có cách xử lý hợp lý, không tự ý vứt bỏ thuốc vào bồn cầu hoặc cống rãnh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Sintrom

1. Thận trọng

Bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây khi điều trị bệnh bằng thuốc Sintrom:

  • Cần báo cáo đầy đủ các thông tin về bệnh tình của mình cho bác sĩ điều trị của mình được biết.
  • Không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Thuốc Sintrom có thể gây hại đến thai nhi. Bà mẹ cần thận trọng và cân nhắc giữa việc cho dùng thuốc và cho con bú, thuốc có thể truyền sang con thông qua đường cho bú.
  • Trong quá trình điều trị bằng thuốc Sintrom, bệnh nhân không được sử dụng rượu.
  • Hạn chế hoạt động thể thao mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe

2. Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc Sintrom có thể gặp phải các tác dụng phụ, bệnh nhân không cần quá lo lắng bởi các tác dụng phụ ấy có thể biến mất sau mấy ngày tiếp theo. Nhưng không được chủ quan với sức khỏe của mình. Nếu nghiêm trọng hơn, bệnh nhân cần ngưng sử dụng điều trị về thuốc và tìm bác sĩ để được trợ giúp.

Các triệu chứng của tác dụng phụ thường gặp như:

  • Buồn nôn
  • Rụng tóc
  • Phát ban da
  • Ngứa
  • Sưng mặt, sưng lưỡi, sưng cổ họng
  • Khó thở
  • Nhịp tim nhanh

Tác dụng phụ ít khi gặp phải như:

3. Tương tác thuốc

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Sintrom cùng với các loại thuốc đặc hiệu khác, có thể làm thay đổi chế độ hoạt động của thuốc và gia tăng ảnh hưởng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Bệnh nhân cần báo cáo với bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn khi đang sử dụng các loại thuốc sau:

  • Thuốc điều trị tăng huyết áp, rối loạn tim mạch và đau thắt ngực như: Amlodipin, Verapamil, Nifedipine, Nicardipine, Diltiazem, Amiodarone,…
  • Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra như: Doxycycline, Cloramphenicol, Clarithromycin, Co-trimoxazole, Ketoconazole, Metronidazole,…
  • Thuốc điều trị sốt, giảm đau không steroid như: Diclofenac, Ketoprofen, Flurbiprofen, Ibuprofen, Meloxicam, Piroxicam, Sulindac,…
  • Thuốc điều trị động kinh: Phenytoin, Phenobarbital,…
  • Thuốc điều trị bệnh tiểu đường: Glimepiride, Gliclazide,…
Cần báo cáo với bác sĩ khi bạn điều trị bệnh đồng thời thuốc Sintrom với các loại thuốc khác

4. Cách xử lý khi dùng thiếu liều hoặc quá liều

Xử lý khi quên liều dùng

Nếu trong quá trình dùng thuốc mà quên liều, bệnh nhân cần dùng ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp, thời gian sử dụng liều tiếp theo sắp đến, bệnh nhân cần bỏ qua liều quên và tiếp tục sử dụng thuốc theo lộ trình. Lưu ý, không được sử dụng liều gấp đôi để bù vào liều quên.

Xử lý khi quá liều dùng

Khi sử dụng thuốc quá liều có thể gây ra phản tác dụng thuốc, bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc, theo dõi chặt chẽ tình hình. Nếu thuộc vào trường hợp nghiêm trọng, cần di chuyển bệnh nhân đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được bác sĩ hoặc nhân viên y tế trợ giúp.

5. Ngưng sử dụng thuốc Sintrom khi nào?

Bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của thuốc gây ra, hoặc sử dụng thuốc trong thời gian tối đa nhưng bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm. Tốt nhất, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến tham vấn từ các bác sĩ và dược sĩ chuyên môn để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Thông tin bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin khái quát về thuốc Sintrom. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Bạn đọc có nhu cầu sử dụng thuốc nên tìm hiểu kỹ thông tin về thuốc trước khi sử dụng. Bệnh nhân không được sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng nhận biết đột quỵ thoáng qua

Đột Quỵ Thoáng Qua: Triệu chứng và Cách chẩn đoán, Xử Lý

Cơn đột quỵ thoáng qua xuất hiện khi có sự hiện diện bất thường của cục máu đông làm tắc...

Nguyên tắc chăm sóc người bị tai biến mạch máu não

Cách Chăm Sóc Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Tốt Nhất

Biết cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não giúp bệnh nhân có điều kiện phục hồi chức...

Lưu ý khi dùng thảo dược điều trị cao huyết áp

Dùng Thảo Dược Điều Trị Cao Huyết Áp Theo Dân Gian

Dùng thảo dược điều trị cao huyết áp thích hợp với đối tượng bệnh nhẹ. Trường hợp tăng huyết áp...

Mạch đập nhanh là như thế nào?

Mạch Đập Nhanh: Nguyên nhân và Cách làm ổn định nhanh

Tình trạng mạch đập nhanh bất thường có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài tùy thuộc...

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị xơ vữa động mạch

Thuốc Làm Tan Mảng Xơ Vữa Động Mạch [Lưu ý khi dùng]

Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các thuốc làm tan mảng xơ vữa động mạch,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *