Thuốc Phenylephrine: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Phenylephrine là thuốc thông mũi nhờ tác dụng làm co các mạch máu trong đường mũi. Loại thuốc này thường được sử dụng phổ biến trong điều trị tình trạng nghẹt mũi, xoang hay tắc nghẽn ống dẫn chất lỏng từ tai.

phenylephrine
Ảnh minh họa một dạng Phenylephrine được dùng phổ biến trong điều trị nghẹt mũi và xoang

  • Tên hoạt chất: Phenylephrine
  • Dạng thuốc: Viên nén, dung dịch uống hay hỗn dịch tiêm.

Thông tin cần biết về thuốc Phenylephrine

Để sử dụng đúng mục đích với liều lượng hợp lý, bạn cần nắm rõ những thông tin về thuốc.

1. Tác dụng của thuốc

Phenylephrine thường được sử dụng để ức chế tạm thời các triệu chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng hay viêm xoang. Thuốc còn có thể được dùng với mục đích làm giảm các triệu chứng do cảm cúm hay các bệnh lý về đường hô hấp gây nên.

Một số tác dụng khác của thuốc sẽ không được liệt kê ở trên. Nếu muốn biết thêm, bạn nên liên hệ với bác sĩ.

2. Chống chỉ định

Thuốc Phenylephrine chống chỉ định với một số trường hợp sau đây:

  • Người bệnh huyết áp cao, cường giáp, tim mạch.
  • Bệnh nhân đái tháo đường.
  • Người mắc bệnh glaucoma góc đóng, phì đại tuyến tiền liệt.
  • Người bị hội chứng Raynaud.
  • Những người mắc phải các bệnh di truyền.
chống chỉ định thuốc phenylephrine
Thuốc Phenylephrine chống chỉ định với người bệnh đái tháo đường

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa phát hiện tác hại của thuốc đối với phụ nữ trong thai kỳ. Tuy nhiên, đây là trường hợp nhạy cảm nên cần tham vấn bác sĩ trước khi dùng. Đối với phụ nữ đang cho bé bú hay trẻ dưới 4 tuổi thì không nên sử dụng.

3. Cách dùng

Thuốc Phenylephrine thường có ba dạng chính đó là viên nén, dạng lỏng và hỗn dịch tiêm. Đối với mỗi dạng lại có một cách sử dụng riêng.

  • Với viên nén, bạn nên dùng với một ly nước khoảng 200ml.
  • Bạn nên lắc đều thuốc khi sử dụng dạng lỏng. Đo liều bằng muỗng y tế hay ống tiêm định lượng.
  • Đối với hỗn dịch tiêm, cần được thực hiện bởi người có chuyên môn.

4. Liều dùng cụ thể

Ở cả người lớn và trẻ em, trong trường hợp bị hạ huyết áp, sốt hay tim đập nhanh đều phải dùng thuốc ở dạng tiêm. Liều lượng sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể phù hợp với tình trạng bệnh.

Thuốc ở dạng viên nén hoặc dung dịch uống sẽ được sử dụng khi nghẹt mũi với liều lượng cụ thể như sau:

  • Đối với người lớn: 

Có thể dùng khi cần thiết 4 giờ một lần từ 10 – 20mg.

Liều lượng đôi khi sẽ thay đổi theo chỉ định từ bác sĩ đối với mỗi loại Phenylephrine.

  • Đối với trẻ em:

Trường hợp trẻ từ 6 – 11 tuổi dùng không quá 10mg mỗi 4 giờ. Trẻ trên 12 tuổi có thể sử dụng như người lớn.

Nên tham khảo kỹ lưỡng trước khi sử dụng cho trẻ để tránh những tác dụng ngoài ý muốn.

5. Cách bảo quản

Đối với thuốc Phenylephrine bạn nên bảo quản ở nhiệt độ thường, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. Tránh bảo quản thuốc trong ngăn đá hay trong phòng tắm. Cần để thuốc tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.

Trong trường hợp thuốc không còn sử dụng được, nên tham khảo bác sĩ để biết cách xử lý phù hợp.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Phenylephrine

Để hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn, bạn cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng thuốc Phenylephrine.

1. Khuyến cáo

  • Cần sử dụng thuốc đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Trong suốt quá trình dùng thuốc Phenylephrine nên tránh sử dụng bia rượu hay các chất kích thích, nhất là thuốc lá.

khuyến cáo khi dùng phenylephrine

    • Trong quá trình sử dụng thuốc phenylephrine cần tránh hút thuốc lá
  • Một số loại thuốc cảm thông thường cũng có chứa phenylephrin, cần báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất cứ thuốc nào. Tránh việc dùng trùng lặp bởi cơ thể sẽ gặp phải tình trạng ngộ độc do quá liều.
  • Muốn dùng thuốc cho thai phụ, trẻ em từ 4 – 11 tuổi hay người già trên 60 tuổi cũng cần nhận được chỉ định từ bác sĩ. Để an toàn cho sức khỏe, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.

2. Tác dụng phụ

Hầu hết các loại thuốc biệt dược đều có thể gây nên một số tác dụng ngoài ý muốn nếu bạn sử dụng sai cách.

Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Phenylephrine:

  • Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh
  • Chán ăn, ăn không ngon
  • Kích ứng ngoài da: nóng, ngứa hay nổi mẩn đỏ
  • Mất ngủ
  • Bồn chồn, lo lắng
  • Buồn nôn
  • Khó thở

Một số tác dụng phụ của Phenylephrine có thể không cần đến sự chăm sóc y tế mà vẫn tự biến mất. Tuy nhiên, việc báo cáo cho bác sĩ là cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.

3. Tương tác thuốc

Phenylephrine có thể tương tác với một số thuốc khác khiến tác dụng điều trị giảm xuống. Một số tương tác nghiêm trọng có thể gây nguy hại đến sức khỏe.

Một số thuốc có thể tương tác với Phenylephrine là aspirin, advil, adderall, claritin, codein, cymbalta, phenelzine, selegiline… Chia sẻ với bác sĩ nếu bạn đang dùng các loại thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc giãn cơ, thuốc ngủ hay thuốc điều trị trầm cảm.

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Khi quên sử dụng một liều thuốc thì tốt nhất bạn nên bổ sung ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu quá gần với thời gian uống liều kế tiếp, bạn nên bỏ qua và uống đúng theo lịch trình được chỉ định. Bạn không nên uống bù bằng cách nhân đôi liều.

phenylephrine
Cần sử dụng thuốc Phenylephrine đúng liều lượng và thời gian chỉ định

Trong trường hợp quá liều, bạn sẽ gặp một số triệu chứng như khó chịu, nôn, ngứa ran ở tay chân, tim và mạch đập nhanh. Hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức để có hướng giải quyết kịp thời.

5. Khi nào nên ngưng dùng thuốc

Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu sau, bạn nên ngưng thuốc và chủ động tìm đến bác sĩ:

  • Các triệu chứng của bệnh có xu hướng nghiêm trọng thêm.
  • Nhịp tim nhanh đột ngột.
  • Không kiểm soát được cơ thể, người run rẩy.
  • Sưng ngứa ở lưỡi và họng.
  • Khó thở, mặt nặng.

Bạn nên cẩn trọng hơn với những biểu hiện này. Sự chủ quan đôi khi sẽ khiến những tác dụng phụ nguy hiểm xảy ra.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin cần biết về thuốc Phenylephrine, nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ.

Bệnh viêm amidan có lây từ người này sang người khác không?

Viêm amidan là tình trạng khu vực niêm mạc amidan xung huyết, tăng tiết chế dẫn đến viêm nhiễm và...

Dùng vỏ bưởi chữa viêm phế quản – mẹo dân gian ít người biết

Ít ai biết rằng, vỏ bưởi - thành phần tưởng chừng như bỏ đi lại được ứng dụng trong điều...

Nhịp nhanh xoang là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Nhịp nhanh xoang là tình trạng nhịp tim đập trên 100 chu kỳ mỗi phút. Đây là dấu hiệu cảnh...

Viêm xoang khi mang thai có ảnh hưởng gì? Cần làm gì?

Bệnh viêm xoang khi mang thai thường gây nghẹt mũi, đau đầu kéo dài khiến nhiều mẹ bầu lo lắng....

Bài thuốc dân gian chữa viêm xoang bằng cây nhót HIỆU QUẢ, AN TOÀN ít người biết

 Viêm xoang là bệnh lý tai - mũi - họng phổ biến, xuất hiện khi hoạt động dẫn lưu xoang...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.