Thuốc Otipax có công dụng gì?

Otipax là thuốc nhỏ tai được sử dụng để điều trị viêm tai giữa cấp tính, viêm tai chấn thương do áp suất và viêm tai có mụn nước do virus gây ra. Thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn nếu bạn thiếu thận trọng khi sử dụng.

thuốc nhỏ tai Opitax
Opitax là thuốc nhỏ tai được dùng để điều trị viêm tai giữa

  • Tên thuốc: Otipax
  • Phân nhóm: thuốc điều trị mắt, tai – mũi – họng
  • Dạng bào chế: dung dịch

Những thông tin cần biết về thuốc Otipax

1. Thành phần

Thuốc nhỏ tai Otipax có chứa các thành phần sau:

  • Phenazone: là một dẫn xuất của pyrazole có tác dụng giảm đau và kháng viêm.
  • Lidocaine: có tác dụng gây tê nhẹ
  • Các thành phần khác: sodium thiosulfate, glycerol, nước tinh khiết,…

2. Chỉ định

Thuốc Otipax được chỉ định trong các trường hợp sau:

thuốc Opitax
Thuốc nhỏ tai Opitax được dùng để điều trị viêm tai giữa cấp tính, viêm tai có mụn nước, viêm tai chấn thương,…

Một số tác dụng của thuốc không được đề cập trong bài viết. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc với mục đích khác.

3. Chống chỉ định

Thuốc Otipax chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Màng nhĩ bị thủng
  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với những thành phần có trong thuốc
  • Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất

Nếu bạn đang dùng các loại thuốc nhỏ tai khác, bạn nên thông báo với bác sĩ để được cân nhắc về việc sử dụng Otipax.

4. Cách dùng – liều lượng

Nên nghiêng đầu về phía ngược lại trước khi dùng thuốc. Sau đó tiến hành nhỏ thuốc vào ống tai, giữ nguyên tư thế vài giây để thuốc thẩm thấu hoàn toàn.

Liều lượng:

  • Dùng từ 3 – 4 giọt Otipax, nhỏ trực tiếp vào ống tai
  • Tần suất sử dụng khoảng 2 – 3 lần/ngày.

Thời gian dùng thuốc tối đa không quá 10 ngày. Nếu sau thời gian này triệu chứng không thuyên giảm, bạn buộc phải tái khám để được bác sĩ đánh giá lại chẩn đoán ban đầu.

Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều lượng sử dụng hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc. Bạn chỉ được thay đổi khi có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.

5. Bảo quản

Bảo quản thuốc Otipax ở nhiệt độ phòng (nhiệt độ tối đa 30 độ C). Không để thuốc ở nơi ẩm thấp, ánh nắng trực tiếp và để xa tầm với của trẻ em, thú nuôi.

Nên vặn chặt nắp sau khi sử dụng. Thuốc có dạng dung dịch nên rất dễ bị biến chất, hư hại nếu không được bảo quản kỹ lưỡng. Trong trường hợp thuốc hết hạn, bạn nên tham khảo thông tin in trên bao bì để xử lý đúng cách.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Otipax

1. Thận trọng

Tai có thể bị lạnh khi nhỏ thuốc, do đó bạn nên làm nóng chai thuốc bằng hai tay trước khi sử dụng.

Thuốc không có khả năng thẩm thấu vào máu và các cơ quan bên trong cơ thể. Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú có thể sử dụng thuốc trong quá trình điều trị. Tuy nhiên cần chắc chắn tai bạn không có vết thương hở. Vết thương hở khiến thuốc thâm nhập vào mạch máu và gây ra các tác dụng không mong muốn.

thuốc nhỏ tai Opitax cho trẻ
Thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Các vận động viên nên lưu ý khi sử dụng thuốc Otipax. Otipax có chứa một hoạt chất có thể cho phản ứng dương tính với doping.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Otipax có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng. Bạn cần xác định mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện để chủ động thông báo với bác sĩ và xử lý kịp thời.

Tác dụng phụ của thuốc Otipax:

  • Dị ứng (ngứa và mẫn cảm )
  • Kích thích
  • Sung huyết ở ống tai ngoài

Nếu đi kèm với những triệu chứng này là các dấu hiệu dị ứng như phát ban, khó thở, sưng cổ họng,… bạn nên đến ngay bệnh viện để được cấp cứu. Phản ứng dị ứng có thể không gây nguy hiểm. Tuy nhiên trong một số trường hợp, triệu chứng có thể chuyển thành sốc phản vệ và đe dọa đến tính mạng của người sử dụng.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là hiện tượng thành phần trong Otipax phản ứng với các nhóm thuốc khác. Tình trạng này không chỉ làm suy giảm hiệu quả điều trị của Otipax, mà còn gây ra những tác dụng không mong muốn. Để hạn chế tương tác thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng.

thuốc nhỏ tai Opitax cho trẻ
Cần chủ động ngăn chặn tình trạng tương tác thuốc

Trong trường hợp có tương tác xuất hiện, bác sĩ sẽ tìm cách xử lý để hạn chế tình trạng này.

Người bị viêm tai giữa có nên đi bơi không?

Bơi lội là hoạt động thể thao được nhiều người lớn và trẻ em yêu thích, nhất là trong những...

Bệnh viêm tai giữa nếu không điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mắc bệnh viêm tai giữa có nguy cơ bị điếc không?

Bệnh viêm tai giữa nếu không kịp trời điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong...

Chữa viêm tai giữa bằng tổ bọ ngựa – Lợi bất cập hại

Tổ bọ ngựa (tang phiêu tiêu) là một vị thuốc được dùng phổ biến trong bài thuốc cổ truyền. Theo...

Địa chỉ bác sĩ chữa viêm tai giữa giỏi ở HÀ NỘI VÀ TP.HCM

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị sưng, viêm đau do nhiễm trùng (vi khuẩn, virus...). Điều trị...

Trẻ bị viêm tai giữa có nên rửa mũi bằng ống xi lanh không?

Tai - mũi - họng là là các cơ quan thông với nhau. Bất kỳ sự tổn thương trong cơ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.