Thuốc Rantac là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Rantac là thuốc được dùng để điều trị các triệu chứng của viêm loét dạ dày, tá tràng và trào ngược axit. Nếu có ý định dùng thuốc, bạn nên biết qua về liều dùng và những lưu ý khi dùng.

Thuốc Rantac là thuốc được dùng để điều trị các triệu chứng của viêm loét dạ dày, tá tràng và trào ngược axit.
Thuốc Rantac là thuốc được dùng để điều trị các triệu chứng của viêm loét dạ dày, tá tràng và trào ngược axit.

  • Tên biệt dược: Rantac 150;
  • Tên hoạt chất: Ranitidine;
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

Những thông tin cần biết về thuốc Rantac

1. Chỉ định

Thuốc Rantac được chỉ định điều trị các triệu chứng hoặc bệnh lý sau:

Thuốc Rantac có tác dụng điều trị dứt điểm và điều trị dài hạn các bệnh kể trên.

Xem thêm: TOP 5 thuốc đặc trị trào ngược dạ dày của Mỹ tốt nhất

 2. Thành phần

Mỗi viên thuốc Rantac được báo chế với hàm lượng 150 mg. Thành phần chính trong thuốc là hoạt chất Ranitidine có tác dụng ức chế tiết dịch vị axit, giảm thiểu tình trạng nóng rát dạ dày.

3. Chống chỉ định

Thuốc Rantac không được chỉ định dùng cho những bệnh nhân quá mất cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4. Cách dùng và liều dùng

Bệnh nhân uống thuốc trực tiếp với nước lọc. Không nên uống thuốc với sữa, nước có gas hoặc cà phê,… Các loại nước khác có thể làm giảm khả năng hoạt động của Rantac.

Về liều dùng, mỗi bệnh lý sẽ có liều dùng thuốc khác nhau:

Bệnh viêm thực quản, viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng

  • Số lượng: 1 viên/lần;
  • Số lần: 2 lần/ngày.
  • Nên uống thuốc trước khi đi ngủ và duy trì liều uống trong quãng thời gian từ 4 đến 6 tuần.

Hội chứng Zollinger-Ellison

  • Số lượng: 1 viên/lần;
  • Số lần: 3 lần/ngày.
Bệnh nhân uống thuốc Rantac trực tiếp với nước lọc.
Bệnh nhân uống thuốc Rantac trực tiếp với nước lọc.

Lưu ý, thông tin về liều dùng của thuốc áp dụng cho các trường hợp phổ biến. Đồng thời, thông tin trên không thay thế cho chỉ định của nhân viên y tế. Bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên viên y tế.

5. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc Rantac ở nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30 độ C.

Để thuốc ở xa tầm tay trẻ em.

Nếu nhận thấy thuốc có dấu hiệu bị côn trùng cắn, ẩm mốc hay biến chất, bạn không nên tiếp tục sử dụng. Dùng thuốc ở những tình trạng này có thể khiến tác dụng của thuốc suy giảm. Thậm chí, thuốc đã bị hư hỏng làm phát sinh những triệu chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Các loại thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Rantac

1. Thận trọng

Một số trường hợp bệnh nhân sau cần thận trọng khi có ý định dùng thuốc:

  • Bệnh nhân bị suy thận;
  • Trẻ em;
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

Bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Rantac có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ như:

Một số tác dụng phụ thường gặp

  • Đau đầu;
  • Đau cơ;
  • Chóng mặt;
  • Táo bón;
  • Tiêu chảy;
  • Khô miệng’
  • Nổi ban đỏ;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Mệt mỏi;
  • Thay đổi men gan.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp

  • Quá mẫn cảm;
  • Nhịp tim chậm;
  • Block nhĩ thất.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Rantac có thể tác động đến một số loại thuốc khác. Hiện tượng này gọi là tương tác thuốc. Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng điều trị hoặc làm phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng.

Thuốc Rantac có thể tác động đến một số loại thuốc khác.
Thuốc Rantac có thể tác động đến một số loại thuốc khác.

Thuốc Rantac có tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Ketoconazone;
  • Fluconazol;
  • Itraconazol;
  • Clarithromycin;
  • Muối, oxyd, hydroxyd của Mg, Al, Ca.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Nếu bạn dùng Rantac thiếu một liều, bạn nên uống ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến liều dùng tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo đúng kế hoạch. Hãy nhớ rằng, dùng thiếu một liều không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên tình trạng này lặp lại nhiều lần có thể khiến thuốc Rantac giảm tác dụng trong việc điều trị. Vì vậy bạn hãy uống thuốc theo đúng tần suất được chỉ định.

Trong trường hợp dùng thuốc Rantac quá liều, bạn cần báo với bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được xử lý kịp thời.

5. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

  • Khi các bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược đã được điều trị dứt điểm;
  • Khi nhận được yêu cầu ngưng sử dụng từ bác sĩ;
  • Khi cơ thể có những triệu chứng lạ, bệnh nhân tạm ngưng dùng thuốc và thông báo với bác sĩ để nhận được lời khuyên, hướng dẫn xử lý.

Có thể bạn quan tâm

Ung thư đại tràng di căn nguy hiểm thế nào?

Di căn là biến chứng nguy hiểm nhất của ung thư đại tràng. Hầu hết ung thư di căn đều...

Bệnh trĩ nội là gì? Có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách chữa trị từ gốc

“Thập nhân cửu trĩ" thường là câu nói quen thuộc để miêu tả mức độ phổ biến của bệnh trĩ...

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nghệ Và Mật Ong Đúng Cách

Sử dụng nghệ kết hợp với mật ong để điều trị đau dạ dày là phương pháp được áp dụng...

Đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Đi ngoài ra chất nhầy (màu vàng, đỏ, hồng, trắng) là bị gì?

Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, đỏ, hồng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm....

Bệnh nhân viêm đại tràng nên thường xuyên ăn khoai lang vì khoai lang giúp tiêu viêm, nhuận tràng, bồi bổ cơ thể,... có lợi cho người bệnh.

Bị viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không?

Người bệnh viêm đại tràng nên ăn khoai lang thường xuyên vì khoai lang mang lại nhiều lợi ích cho...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *