Ospamox là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ospamox là một loại kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus. Cần dùng thuốc đúng cách theo chỉ định từ bác sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn phát sinh.

thuốc Ospamox
Ospamox là một loại thuốc kháng sinh chuyên dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn

  • Hoạt chất: Amoxicilin
  • Dạng bào chế: Viên nang cứng
  • Phân nhóm: Thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng

Thông tin cần biết về thuốc Ospamox

1. Thành phần

Hoạt chất Amoxicilin là thành phần chính có trong thuốc Ospamox. Amoxicilin có thể hoạt động rất tốt trong môi trường axit, có tác dụng chống lại trực khuẩn gram âm.

Cũng giống như các loại Penicillin khác, Amoxicilin có công dụng diệt khuẩn nhờ khả năng ức chế tổng hợp Mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn. Amoxicilin có tác dụng với rất nhiều các loại vi khuẩn gram âm và gram dương. Có thể kể đến như: E.coli, liên cầu, tụ cầu không tạo Penicillinase, H.influenzae, N.gonorrheae…

Tuy nhiên, Amoxicilin lại không có tác dụng với một số loại vi khuẩn tiết Penicillinase nhất là các chủng Pseudomonas, các tụ cầu kháng Methicillin…

2. Chỉ định

Thuốc Ospamox là một loại kháng sinh thường được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, cụ thể như:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp:

công dụng thuốc Ospamox
Thuốc Ospamox có thể được bác sĩ chỉ định trong trường hợp viêm họng hay viêm amidan

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa:

  • Thương hàn hay phó thương hàn
  • Bệnh nhiễm Shigella.
  • Viêm túi mật, viêm mật quản
  • Kiểm soát trùng Salmonella

Nhiễm khuẩn đường niệu – sinh dục:

Ngoài ra, thuốc Ospamox còn có thể được chỉ định trong các trường hợp khác như: nhiễm Leptospira, nhiễm Listeria, dự phòng viêm nội tâm mạc…

3. Chống chỉ định

Thuốc Ospamox chống chỉ định với các trường hợp có tiền sử mẫn cảm với bất cứ loại kháng sinh thuộc họ beta-lactam nào.

4. Liều lượng và cách dùng

Tùy từng trường hợp mà liều lượng dùng thuốc Ospamox sẽ có sự khác biệt:

  • Liều thông thường: 250 – 500mg, mỗi 8 giờ 1 lần.
  • Trẻ dưới 20kg: 20 – 40mg/1kg thể trọng/ngày.
  • Trẻ trên 10 tuổi: 125 – 250mg, mỗi 8 giờ 1 lần.
  • Điều trị áp xe quanh răng: 3g, cách 8 giờ 1 lần.
  • Nhiễm khuẩn cấp đường niệu không biến chứng: 3g, cách 10 – 12 giờ 1 lần.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng: 3g, 2 lần/ngày.
  • Giảm liều đối với người bị suy thận.
cách dùng Ospamox
Cần dùng thuốc Ospamox theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định

Liều dùng trên chỉ mang tính tham khảo, bạn nên dùng thuốc Ospamox theo chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

5. Bảo quản thuốc

Đối với thuốc Ospamox, bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng (trong khoảng từ 15 – 30 độ). Tránh nơi có độ ẩm cao và ánh sáng trực tiếp để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Tham khảo kỹ tờ hướng dẫn để biết cách xử lý khi thuốc hết hạn hay không còn giá trị sử dụng. Không dùng thuốc khi có dấu hiệu hư hỏng, hết hạn và tuyệt đối không chia sẻ thuốc với bất kỳ ai.

Tham khảo thêm: Thuốc Imexime có công dụng gì?

Một số lưu ý khi dùng thuốc Ospamox

1. Khuyến cáo

Thuốc Ospamox có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Chính vì thế mà bạn cần thường xuyên kiểm tra chức năng gan, thận trong quá trình dùng thuốc dài ngày, nhất là dùng với liều cao.

Nếu bạn đang trong thời kỳ mang thai hay cho bé bú, chỉ dùng thuốc Ospamox nếu bác sĩ cho phép.

Thuốc Ospamox
Cẩn trọng khi dùng thuốc Ospamox đối với phụ nữ mang thai

Để giảm thiểu các vấn đề rủi ro, trong quá trình uống Ospamox nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Kiểm soát lượng nước tiểu cũng là cần thiết nếu bạn đang dùng thuốc Ospamox.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Ospamox có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng. Thông thường, tác dụng phụ sẽ giảm khi bạn ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên, việc thông báo cho bác sĩ để nhận tư vấn chuyên môn là cần thiết trong trường hợp này.

Các tác dụng phụ thường gặp:

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Về đường tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy
  • Hội chứng Stevens-Johnson
  • Các phản ứng quá mẫn khác: mụn mủ ngoài da, viêm da bóng nước…

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Ảnh hưởng gan: vàng da ứ mật, viêm gan…
  • Thần kinh trung ương: lo lắng, mất ngủ, chóng mặt, dễ kích động…
  • Máu: giảm tiểu cầu, thiếu máu, mất bạch cầu hạt…

Thông tin này chưa bao gồm tất cả các tác dụng phụ mà thuốc Ospamox gây ra. Bạn hoàn toàn có thể gặp phải các triệu chứng không được đề cập trên đây. Hãy báo ngay cho bác sĩ khi bạn phát hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào.

3. Tương tác thuốc

Thành phần của thuốc Ospamox có thể gây phản ứng với các loại thuốc khác. Hiện tượng này được gọi là tương tác thuốc. Khi tương tác thuốc nhẹ có thể khiến tác dụng điều trị suy giảm bởi hoạt động của thuốc bị thay đổi. Tuy nhiên trong trường hợp nặng, các triệu chứng nghiêm trọng hoàn toàn có thể phát sinh.

tương tác thuốc Ospamox
Ospamox có thể tương tác với các loại thuốc khác khiến bạn gặp phải rắc rối

Ospamox thường dễ tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Nifedipin làm tăng hấp thu hoạt chất Amoxicillin trong thuốc Ospamox.
  • Dùng chung Alopurinol với Ospamox rất dễ gặp phải phản ứng phát ban.
  • Các thuốc kháng acid có thể làm giảm khả năng hấp thu Amoxicillin của cơ thể.
  • Cloramphenicol
  • Tetracyclin

Danh sách trên đây chưa thống kê hết các loại thuốc có thể gây tương tác với Ospamox. Tốt nhất bạn nên báo với bác sĩ về tất cả các thuốc mà mình đang dùng để có thể lường trước tương tác và có cách điều chỉnh phù hợp.

4. Khi nào ngưng dùng thuốc

Trong một số trường hợp sau, bạn nên ngưng sử dụng thuốc:

  • Bác sĩ chỉ định ngưng
  • Triệu chứng không có dấu hiệu giảm
  • Xuất hiện tương tác thuốc
  • Phát sinh tác dụng phụ

5. Xử lý khi dùng thiếu hay quá liều

Cả việc dùng thiếu hay quá liều thuốc Ospamox đều có thể khiến bạn gặp phải những vấn đề không mong muốn.

Khi nhận thấy mình quên 1 liều, bạn hãy dùng ngay khi nhớ ra. Nhưng nên chú ý, nếu gần với thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn cần bỏ qua liều đã quên. Dùng thuốc theo đúng kế hoạch, trách bù liều bằng cách dùng thuốc với lượng gấp đôi.

Trong trường hợp bạn sử dụng thuốc quá liều mà bác sĩ chỉ định, nên đến ngay cơ sở y tế để được xử lí. Bởi những rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Bấm huyệt chữa viêm tai giữa như thế nào, có hiệu quả không?

Bấm huyệt chữa viêm tai giữa là biện pháp chữa bệnh có nguồn gốc từ Đông y. Biện pháp này...

bệnh viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không hay phải chữa trị?

Bệnh viêm tai giữa bao gồm cả viêm tai giữa cấp tính và mãn tính. Với các triệu chứng và...

Bệnh viêm tai giữa có lây không?

Thư thắc mắc: "Nhóc Bo nhà em năm nay mới có 5 tuổi mà suốt ngày bị viêm tai giữa...

Viêm tai giữa chữa mãi không khỏi do 5 sai lầm sau đây

Viêm tai giữa là bệnh lý nhiễm khuẩn gây viêm và tổn thương bộ phận tai giữa. Nếu mắc sai...

Tìm hiểu cách chữa viêm tai giữa bằng xông hương

Xông hương chữa viêm tai giữa liệu có an toàn?

Chữa viêm tai giữa bằng xông hương là phương pháp được khá nhiều người áp dụng. Cách điều trị này...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *