Thuốc Singulair là thuốc gì?

Thuốc Singulair (montelukast) là thuốc kê đơn được dùng để cải thiện chứng ho khò khè, khó thở, giảm tần suất cơn hen hoặc ngăn ngừa hen do tập luyện thể dục. Singulair cũng có thể được dùng để khắc phục triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi do bệnh viêm mũi dị ứng (còn được gọi là sốt cỏ khô).

Singulair
Singulair (Montelukast) là thuốc kê đơn được dùng điều trị hen suyễn, co thắt phế quản, viêm mũi dị ứng.

  • Tên chung: Montelukast
  • Tên biệt dược: Singulair

I. Thông tin về thuốc Singulair

Thuốc Singulair là dược phẩm của Merck, được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận sử dụng vào năm 1998 để điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh hen suyễn. Đọc kĩ một số thông tin về thành phần, công dụng, dạng và liều lượng, hướng dẫn sử dụng để dùng thuốc đúng cách.

1. Thành phần

  • Montelukast

2. Công dụng

Thành phần Montelukast trong thuốc hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn leukotrien – chất được cơ thể giải phóng khi hít phải chất gây dị ứng như phấn hoa gây thắt chặt cơ quanh đường thở và kích hoạt triệu chứng bệnh hen suyễn, dị ứng.

Thuốc Singulair được dùng để phòng ngừa và khắc phục:

  • Chứng thở khò khè, ho, khó thở của bệnh hen suyễn.
  • Chứng nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi của bệnh viêm mũi dị ứng.
  • Ngăn ngừa cơn co thắt phế quản do tập luyện thể dục thể thao.
  • Giảm sưng, viêm ở đường thở.

Lưu ý:

  • Thuốc không có tác dụng ngay lập tức, thường phải mất 3 – 4 ngày mới phát huy tác dụng nên không được dùng để điều trị cơn hen suyễn đột ngột hay các vấn đề hô hấp khác.
  • Không giống những loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khác (như Claritin hoặc Allegra), Singulair không phải là thuốc kháng histamin (thuốc giảm histamin trong cơ thể, chống lại chất gây dị ứng). Do đó, Singulair không phải là lựa chọn tối ưu cho người bị viêm mũi dị ứng mặc dù nó có thể khắc phục được triệu chứng bệnh.

3. Chống chỉ định

  • Không dùng thuốc Singulair cho bệnh nhân bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4. Dạng bào chế

  • Viên uống: singulair 10 mg
  • Viên nhai: singulair 5 mg, singulair 4 mg
  • Thuốc dạng cốm: singulair 4 mg/ gói.

5. Hướng dẫn sử dụng

Đọc kĩ hướng dẫn được in trên nhãn dán hoặc hỏi thăm ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng để dùng thuốc đúng cách.

  • Thuốc dùng đường uống, có thể dùng kèm với thức ăn.
  • Đối với dạng viên nhai: nhai kỹ trước khi nuốt.
  • Đối với dạng viên nén thông thường: uống nguyên viên
  • Dùng thuốc Singulair cùng một thời điểm trong ngày để đảm bảo hiệu quả trị bệnh.
  • Nếu bạn đang dùng Singulair điều trị đồng thời hen suyễn và dị ứng, hãy dùng thuốc vào buổi tối.
  • Nếu đang dùng thuốc Singulair để ngăn dị ứng, bạn có thể dùng thuốc vào buổi sáng hoặc buổi tối đều được.
  • Nếu đang dùng thuốc Singulair ngăn ngừa co thắt phế quản sau khi tập thể dục, lưu ý dùng thuốc tối thiểu 2 giờ trước đó và không dùng thêm bất kỳ liều nào trong vòng 24 giờ. Không dùng thuốc Singulair trước khi tập thể dục nếu như bạn đã dùng thuốc trên điều trị bệnh hen suyễn hay dị ứng.
  • Không tự ý tăng, giảm liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Tiếp tục sử dụng thuốc để kiểm soát cơn hen kể cả khi không có triệu chứng của bệnh hen suyễn.
  • Không dùng thuốc cho những cơn hen suyễn cấp. Thay vào đó, bạn nên chuẩn bị cho mình sẵn thuốc dạng hít có tác dụng ngay tức thì.
  • Liên hệ với chuyên gia nếu như nhận thấy triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn sau khi dùng Singulair hoặc thuốc không phát huy công dụng đáng kể.

