Thuốc Spetcefy 200 - Một loại chuyên điều trị các bệnh nhiễm khuẩn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Spetcefy 200 với thành phần chính là hoạt chất Cefpodoxime có tác dụng trong điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn. Nhưng việc dùng thuốc hiện nay còn gặp phải nhiều bất cập do chưa hiểu rõ về công dụng cũng như cách sử dụng.

thuốc Spetcefy
Hiện nay các bác sĩ vẫn hay chỉ định bệnh nhân dùng Spetcefy để điều trị các bệnh do viêm nhiễm
  • Tên biệt dược: Spetcefy
  • Tên hoạt chất: Cefpodoxime
  • Phân nhóm: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm

Thông tin về thuốc Spetcefy

Bác sĩ vẫn hay chỉ định sử dụng thuốc Spetcefy 200 trong điều trị khá nhiều bệnh. Nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ những gì mà nó có thể mang lại.

Chỉ định

  • Điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp trên, bao gồm: viêm tai giữa cấp tính, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm phổi…
  • Dùng cho trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở giai đoạn đầu mà chưa có biến chứng.
  • Dùng điều trị bệnh lậu ở nội mạc tử cung hoặc trực tràng, niệu đạo…
  • Dùng điều trị nhiễm khuẩn ở da hoặc sâu bên trong cấu trúc da,…

Dạng bào chế

Thuốc được bào chế dưới dạng viên uống với hàm lượng 200mg

Chống chỉ định

Không được dùng cho bệnh nhân bị mẫn cảm cefpodoxim, những người mẫn cảm với thành phần cephalosporin. Đồng thời không dùng trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin

Cách sử dụng thuốc và liều dùng

Tùy theo từng trường hợp bệnh cũng như đối tượng mà có cách sử dụng khác nhau. Cụ thể như sau:

dùng thuốc Spetcefy
Dùng thuốc Spetcefy theo đúng chỉ định của bác sĩ

# Người lớn

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm amidan, viêm họng): dùng mỗi ngày 1 viên và dùng liên tục 10 ngày

  • Viêm phổi cấp tính thì nên dùng: 2 viên mỗi ngày và dùng liên tục trong 14 ngày
  • Nhiễm lậu cầu cấp tính: chỉ dùng 1 viên duy nhất
  • Nhiễm khuân đường tiểu: mỗi ngày 2 viên, dùng trong 7 ngày.
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: dùng mỗi ngày 4 viên, dùng từ 1-2 tuần.

# Trẻ em

  • Viêm tai giữa cấp tính: tối đa 2 viên/ ngày và sử dụng trong 10 ngày
  • Viêm họng và viêm amidan: tối đa 1 viên/ ngày và dùng liên tục trong 10 ngày.

Bảo quản thuốc

Mỗi loại thuốc đều có một cách bảo quản riêng. Tốt nhất nên để thuốc Spetcefy trong hộp kín, bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Chú ý không sử dụng khi đã quá hạn sử dụng và có dấu hiệu biến chất.

Những điều cần chú ý khi sử dụng thuốc

Cũng như việc sử dụng các loại thuốc tây khác, sử dụng thuốc Spetcefy sẽ có tác dụng phụ mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Chúng ta cần phải tìm hiểu kĩ để hiểu hơn về những gì có thể phải đối mặt khi sử dụng loại thuốc này.

Khuyến cáo khi dùng

Trong quá trình dùng thuốc có thể gặp phải các tác dụng phụ không đáng có, chính vì vậy người bệnh nên:

  • Báo ngay với bác sĩ khi có tiền sử dị ứng với cefpodoxim, penicilin, cephalosporin hoặc bất kì loại thuốc nào khác.
  • Báo cho bác sĩ nếu đang có thai hoặc đang cho con bú. Hoạt chất của thuốc có thể tác động không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tác dụng phụ của thuốc Spetcefy

  • Thông thường khi uống thuốc hay có các triệu chứng: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu…
  • Hiếm khi có trường hợp: nổi mẩn, ngứa, chóng mặt, tiểu cầu giảm, bạch cầu giảm…

Ngoài ra còn có thể có những triệu chứng khác mà chúng tôi chưa nhắc tới vì còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Nếu có bất cứ tác dụng phụ nào, người bệnh cũng nên liên hệ ngay với bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.

Tương tác thuốc

Thuốc Spetcefy có thể bị thay đổi tác dụng hoạt làm thay đổi hoạt động của một số loại thuốc. Cụ thể là thuốc có chứa chất chống axit. Chính vì vậy không nên dùng thuốc Spetcefy chung với các thuốc có chứa chống axit. Đồng thời nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang dùng, kể cả thực phẩm chức năng hay thuốc đông y.

Hiệu quả của thuốc Spetcefy có thể bị giảm xuống nếu dùng chung với rượu bia và các chất kích thích. Chính vì vậy nên hạn chế sử dụng nếu đang trong quá trình dùng thuốc.

Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Bạn nên tham khảo cách sử dụng cho đúng nếu không may rơi vào trường hợp này:

  • Khi dùng thiếu liều thì nên dùng ngay qua liều tiếp theo và tiếp tục lịch trình đã định sẵn. Không được dùng gấp đôi liều đã bỏ lỡ vì rất dễ gây quá liều.
  • Trường hợp dùng quá liều có thể gây khó thở, hôn mê… Không nên chần chừ mà hãy đến gặp bác sĩ ngay để có phương án ứng phó kịp thời.

Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào ?

Người bệnh chỉ nên dùng thuốc Spetcefy trong vòng từ 1-2 tuần theo đúng như lộ trình mà bác sĩ đã chỉ đinh. Nếu vẫn không có hiệu quả thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đổi sang loại thuốc khác.

Nếu việc dùng thuốc làm cho các biểu hiện ngày càng nặng hơn thì nên ngưng dùng và gặp bác sĩ ngay.

Hy vọng rằng qua những gì được chúng tôi chia sẻ bạn đã hiểu hơn về thuốc Spetcefy. Từ đó biết cách tận dụng những gì mà loại thuốc này có thể mang lại. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xung quanh việc sử dụng thuốc thì hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Phác đồ điều trị viêm amidan cấp và mãn tính mới nhất

Phác đồ điều trị viêm amidan cấp và mãn tính mới nhất hiện nay chủ yếu tập trung vào mục...

Chữa viêm xoang bằng khí dung là gì? Liệu có hiệu quả không?

Khí dung điều trị viêm xoang mũi là phương pháp điều trị tại chỗ, thực hiện bằng cách sử dụng...

Nhịp nhanh xoang là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Nhịp nhanh xoang là tình trạng nhịp tim đập trên 100 chu kỳ mỗi phút. Đây là dấu hiệu cảnh...

Viêm amidan để lâu có sao không, có gây biến chứng gì không?

Viêm amidan để lâu có sao không? Có biến chứng gì không?

Viêm amidan được xem là một trong những bệnh tai - mũi - họng phổ biến mà ai cũng có...

Chữa viêm xoang bằng lá cà độc dược có an toàn không?

Lá cà độc dược chữa viêm xoang liệu có an toàn? [CHUYÊN GIA] Chỉ cách chữa hiệu quả, an toàn cao

Chữa viêm xoang bằng lá cà độc dược là cách điều trị được khá nhiều người áp dụng. Tuy nhiên,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.