Thuốc Platra là thuốc gì? Thuốc được sử dụng như thế nào?
Thuốc Platra được chỉ định một số bệnh lý thuộc đường tiêu hóa như bệnh trào ngực dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng. Không sử dụng thuốc cho các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần hoạt chất Pantoprazol có trong thuốc.
- Tên biệt dược: Platra
- Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
- Dạng bào chế: Viên nén bao tan trong ruột
- Quy cách đóng gói: Hộp x 3 vỉ x 10 viên
I. Những thông tin cần biết về thuốc Platra
1. Thành phần thuốc
Mỗi viên thuốc Platra có chứa các thành phần sau:
- Thành phần hoạt chất: Pantoprazole (dưới dạng Pantoprazol natri sesquihydrat) 40 mg
- Thành phần tá dược vừa đủ một viên nén
2. Công dụng
Thuốc Platra là loại thuốc chữa bệnh tiêu hóa với công dụng điều trị và phòng ngừa các vấn đề sau:
- Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Điều trị viêm loét đường tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng,…
- Điều trị và phòng ngừa tình trạng viêm loét do dùng thuốc kháng viêm không steroid
- Điều trị và phòng ngừa bệnh lý tăng tiết acid, hội chứng nhiễm Helicobacter pylori
3. Chống chỉ định
Thuốc Platra chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng thuộc các trường hợp sau:
- Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần hoạt chất Pantoprazole hoặc một số thành phần tá dược
- Trẻ em dưới 18 tuổi
Ngoài ra còn có một số đối tượng khác không được khuyến cáo sử dụng thuốc này để điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa. Do đó, không được tự ý sử dụng thuốc Platra khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.
4. Dược lý, cơ chế hoạt động
Hấp thụ: Sau khi sử dụng thuốc, hoạt chất Pantoprazole được hấp thụ nhanh. Nồng độ huyết tương cao nhất đạt được sau khoảng 2 – 2,5 giờ sử dụng. Hoạt chất Pantoprazole hấp thụ tốt và ít bị chuyển hóa ở gan, sinh khả dụng khoảng 77% thông qua đường uống.
Phân bố: Hoạt chất Pantoprazole gắn mạnh vào protein huyết tương với tỷ lệ lên tới 98%.
Chuyển hóa: Hoạt chất Pantoprazole nhờ hệ enzym cytochrom P450, isoenzym CYP2C19 để chuyển thành desmethylpantoprazol, và quá trình chuyển hóa diễn ra chủ yếu tại gan.
Bài trừ: Các chất chuyển hóa thải trừ chủ yếu qua thận (chiếm khoảng 80%) và 18% qua mật vào phân.
5. Cách dùng – Liều lượng
Thuốc Platra được dùng chủ yếu bằng đường uống, nuốt nguyên viên, không được nghiền nát, nhai hoặc ngậm dưới lưỡi. Người bệnh nên sử dụng thuốc cùng với một cốc nước lớn, không dùng thuốc cùng với nước ép cam, nước bưởi, rượu, sữa.
Người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. Không tự ý ngưng sử dụng hay tăng liều thuốc khi chưa có sự đồng ý.
Liều dùng thuốc Platra được đề nghị sử dụng tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể như sau:
Liều dùng thông thường cho người lớn
+ Liều dùng điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản:
- Liều thông thường: Dùng 20 – 40 mg/ lần, mỗi ngày sử dụng một lần vào mỗi buổi sáng sớm
- Thời gian sử dụng: 4 tuần, và có thể kéo dài đến 8 tuần khi bệnh tình chưa có dấu hiệu thuyên giảm
- Liều duy trì: Dùng 20 – 40 mg/ ngày, mỗi ngày sử dụng một lần
- Liều dùng khi bệnh tình tái phát: Dùng 20 mg/ lần/ ngày
+ Liều dùng điều trị viêm loét dạ dày, loét tá tràng:
- Liều thông thường: Dùng 40 mg/ ngày, mỗi ngày sử dụng một lần vào mỗi buổi sáng sớm
- Thời gian sử dụng: Dùng 4 – 8 tuần đối với việc điều trị viêm loét dạ dày hoặc 2 – 4 tuần đối với điều trị viêm loét tá tràng
+ Liều dùng điều trị và phòng ngừa viêm loét do dùng thuốc kháng viêm không steroid:
- Liều thông thường: Dùng 20 mg/ lần, mỗi ngày sử dụng một lần vào buổi sáng sớm
+ Liều dùng điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn Helicobacter pylori:
- Dùng phác đồ trị liệu phối hợp: Dùng 40 mg Pantoprazol, 500 mg clarithromycin và 1 gram amoxicillin hoặc 400 mg metronidazol . Mỗi ngày sử dụng 2 liều với hàm lượng thuốc trên
+ Liều dùng cho các đối tượng bị suy gan:
- Liều tối đa: Dùng 20 mg/ lần hoặc dùng 40 mg/ lần, mỗi ngày sử dụng một lần, sử dụng ngày cách ngày
+ Liều dùng cho đối tượng bị suy thận:
- Liều tối đa: Dùng 40 mg/ lần, mỗi ngày sử dụng một liều
Liều dùng thông thường cho trẻ em dưới 18 tuổi
Thuốc Platra được khuyến cáo không sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng này. Do hiện nay chưa có nghiên cứu và báo cáo nào về hiệu quả và mức độ an toàn khi sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng này.
6. Bảo quản thuốc
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng (từ 25 – 30ºC), nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Không được cất trữ thuốc trong phòng tắm. Thuốc cần được cất trữ ở vị trí cách xa tầm tay trẻ em và thú nuôi, để tránh tình trạng trẻ nuốt chửng phải thuốc.
Đối với những thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng những loại thuốc trên. Không vứt bỏ thuốc vào bồn cầu hoặc đường dẫn ống nước, tránh gây ô nhiễm môi trường. Tốt hơn khi tham khảo ý kiến từ nhân viên y tế để biết cách xử lý đúng cách.
II. Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc Platra
1. Thận trọng khi sử dụng
Ngoài việc sử dụng thuốc đúng cách, đúng bệnh lý, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây để tránh một số trường hợp xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình:
- Không sử dụng thuốc trong một thời gian quá dài. Thuốc có thể làm tăng nhẹ các nguy cơ mắc bệnh về xương khớp.
- Phụ nữ mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai thận trọng khi sử dụng thuốc Platra. Thuốc có thể ảnh hưởng đến cho thai nhi khi mẹ bầu sử dụng thuốc. Do đó, không được sử dụng thuốc.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú cân cân nhắc giữa việc sử dụng thuốc và việc cho con bú. Thuốc có thể truyền sang trẻ qua tuyến sữa, một số thành phần có trong thuốc có nguy cơ tiềm ẩn.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các đối tượng bị bệnh gan cấp và mãn tính.
- Thuốc có thể chứa một số thành phần có thể gây buồn ngủ, choáng váng, rối loạn tầm nhìn. Do đó, cần thận trọng làm việc liên quan đến vận hành máy móc hoặc điều khiển phương tiện giao thông.
2. Tác dụng phụ của thuốc
Trong quá trình sử dụng thuốc, có thể bạn không thể tránh khỏi tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, không hẳn đa số người sử dụng đều mắc phải. Các biểu hiện của tác dụng phụ còn tùy thuộc vào cơ địa của từng đối tượng thông qua mức độ nặng hay nhẹ. Những trường hợp nhẹ có thể tự biến mất sau vài ngày, chính vì thế, người bệnh cũng không nên quá lo lắng khi sử dụng nhưng không được quá chủ quan với sức khỏe của bản thân mình, nên tìm gặp bác sĩ hoặc dược sĩ để được giúp đỡ.
Các trường hợp thường gặp phải khi sử dụng thuốc Platra:
- Mệt mỏi
- Đau đầu, chóng mặt
- Phát ban da
- Nổi mề đay
- Đau cơ, đau khớp
- Tiêu chảy
- Đau bụng
Những tác dụng phụ ít gặp hoặc hiếm gặp:
- Ngứa
- Sốc phản vệ
- Rối loạn tiêu hoá
- Viêm gan
- Vàng da
- Liệt dương
- Viêm tĩnh mạch huyết khối
- Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
- Ảo giác
- Nhầm lẫn
- Chứng sợ ánh sáng
3. Tương tác thuốc
Thận trọng khi sử dụng thuốc Platra đồng thời với các loại thuốc dưới đây:
- Thuốc có độ hấp thu phụ thuộc pH của dạ dày: Ampicillin ester, Ketoconazol, muối sắt,…
- Thuốc tác động lên hệ thống men gan
- Warfarin
- Sucralfat
Tuy nhiên, đây không phải là danh sách đầy đủ. Người bệnh nên nói cho bác sĩ hoặc dược sĩ được biết các loại thuốc bạn đang sử dụng, kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn để tránh tình trạng phản tác dụng thuốc Platra hoặc làm gia tăng sự ảnh hưởng của các tác dụng phụ của thuốc.
4. Thuốc Platra được bán ở đây, giá bao nhiêu?
Thuốc Platra được bầy bán khá nhiều ở các cửa hàng thuốc Tây hoặc các cơ sở khám chữa bệnh. Bạn đọc có thể tìm mua với giá tham khảo là 40.000 đồng/ hộp x 3 vỉ x 10 viên. Nhưng đây chỉ là mức giá tham khảo, có thể thay đổi tùy thuộc vào chính sách cơ sở bán hoặc thời điểm mua.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về thuốc Platra cũng như một số lưu ý khi sử dụng thuốc này. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, không thay thế chỉ định hoặc lời khuyên của bác sĩ. Do đó, bạn đọc không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép. Đồng thời, tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để biết thêm thông tin về hiệu quả và mức độ an toàn khi sử dụng thuốc cho mọi đối tượng.
Có thể bạn quan tâm
- Albendazol là thuốc gì? Cách sử dụng và thận trọng
- Thuốc Agimoti: Công dụng, liều dùng và thận trọng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!