Thuốc Mucolator là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Mucolator là thuốc tiêu đờm. Thuốc được ứng dụng trong điều trị triệu chứng tiết dịch đờm ở bệnh nhân viêm phế quản và viêm phổi. Dùng thuốc bằng cách xông thuốc, truyền thuốc trực tiếp vào phế quản. Người bệnh cần phải có thiết bị hỗ trợ trong quá trình dùng thuốc Mucolator.

Thuốc Mucolator là thuốc tiêu đờm, tiêu dịch nhầy.
Thuốc Mucolator là thuốc tiêu đờm, tiêu dịch nhầy.
  • Tên biệt dược: Mucolator®;
  • Tên hoạt chất: Acetylcysteine;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc long đờm;
  • Dạng bào chế: Dạng bột pha.

Những thông tin cần biết về thuốc Mucolator

1. Thành phần thuốc

Thuốc Mucolator được bào chế từ chất Acetylcysteine và một số loại phụ liệu khác. Chất Acetylcysteine trong thuốc có công dụng điều hoà các chất dịch nhầy, tiêu đờm nhớt.

2. Công dụng

Thuốc Mucolator được dùng để điều trị dịch nhầy tiết ra khi người bệnh bị:

  • Viêm phổi cấp tính;
  • Viêm phổi mãn tính;
  • Viêm phế quản cấp tính
  • Viêm phế quản mãn tính.

3. Chống chỉ định

Thuốc Mucolator không thích hợp dùng trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với chất Acetylcystein hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ dưới 2 tuổi.
Thuốc Mucolator được dùng trong điều trị dịch nhầy do bệnh viêm phế quản, viêm phổi gây ra.
Thuốc Mucolator được dùng trong điều trị dịch nhầy do bệnh viêm phế quản, viêm phổi gây ra.

4. Cách dùng

Người bệnh dùng thuốc bằng cách hít dịch thuốc vào cơ thể bằng đường mũi. Thông thường, để dùng được loại thuốc này, bệnh nhân cần phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ từ bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ pha thuốc với nước và rót vào thiết bị xông thuốc. Bệnh nhân sẽ đeo mặt nạ hoặc ống ngậm để truyền thuốc vào phế quản, phổi.

Mỗi trường hợp bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định một liều lượng sử dụng khác nhau.

Liều dùng thông thường là:

Người lớn

  • Số lượng: 1 gói/lần;
  • Số lần: 2 – 3 lần/ngày.

Trẻ từ 6 – 14 tuổi

  • Số lượng: 1 gói/lần;
  • Số lần: 2 lần/ngày.

Trẻ từ 2 – 5 tuổi

  • Số lượng: ½ gói/lần;
  • Số lần: 2 – 3 lần/ngày.

5. Bảo quản thuốc

Người dùng bảo quản thuốc Mucolator như chỉ dẫn sau:

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30 độ C;
  • Không để thuốc ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp;
  • Dùng thuốc ngay sau khi mở gói thuốc. Để thuốc tiếp xúc với không khí quá lâu có thể khiến thuốc bị nhiễm khuẩn;
  • Khi thuốc đã quá hạn sử dụng, người dùng tuyệt đối không được dùng thuốc và không nên tiếp tục lưu trữ thuốc;
  • Để thuốc ở xa tầm tay trẻ em.
Người bệnh cần phải dùng thiết bị mặt nạ xông thuốc để hỗ trợ trong quá trình dùng thuốc Mucolator.
Người bệnh cần phải dùng thiết bị mặt nạ xông thuốc để hỗ trợ trong quá trình dùng thuốc Mucolator.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Mucolator

1. Thận trọng

Đối với trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc. Hiện nay, chưa có những báo cáo rõ ràng về độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ đang có thai, đang cho con bú. Người bệnh cần cho bác sĩ biết mình đang mang thai hoặc đang cho con bú để bác sĩ xem xét tình hình và đưa ra chỉ định phù hợp.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Mucolator rất hiếm khi gây ra tác dụng phụ. Đối với một số trường hợp cơ địa hoàn toàn không tương thích với thuốc, Mucolator có thể gây ra những triệu chứng sau:

  • Viêm miệng;
  • Ù tai;
  • Rối loạn tiêu hoá.

Trên đây chỉ là những trường hợp hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ người dùng có thể gặp phải. Hãy khai báo ngay với bác sĩ nếu bạn gặp phải những triệu chứng khó chịu nào trong quá trình điều trị bằng thuốc.

Thuốc Mucolator có thể gây ra một số tác dụng phụ, người bệnh cần chú ý trong quá trình điều trị.
Thuốc Mucolator có thể gây ra một số tác dụng phụ, người bệnh cần chú ý trong quá trình điều trị.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Mucolator có thể tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Thuốc trị ho;
  • Thuốc kháng sinh Tetracycline;
  • Thuốc Nitroglycerin.

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Mucolator, người bệnh cần tránh dùng thêm các loại thuốc trên. Các loại hoá dược trong hai loại thuốc có thể phản ứng với nhau và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng.

4. Mua thuốc Mucolator ở đâu?

Thuốc Mucolator do công ty Abbott Laboratories Pakistan sản xuất. Thuốc được đóng gói trong hộp giấy đẹp mắt. Hiện nay, thuốc đã được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Thuốc chủ yếu được phân phối cho các bệnh viện, dùng để điều trị trực tiếp cho bệnh nhân tại bệnh viện.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu & điều trị

Viêm tiểu phế quản là căn bệnh viêm đường hô hấp cấp dễ mắc nhất ở trẻ em, đặc biệt...

Xin hỏi viêm phế quản có lây nhiễm không bác sĩ?

Hỏi: "Thưa bác sĩ, tôi được chẩn đoán là bị viêm phế quản cấp tính và đang được điều trị...

Các bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp bằng củ cải trắng

Công dụng của củ cải trắng trong điều trị bệnh đường hô hấp

Trị viêm phế quản bằng củ cải trắng là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ. Ngoài ra,...

10 lời khuyên giúp bạn kiểm soát bệnh viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính xảy ra khi các ống phế quản (đường dẫn ở phổi) bị kích thích và...

Viêm phế quản có thể trở thành bệnh viêm phổi nếu không điều trị?

Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vô cùng phổ biến, có khoảng 6% trẻ em và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.