6. Liều dùng

Liều dùng cho người lớn

  • Điều trị dự phòng và điều trị duy trì hen suyễn: Dùng 10 mg/ lần/ ngày vào buổi tối.
  • Co thắt phế quản do tập thể dục: Dùng 10 mg trước khi tập thể dục 2 giờ, không dùng thêm liều trong vòng 24 giờ.
  • Viêm mũi dị ứng theo mùa hay viêm mũi dị ứng lâu năm: Dùng 10 mg/ lân/ ngày.

Liều dùng cho trẻ em:

Điều trị dự phòng và duy trì cho trẻ hen suyễn:

  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi: chưa được thiết lập.
  • Trẻ 12 – 24  tháng tuổi: 4 mg (cốm)/ lần/ ngày, dùng vào buổi tối.
  • Trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi: Dùng 4 mg (viên nhai hoặc cốm uống)/ lần/ ngày vào buổi tối.
  • Trẻ từ 6 -15 tuổi: Dùng 5 mg (viên nhai)/ lần/ ngày vào buổi tối.
  • Trẻ trên 15 tuổi: Dùng 10 mg thuốc dạng viên/ lần/ ngày vào buổi tối.

Điều trị dự phòng co thắt phế quản do tập thể dục:

  • Trẻ từ 6-15 tuổi: Dùng 5 mg (viên nhai) trước khi tập thể dục khoảng 2 giờ đồng hồ.
  • Trẻ lớn hơn 15 tuổi: Dùng 10 mg trước khi tập thể dục khoảng 2 giờ đồng hồ.
  • Nếu đang được dùng thuốc kê đơn khác có công dụng tương tự, không dùng Singulair liều bổ sung.

Viêm mũi dị ứng lâu năm

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: an toàn chưa được nghiên cứu kiểm chứng.
  • Trẻ em từ 6 – 24 tháng tuổi: 4 mg (cốm)/ lần/ ngày.
  • Trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi: 4 mg (viên nhai hoặc hạt)/ lần/ ngày.
  • Trẻ từ 6 – 15 tuổi: Dùng 5 mg (viên nhai)/ lần/ ngày.
  • Trẻ lớn hơn 15 tuổi: Dùng 10 mg (thuốc viên)/ lần/ ngày.

Viêm mũi dị ứng theo mùa

  • Trẻ dưới 2 tuổi: an toàn chưa được nghiên cứu kiểm chứng.
  • Trẻ từ 2 – 6 tuổi: 5 mg (viên nhai) hoặc 4 mg (cốm) / lần/ ngày.
  • Trẻ từ 6 – 15 tuổi: 5 mg (viên nhai)/ lần/ ngày.
  • Trẻ trên 15 tuổi: 10 mg (thuốc viên)/ lần/ ngày.

7. Giá thuốc Singulair

Thuốc singulair đang được bán với mức giá như sau:

  • Singulair 4mg:  380.000 VNĐ/hộp
  • Singulair 5mg:  405.00 VNĐ/hộp
  • Singulair 10mg:  400.000 VNĐ/hộp

Tìm hiểu: Thuốc Moral 4 điều trị và dự phòng các bệnh về đường hô hấp

II. Một số lưu ý khi dùng thuốc Singulair

Đọc kĩ một số thông tin sau để biết được những rủi ro có thể gặp phải khi dùng Singulair điều trị bệnh.

1. Khuyến cáo và thận trọng

  • Trước khi dùng thuốc Singulair, thông báo với chuyên gia nếu như bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc hoặc có bất kỳ dị ứng khác liên quan đến việc dùng thuốc điều trị.
  • Thông báo cho chuyên gia biết bệnh sử, đặc biệt là bệnh gan.
  • Các viên nhai có thể chứa aspartame. Nếu bạn bị phenylketon niệu (PKU) hoặc bất kỳ tình trạng nào khác yêu cầu hạn chế/ tránh aspartame (hoặc phenylalanine) trong chế độ ăn uống, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để dùng thuốc một cách an toàn.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai, chỉ nên dùng thuốc khi lợi ích đem lại lớn hơn rủi ro.
  • Singulair có thể được thải trừ qua sữa mẹ. Tham khảo ý kiến chuyên gia về việc dùng thuốc trước khi cho con bú.

2. Tác dụng phụ

Nhìn chung, Singulair được xem là thuốc tương đối an toàn mặc dù tác dụng phụ đôi khi cũng có thể xảy ra. Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc trên điều trị là:

  • Nổi mề đay
  • Thay đổi tâm trạng
  • Nhức đầu hoặc chóng mặt
  • Đau bụng, ợ nóng, buồn nôn hoặc thay đổi nhu động ruột
  • Đau răng hoặc nhiễm trùng
  • Đau tai hoặc nhiễm trùng
  • Yếu cơ
  • Viêm kết mạc
  • Mệt mỏi
  • Các triệu chứng giống như cúm

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị hoặc gia tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ. Cụ thể, Singulair có thể tương tác với những thuốc sau:

  • Thuốc có chứa phenobarbital hoặc rifampin.
  • Triệu chứng bệnh có xu hướng tồi tệ hơn khi dùng aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID).

Để tránh tương tác thuốc, bệnh nhân nên thông báo với chuyên gia những loại thuốc điều trị khác đang sử dụng đồng thời. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu:

  • Thay đổi cách dùng của một trong các loại thuốc.
  • Thay đổi một trong các loại thuốc.
  • Ngưng dùng một trong các loại thuốc.

4. Nên làm gì khi thiếu liều/ quá liều?

  • Thiếu liều có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc trị bệnh. Vì thế, bạn hãy dùng thuốc ngay sau khi nhớ ra. Nếu liều dùng bị bỏ lỡ gần sát với liều tiếp theo, nên bỏ qua và dùng thuốc đúng như lịch trình. Không gấp đôi liều để bắt kịp tiến độ dùng thuốc.
  • Đối với trường hợp quá liều làm xuất hiện biểu hiện nghiêm trọng, nên liên hệ với chuyên gia để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đây chưa phải là danh sách đầy đủ những tác dụng phụ có thể mắc phải khi dùng thuốc Singulair điều trị. Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng bất thường không được liệt kê bên trên, nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và tìm hướng khắc phục.

Trên đây, bài viết vừa liệt kê một số thông tin về thuốc Singulair. Nếu có bất kỳ thắc mắc trong quá trình dùng thuốc, bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể hơn.

Có thể bạn quan tâm

Biến chứng bệnh hen suyễn

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh hô hấp mạn tính tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khi không sớm phát hiện...

Tìm hiểu sự ảnh hưởng của thời tiết đối với người bệnh hen suyễn

Bên cạnh các yếu tố như da động vật, phấn hoa, khói bụi từ môi trường bị ô nhiễm, sự...

Hen suyễn ở trẻ em và trẻ sơ sinh: Triệu chứng & phương pháp điều trị

Theo thống kê ở Mỹ có 25 triệu người mắc bệnh hen suyễn thì có tới 7 triệu bệnh nhân...

Người bị hen suyễn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch

Hen suyễn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tuy nhiên các triệu chứng đau tim như đau ngực...

Hen suyễn và dị ứng: Tìm hiểu mối liên hệ giữa hai căn bệnh

Hen suyễn và dị ứng thường có mối liên quan với nhau. Chính vì vậy, việc phòng ngừa một trong...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *