Thuốc Bimoxine chống nhiễm khuẩn đường hô hấp

Bimoxine là một loại thuốc kháng sinh thường được dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Những thông tin về thuốc dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm thông tin cũng như sử dụng một cách hiệu quả và an toàn nhất.

thông tin về thuốc Bimoxine
Thuốc Bimoxine thường được dùng để điều trị các vấn đề về Tai mũi họng.

  • Tên thuốc: Bimoxine
  • Phân nhóm: Thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc kháng virus, kháng nấm và chống ký sinh trùng.
  • Xuất xứ: Việt Nam

I- Một số thông tin bạn cần biết về thuốc Bimoxine

Dưới đây là những thông tin về thành phần thuốc, chỉ định và liều lượng của thuốc.

1- Thành phần thuốc

Bimoxine được sản xuất dưới dạng gói, bên trong có chứa thuốc dạng bột nghiền. Mỗi hộp thuốc bao gồm 25 gói, mỗi gói có khối lượng tịnh là 3.8g.

Về thành phần, Bimoxine được điều chế từ Amoxicillin 125mg và Cloxacilin 125mg.

2- Chỉ định

Được biết đến là một loại thuốc kháng khuẩn, Bimoxine thường dùng để điều trị các vấn đề về đường hô hấp, tiết niệu, màng não cụ thể như:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Các vấn đề về Tai – mũi – họng như viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa.
  • Nhiễm khuẩn đường niệu – sinh dục.
  • Da và mô mềm bị nấm tấn công.
  • Viêm nội tâm mạc.
  • Viêm màng não do vi khuẩn.
  • Nhiễm khuẩn xương tủy.
  • Áp – xe não.
  • Nhiễm khuẩn huyết.

3- Dược lực học và dược động học

Dược lực học:

Bimoxine là sự kết hợp giữa Amoxicillin – một dẫn chất bán tổng hợp của Penicillin và Cloxacillin. Những kháng sinh này đều được tạo ra từ sự Cetyl hóa Acid 6 Aminopenicilanic, có tác dụng diệt khuẩn (do có khả năng ức chế sự tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn).

Dược động học:

Dược động học của thuốc chủ yếu là dựa vào phản ứng của 2 thành phần cấu tạo nên, cụ thể như sau:

Amoxicilin tỏ ra khá bền vững trong môi trường acid dịch vị và không bị biến đổi bởi các chất có trong thức ăn. Thành phần này có khả năng phân bố rất nhanh vào hầu hết các mô và dịch lỏng trong cơ thể (với các nồng độ khác nhau). Thời gian bán thải diễn ra từ 1h- 1.5h, có thể kéo dài hơn đối với trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Khoảng 60% lượng thuốc được bài tiết qua nước tiểu sau 6-8h.

Cloxacillin hấp thu qua đường tiêu hóa một cách không hoàn toàn do thức ăn trong dạ dày cản trở. Nồng độ điều trị có thể đạt được tối đa trong dịch màng phổi, hoạt dịch và trong xương (ít qua tủy và não, trừ khi màng não bị viêm). Ngoài ra, nồng độ trong huyết tương tăng cao từ 1-2h sau khi uống, thời gian bán tải từ nửa tiếng đến 1h và sẽ có khả năng kéo dài đối với trẻ sơ sinh. Khoảng 35% lượng thuốc sẽ được bài tiết qua nước tiểu.

Có thể bạn muốn biết: Thuốc Alfigold có tác dụng gì?

4- Liều dùng và cách dùng thuốc

Bimoxine được chỉ định dùng mỗi ngày 3 lần và dùng xa bữa ăn. Thời gian giữa bữa ăn và liều thuốc nên cách nhau từ 1-2h là tối thiểu. Liều dùng cụ thể cho từng độ tuổi được quy định khá rõ ràng như sau:

  • Người lớn: Dùng 2 gói/lần sau bữa ăn chính.
  • Trẻ em từ 5 đến 15 tuổi: Dùng nửa gói/ lần.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi: Dùng từ 1/3 đến 1/2 gói mỗi lần (dưới sự giám sát của bác sĩ).
thành phần và liều dùng của Bimoxine
Bimoxine có liều dùng khác biệt ở từng độ tuổi và được điều chế theo dạng bột nghiền.

II- Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Bimoxine

Bên cạnh những thông tin trên, chúng ta cần lưu ý đến chống chỉ định, tương tác thuốc, các tác dụng phụ và thận trọng khi dùng Bimoxine.

1- Tương tác thuốc

Ở liều lượng xác định, một số thuốc sau đây sẽ có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của Bimoxine, cụ thể như:

  • Probenecid: Làm giảm sự bài tiết của Amoxicillin (ở ống thận).
  • Cloxacillin: Giảm đáng kể các thuốc tránh thai dùng ở đường uống.
  • Allopurinol: Có khả năng cao gây dị ứng, nổi mẩn da khi dùng kết hợp với Amoxicillin.
  • Chloramphenicol, Tetracycline: Làm giảm công dụng kháng khuẩn của Amoxicillin và Cloxacillin – hai thành phần tạo nên thuốc Bimoxine.

Tham khảo: Natri Cromolyn – Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng và hen suyễn

2- Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng gói uống dạng bột nghiền Bimoxine không đúng liều lượng, hoặc do thể trạng đặc biệt thì có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn sau một thời gian ngắn. Các tác dụng phụ được chia thành: thường gặp, ít gặp và hiếm gặp.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Nổi ban hồng hoặc đỏ trên da.

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Buồn nôn và nôn.
  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Nổi mề đay trên diện rộng.
  • Xuất hiện tình trạng đa hồng cầu.
  • Hội chứng Stevens– Johnson (ít gặp).

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Thiếu máu cấp tính.
  • Giảm tiểu cầu.
  • Xuất huyết dưới da thành những ban đỏ.
  • Tăng bạch cầu Eosin, đồng thời giảm hoặc mất đi bạch cầu hạt.
  • Viêm kết tràng màng giả.
  • Viêm gan.
  • Vàng da, ứ mật.

Trong trường hợp gặp phải những biểu hiện trên, bệnh nhân cần được đưa đến bác sĩ ngay để có thể ngăn chặn các hậu quả khó lường có thể xảy ra.

3- Thận trọng khi dùng thuốc

Thuốc Bimoxine cần được dùng một cách hết sức thận trọng đối với người già, tốt nhất nên có sự giám sát trực tiếp của bác sĩ.

Người bị nghi ngờ đang gặp phải tình trạng gia tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn cũng thuộc vào nhóm đối tượng không được khuyến cáo sử dụng Bimoxine.

Bên cạnh đó, thuốc có chứa Aspartame vì vậy cần tránh dùng trong trường hợp bị Phenylketon niệu. Đối với phụ nữ đang có thai hoặc đang trong thời kì cho con bú, các hoạt dược trong thuốc hoàn toàn có thể đi qua nhau thai và tồn tại trong sữa mẹ. Do đó, phụ nữ đang trong 2 giai đoạn nhạy cảm này cần hết sức thận trọng khi dùng, hoặc tốt nhất là không nên dùng Bimoxine.

Như vậy, bài viết vừa cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về thuốc Bimoxine ở mức độ tham khảo. Để có thể tìm hiểu rõ hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

4 Cách chữa viêm họng bằng quả la hán hiệu quả bạn nên thử

Theo Đông y, quả la hán có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt và nhuận tràng. Vì vậy, chúng thường...

Sau phẫu thuật hạt xơ thanh quản, người bệnh không cần kiêng nói mà chỉ cần hạn chế nói nhiều, nói lớn tiếng.

Sau phẫu thuật hạt xơ dây thanh phải kiêng nói bao lâu ?

Phẫu thuật hạt xơ dây thanh giúp loại bỏ những khối hạt trong bề mặt niêm mạc thanh quản, giúp...

Chữa viêm mũi dị ứng bằng dầu khuynh diệp mang lại hiệu quả cao

Chữa viêm mũi dị ứng bằng dầu khuynh diệp có được không?

Để chữa trị được dứt điểm các triệu chứng mà viêm mũi dị ứng gây nên chúng ta có rất...

Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

Bệnh ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không?

Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không? Vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như...

Ung thư lưỡi là gì? Có nguy hiểm không?

Ung thư lưỡi là gì? Hình ảnh, dấu hiệu, cách điều trị

Ung thư lưỡi là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *