Thuốc Ezetimibe có tác dụng gì?

Thuốc Ezetimibe là thuốc được chỉ định điều trị cholesterol cao, ngăn ngừa đột quỵ và đau tim. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để bổ trợ chế độ ăn kiêng. Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc, bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.

Thuốc Ezetimibe có tác dụng làm hàm lượng cholesterol cơ thể hấp thụ được
Thuốc Ezetimibe có tác dụng làm hàm lượng cholesterol cơ thể hấp thụ được

  • Tên sản phẩm: Ezetimibe 10 mg Tablets, Ezetimibe Sandox 10 mg
  • Tên hoạt chất: Zetia
  • Phân nhóm:  Thuốc ức chế hấp thụ Cholesterol
  • Dạng bào chế: Viên nén

I. Những thông tin về thuốc Ezetimibe

1. Thành phần

Thành phần chính có trong thuốc Ezetimibe là Zetia (10 mg) v

2. Tác dụng

Thuốc Ezetimibe có tác dụng:

  • Làm giảm hàm lượng cholesterol mà có thể hấp thụ được
  • Phòng ngừa tái phát các biến cố tim mạch
  • Hạ lipid giúp ức chế cholesterol trong ruột
  • Ngăn ngừa đột quỵ và đau tim

Bên cạnh đó, thuốc Ezetimibe cũng được sử dụng để bổ trợ chế độ ăn kiêng, giúp làm giảm cholesterol trong máu.

3. Chống chỉ định

Không được sử dụng thuốc cho các đối tượng bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc, hoặc các đối tượng thuộc các trường hợp dưới đây:

  • Có vấn đề về gan ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng, rối loạn chức năng gan
  • Có vấn đề về thận
  • Rối loạn tuyến giáp
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú
  • Đang điều trị bệnh bằng thuốc cholesterol statin

Tham khảo thêm: Thuốc Oxacillin có tác dụng gì?

4. Dược lý, cơ chế hoạt động

Ức chế sự hấp thụ cholesterol tại ruột non thông qua chất vận chuyển sterol, Niemann – Pick C1 – Like1, có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol có trong gan và tăng độ thải cholesterol trong máu. Tại gan và ruột non diễn ra sự liên hợp glucuronide, hình thành chất chuyển hóa, có thể trải qua tái chế enterohepatic.

Nồng độ huyết tương đạt đến đỉnh điểm từ 4 -12 giờ sau khi sử dụng thuốc.

Khoảng 78% bán thải ở dạng phân, 11% dạng nước tiểu, phần còn lại chuyển hóa ở dạng khác. Thời gian bán thải từ 22 giờ sau khi sử dụng thuốc.

Hiệu quả tối đa 2 – 4 tuần khi sử dụng thuốc.

5. Liều lượng – Cách dùng

Cách dùng

Sử dụng thuốc Ezetimibe mỗi ngày 1 lần. Bệnh nhân có thể sử dụng lúc bụng đói hoặc ăn no. Cần uống nhiều nước để quá trình hấp thụ thuốc diễn ra tốt hơn.

Liều dùng

Đối với cả trẻ em (trên 10 tuổi) và người lớn: Sử dụng 10 mg/ lần/ ngày.

6. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc trong hộp, ở nhiệt độ phòng. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Đối với thuốc Ezetimibe đã hết hạn sử dụng, không được tự ý vứt thuốc vào bồn cầu hoặc cống rãnh, cần hỏi ý kiến dược sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cách xử lý thuốc đúng cách.

Có thể bạn muốn biết: Protamine sulfate là thuốc gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng

II. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Ezetimibe

1. Lưu ý khi sử dụng thuốc

Bệnh nhân thuộc vào những trường hợp sau cần thận trọng khi sử dụng thuốc Ezetimibe:

  • Những đối tượng đang có vấn đề rối loạn chức năng gan ở mức trung bình hoặc nặng không được sử dụng thuốc.
  • Thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai và cho con bú; đối với phụ nữ cho con bú cần cân nhắc giữa việc dùng thuốc và cho con bú, thuốc có thể truyền sang con thông qua đường cho bú.
  • Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 10 tuổi.
Dành 15 - 30 phút mỗi ngày tập luyện thể dục thể thao
Dành 15 – 30 phút mỗi ngày tập luyện thể dục thể thao

Kết hợp với việc điều trị bệnh bằng thuốc, bệnh nhân cần thay đổi sinh hoạt hằng ngày sao cho phù hợp:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giảm ăn các thức ăn có chứa cholesterol và chất béo.
  • Dành 15 – 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, bạn có thể tập các bài tập đơn giản đến phức tạp, tránh tập quá sức.
  • Theo dõi và kiểm soát cân nặng một cách chặt chẽ.
  • Thường xuyên xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan.

2. Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ của thuốc Ezetimibe thường gặp phải như: sốt, đau đầu, sổ mũi, viêm họng,… Những tác dụng phụ này có thể hết trong khoảng thời gian ngắn. Nhưng đối với một số trường hợp mắc phải khác, xét về mức độ nghiêm trọng hơn, bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn về vấn đề bạn đang gặp:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Buồn nôn
  • Táo bón
  • Trào ngược dạ dày
  • Tim đập nhanh
  • Đau bụng dạng khí
  • Chuột rút cơ bắp hoặc co thắt cơ
  • Phát ban da
  • Vàng da
  • Giảm tiểu cầu
  • Tăng huyết áp

Tham khảo thêm: Thuốc Simvastatin có công dụng gì?

3. Tương tác thuốc

Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân có thể dùng đồng thời thuốc Ezetimibe với các loại thuốc cholesterol khác, nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng như:

  • Fenofibrate
  • Atorvastatin
  • Lovastatin
  • Simvastatin
  • Pravastatin
  • Fluvastatin
Cần thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc Ezetimibe với các loại thuốc khác
Cần thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc Ezetimibe với các loại thuốc khác

Và cần thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc Ezetimibe với các thuốc khác, không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc mang lại mà còn làm gia tăng gây ra tác dụng phụ của thuốc:

  • Gemfibrozil
  • Cyclosporine
  • Bezafibrate
  • Sequestrant axit mật
  • Eltrombopag
  • Fenofibrate
  • Teriflunomide
  • Tolvaptan

Các loại thuốc khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ trong việc sử dụng đồng thời các loại thuốc khác nhau. Bạn cần cho bác sĩ biết đầy đủ thông tin về bệnh tình cũng như thuốc đang và đã sử dụng trong thời gian gần đây.

4. Cách xử lý khi quá liều hoặc quên liều

Xử lý khi quên liều

Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc mà quên liều, cần dùng ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian sử dụng liều tiếp theo sắp đến, bệnh nhân cần bỏ qua liều quên và tiếp tục dùng thuốc theo lộ trình. Không được sử dụng gấp đôi liều thuốc để bù vào liều quên.

Xử lý khi quá liều

Đối với các trường hợp quá liều, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ sơ cứu kịp thời.

5. Thuốc Ezetimibe được bán trên thị trường với giá bao nhiêu?

Bạn đọc có thể tìm mua thuốc Ezetimibe tại các cửa hàng thuốc tây, phòng khám hoặc bệnh viện với giá tham khảo 85.000 VNĐ/ hộp (10 viên x 10 vỉ). Trong mỗi hộp thuốc có tờ giấy hướng dẫn sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất, tốt hơn có thể hỏi ý kiến từ dược sĩ bán thuốc hoặc bác sĩ điều trị bệnh.

Thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo về thuốc Ezitimibe. Bạn đọc có nhu cầu sử dụng thuốc cần tìm hiểu rõ thông tin về thuốc hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh bằng thuốc đúng cách, đúng mục đích.

Có thể bạn quan tâm

Người huyết áp cao có nên uống rượu bia không?

Uống Rượu Bia Có Làm Tăng Huyết Áp Không? Giải Đáp

Uống rượu bia có làm tăng huyết áp không? Thực tế đồ uống chứa cồn, chứa chất kích thích không...

Triệu chứng nhận biết xơ vữa động mạch vành

Xơ Vữa Động Mạch Vành: Nguyên nhân, Chẩn đoán, Chữa trị

Xơ vữa động mạch vành có khả năng gây biến chứng ảnh hưởng nguy hiểm. Đây là một trong những...

Nhận biết dấu hiệu nhồi máu cơ tim

Nhồi Máu Cơ Tim Ở Người Trẻ: Cách điều trị và Phòng tránh

Hiện nay tỷ lệ nhồi máu cơ ở người trẻ ngày càng gia tăng. Đây là hồi chuông đáng báo...

Đột quỵ và tai biến là gì? Có khác nhau không?

Đột Quỵ và Tai Biến: Cách Phân Biệt, Phòng Tránh

Đột quỵ và tai biến có phải là hai bệnh lý khác biệt không? Đây là thắc mắc được nhiều...

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ khi ngủ

Dấu Hiệu Đột Quỵ Khi Ngủ: Nhận Biết Sớm Để Phòng Tránh

Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ thường dễ bị nhầm lẫn với các biểu hiện khi cơ thể mệt mỏi,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *