Thuốc Itraconazole là thuốc gì?
Thuốc Itraconazole thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, điều trị ký sinh trùng, kháng nấm và kháng virus. Thuốc thường được dùng trong điều trị các bệnh phụ khoa do nhiễm nấm Candida và nhiễm nấm Candida ở miệng. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng chữa nấm nội tạng, nấm móng, nấm men…
- Nhóm thuốc: Thuốc chống nhiễm khuẩn, điều trị ký sinh trùng, kháng nấm và kháng virus
- Tên khác: Itraconazol
- Tên biệt dược: Sporal, Eurotracon, Candiral, Iraspior
Thông tin về thuốc Itraconazole
1. Dạng bào chế
Viên nang cứng.
2. Thành phần
Thuốc Itraconazole được bào chế từ hoạt chất Itraconazole và lượng thành phần tá dược vừa đủ trong một viên nang cứng.
3. Công dụng
Thuốc Itraconazole có công dụng ngăn ngừa và điều trị một số bệnh lý sau:
Bệnh phụ khoa
- Nhiễm nấm Candida âm hộ – âm đạo
Nấm nội tạng
- Nhiễm nấm nội tạng do nấm Candida và nấm Aspergillus
- Nhiễm nấm Cryptococcus (kể cả viêm màng não do nhiễm Cryptococcus ở những bệnh nhân có cơ thể bị suy giảm miễn dịch hoặc nhiễm nấm Cryptococcus ở hệ thần kinh trung ương). Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc Itraconazole trong trường hợp liệu pháp ban đầu tỏ ra vô hiệu hoặc không phù hợp
- Nhiễm nấm Blastomycer, Sporothrix, Histoplasma, Paracoccidioides
- Nhiễm nấm nội tạng
- Nhiễm nấm vùng nhiệt đới.
Nấm móng
- Nhiễm nấm móng do nấm men và nấm dermatophyte.
Nhãn khoa, ngoài da, niêm mạc
- Lang ben
- Nhiễm nấm ngoài da
- Viêm giác mạc mắt do nấm
- Nhiễm nấm Candida ở miệng.
4. Chống chỉ định
Thuốc Itraconazole chống chỉ định với những trường hợp sau:
- Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Itraconazole hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
- Phụ nữ có thai
- Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cần thận trọng và sử dụng biện pháp tránh thai đầy đủ trong suốt thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
Chống chỉ định dùng Itraconazole với những loại thuốc sau:
- Những thuốc ức chế HMG-CoA reductase đã được tác động và chuyển hóa bởi CYP3A4: Lovastatin, Simvastatin
- Thuốc Midazolame và Triazolame đường uống
- Thuốc Ergot alkaloid: Ergometrine (Ergonovine), Ergotamine, Dihydroergotamine, Methylergometrine (Methylergonovine)
- Những loại thuốc được tác động và chuyển hóa bởi CYP3A4 có thể làm kéo dài các đoạn CT: Cisapride, Astemizole, Dofetilide, Mizolastine, Lavacetylmethadol (Levomethadyl), Quinidine, Mizolastine, Sertindole, Pimozide, Terfenadine. Bởi việc sử dụng chung có thể làm tăng nồng độ thuốc trong huyết tương. Điều này dẫn đến kéo dài đoạn QT và xoắn đỉnh (hiếm gặp).
5. Cách dùng
Thuốc Itraconazole được sử dụng thông qua đường miệng. Người bệnh phải sử dụng thuốc sau khi ăn no để đạt sự hấp thụ tối đa. Bên cạnh đó, thuốc cần được uống trọn một lần. Người bệnh không nên nhai thuốc, tán nhuyễn thuốc hoặc bẻ đôi thuốc trước khi sử dụng.
6. Liều lượng
Liều dùng thuốc Itraconazole phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và mức độ phát triển bệnh lý ở mỗi người.
Liều dùng cho điều trị nấm móng do nấm men và nấm dermatophyte
Điều trị từng đợt cách khoảng
- Liều khuyến cáo: Mỗi đợt dùng 2 viên nang (200mg) x 2 lần/ngày. Sử dụng trong một tuần.
Đối với nhiễm nấm móng tay, người bệnh dùng 2 đợt điều trị. Đối với nhiễm nấm móng chân dùng 3 đợt điều trị. Những đợt điều trị luôn luôn cách nhau khoảng 1 – 3 tuần không dùng thuốc. Các đáp ứng lâm sàng sẽ được thể hiện rõ khi móng phát triển trong thời gian người bệnh ngưng sử dụng thuốc.
Điều trị liên tục
Nấm móng chân không cùng hoặc cùng với nấm móng tay
- Liều khuyến cáo: Dùng 2 viên nang (200mg) 1 lần/ngày. Sử dụng trong 3 tháng.
Sự thải trừ Itraconazole khỏi móng và tổ chức da chậm hơn so với sự thải trừ ở huyết tương. Người bệnh sẽ đạt được hiệu quả tối ưu về mặt lâm sàng sau khi bệnh nhân kết thúc liệu trình điều trị nấm da khoảng 2 – 4 tuần và sau khi kết thúc liệu trình điều trị nấm móng khoảng 6 – 9 tháng.
Liều dùng thuốc cho điều trị nấm nội tạng
Liều dùng thuốc Itraconazole cho điều trị nấm nội tạng sẽ thay đổi tùy theo từng loại vi nấm nhiễm.
Đối với trẻ em
Không nên cho trẻ em sử dụng thuốc trừ khi những lợi ích mà thuốc mang lại cao hơn bất cứ những rủi ro nào.
Đối với bệnh nhân bị suy thận
Khi sử dụng thuốc Itraconazole, khả dụng sinh học ở những bệnh nhân bị suy thận có dấu hiệu giảm. Do đó nên điều chỉnh liều dùng thuốc thích hợp ở những bệnh nhân này.
Đối với bệnh nhân bị suy gan
Thành phần tá dược trong thuốc Itraconazole được chuyển hóa chủ yếu tại gan. Ở bệnh nhân bị xơ gan, thời gian bán hủy thuốc hơi kéo dài. Khả dụng sinh học ở những bệnh nhân này cũng có dấu hiệu giảm. Vì thế đối với trường hợp này, bệnh nhân cần được điều chỉnh liều dùng thuốc sao cho phù hợp.
7. Bảo quản
Thuốc Itraconazole nên được bảo quản trong vỉ, trong hộp thuốc hoặc trong bao bì kín. Đồng thời đặt ở những nơi có nhiệt độ từ 15 – 30 độ C. Người bệnh không nên để thuốc tiếp xúc với ánh nắng hoặc lấy thuốc ra khỏi vỉ, hộp khi chưa sử dụng.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Itraconazole
1. Khuyến cáo khi dùng
Trước khi sử dụng thuốc Itraconazole, người bệnh cần thận trọng với những điều sau đây:
- Phụ nữ mang thai không được sử dụng thuốc Itraconazole trừ trường hợp đe dọa đến tính mạng người bệnh (những trường hợp đã được cân nhắc có lợi ích điều trị cao hơn các rủi ro hoặc nguy cơ có hại cho bào thai)
- Phụ nữ ở độ tuổi sinh con cần có biện pháp tránh thai phù hợp trong thời gian chữa bệnh với thuốc Itraconazole. Trong suốt thời kỳ kinh nguyệt, người bệnh nên ngừa thai liên tục cho đến khi kết thúc thời gian trị liệu
- Tương tự như những loại thuốc khác, thuốc Itraconazole sẽ tiết ra trong sữa mẹ với một lượng rất nhỏ. Vì thế, người bệnh cần cân nhắc những lợi ích mà thuốc mang lại so với nguy cơ tiềm tàng và các rủi đối với phụ nữ đang cho con bú. Nếu việc sử dụng thuốc là cần thiết, tốt nhất người bệnh cần ngưng cho con bú
- Thuốc Itraconazole không được khuyến cáo sử dụng cho những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị suy tim sung huyết. Trừ trường hợp nguy cơn gây hại thấp hơn những lợi ích mà thuốc mang lại
- Những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ được liệt kê gồm: Bệnh thiếu máu cục bộ, bệnh tim, bệnh van tim, bệnh phổi nặng (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), bệnh suy thận và một số rối loạn phù nề khác. Trong suốt thời gian chữa bệnh, những bệnh nhân này nên được thông báo về các triệu chứng suy tim sung huyết. Khi nhận thấy những triệu chứng xuất hiện, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc
- Thuốc Itraconazole có khả năng tác động và ức chế những chuyển hóa của các dạng thuốc chẹn kênh canxi. Do đó người bệnh cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng đồng thời hai loại thuốc này
- Không nên cho trẻ em sử dụng thuốc Itraconazole trừ khi những lợi ích mà thuốc mang lại cao hơn bất cứ những rủi ro nào
- Trên thực tế, có rất hiếm những trường hợp xuất hiện suy gan cấp hoặc nhiễm độc gan nặng đe dọa đến tính mạng của người bệnh khi điều trị với thuốc Itraconazole
- Các chất trong thuốc Itraconazole được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Ở bệnh nhân bị xơ gan, thời gian bán hủy thuốc hơi kéo dài. Khả dụng sinh học ở những bệnh nhân này cũng có dấu hiệu giảm. Vì thế đối với những trường hợp này, bệnh nhân cần được điều chỉnh liều dùng thuốc cho phù hợp
- Khi sử dụng thuốc Itraconazole, khả dụng sinh học ở những bệnh nhân bị suy thận có dấu hiệu giảm. Do đó nên thường xuyên quan sát và điều chỉnh liều dùng thuốc thích hợp ở những bệnh nhân này
- Khả dụng sinh học ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch có thể tăng khi sử dụng thuốc Itraconazole (uống)
- Tùy thuộc vào tính chất dược động, ở những bệnh nhân bị nhiễm nấm nội tạng không được khuyến cáo sử dụng thuốc Itraconazole trong thời gian đầu điều trị
- Việc điều trị duy trì nấm nội tạng ở những bệnh nhân bị AIDS (nhiễm nấm Blastomycer, Sporothrix, Histoplasma, Cryptococcus) và những bệnh nhân có nguy cơ tái phát cần được bác sĩ cân nhắc
- Cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng thuốc Itraconazole ở những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm với những loại thuốc thuộc nhóm azole
- Trong trường hợp nghi ngờ những bệnh lý thần kinh xuất hiện là do sử dụng thuốc Itraconazole, người bệnh cần ngưng dùng thuốc. Đồng thời chọn phương pháp điều trị thích hợp hơn theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
2. Tác dụng phụ
Trong thời gian sử dụng thuốc Itraconazole, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tiêu chảy
- Khó tiêu
- Đầy hơi
- Choáng váng
- Phản ứng dị ứng, quá mẫn
- Giảm kali huyết
- Đau dầu
- Một số bệnh lý về thần kinh ngoại biên
- Suy tim sung huyết
- Rối loạn hô hấp, trung thất và ngực (phù phổi)
- Táo bón
- Buồn nôn và nôn ói
- Nhiễm độc gan nặng, suy gan cấp
- Tăng men gan có phục hồi, viêm gan
- Nổi mề đay
- Phù mạch
- Hội chứng Stevens – Johnson
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Hối đầu
- Phát ban, ngứa ngày
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
- Phù nề nơi tiêm truyền.
Đây đều là những tác dụng phụ rất hiếm gặp. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này đều có khả năng gây hại đến sức khỏe. Vì thế, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường hoặc xuất hiện những tác dụng phụ nêu trên, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Itraconazole và báo với bác sĩ chuyên khoa.
3. Tương tác thuốc
Sự hấp thu của thuốc Itraconazole sẽ kém đi nếu sử dụng chung với các loại thuốc có khả năng làm giảm tính acid của dạ dày.
Những loại thuốc có khả năng tác động làm ảnh hưởng đến sự chuyển hóa Itraconazole gồm:
- Những loại thuốc cảm ứng men khác gồm: Isoniazid, carbamazepine, phenobarbital
- Những chất có khả năng ức chế mạnh enzyme (erythrom, ritonavir, clarithromycine, indinavir): Tác động và làm tăng khả dụng sinh học của thuốc Itraconazole
- Những loại thuốc được chuyển hóa bởi men cytochrome họ 3A: Làm kéo dài hoặc gia tăng tác dụng chữa bênh và các tác dụng phụ của thuốc
- Thuốc chẹn kênh Canxi và những loại thuốc chuyển hóa bởi men CYP3A4: Tác động và làm ảnh hưởng đến sự co thắt tim âm cực. Đồng thời làm gia tăng những ảnh hưởng này của thuốc Itraconazole.
Bệnh nhân cần thường xuyên đến bệnh viện để tiến hành theo dõi nồng độ thuốc trong máu, tác dụng chữa bệnh và các tác dụng phụ gây nguy hiểm. Ngoài ra người bệnh cần được điều chỉnh liều dùng thuốc (giảm) khi sử dụng Itraconazole cùng với những loại thuốc điều trị sau:
- Những loại thuốc chống đông (uống)
- Những loại thuốc ức chế canxi chuyển hóa bởi CYO3A4: Verapamil, dihydropyridines
- Thuốc dùng trong điều trị ung thư: Busulphan, docetaxel, vibnca alkaloids, trimetrexate
- Những loại thuốc ức chế protease HIV: Indinavir, ritonavir, saquinavir
- Một số loại thuốc có khả năng ức chế miễn dịch: Tacrolimus, rapamycin, cyclosporine
- Thuốc khác: Repaglinide, cilostazol, eletriptan, disopyramide, halofantrine, alprazolam, ebastine, brotizolam, rifabutin, midazolam (tiêm tĩnh mạch), digoxine, alfentanil, carbamazepine, buspirone.
Trong nghiên cứu in vitro huyết tương, các nhà nghiên cứu không nhận thấy sự tương tranh giữa thuốc Itraconazole và một số loại thuốc khác trên sự gắn protein huyết tương. Đó là: Salfamethazine, diazepam, tolbutamide, cimetididine, indomethacine, imipramine, propranolol.
4. Quá liều
Trong trường hợp sử dụng thuốc Itraconazole quá liều, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện và áp dụng những biện pháp hỗ trợ. Trong 1 giờ đầu sau khi sử dụng thuốc quá liều, người bệnh cần tiến hành rửa dạ dày. Ngoài ra bác sĩ có thể cho bạn sử dụng than hoạt nếu nhận thấy việc áp dụng phương pháp này là thích hợp.
Quá trình thẩm phân máu không thể loại bỏ được Itraconazole. Ngoài ra không có thuốc giải độc đặc hiệu trong trường hợp sử dụng thuốc quá liều.
Những thông tin cơ bản về thuốc Itraconazole trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để biết thêm thông tin. Ngoài ra bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có yêu cầu và chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc và tự ý sử dụng thuốc để tránh gây nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm
- Metrifonat là thuốc gì? Cách dùng và thận trọng
- Thuốc Mazipredon: Công dụng và cách dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!