Thuốc Omemac là gì? Cách sử dụng. liều dùng, tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Omemac được sử dụng để điều trị và phòng ngừa tái phát các bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản trào ngược, điều trị dài hạn tăng tiết dịch dạ dày do mắc hội chứng Zollinger-Ellison…

Thuốc Omemac điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa
Thuốc Omemac điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa
  • Tên hoạt chất: Omeprazole
  • Tên biệt dược: Omeptul, Pyomezol, Prazav
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh đường tiêu hóa
  • Dạng thuốc: Viên nang cứng

Thông tin thuốc Omemac

Trước khi điều trị bằng thuốc Omemac, bạn cần nắm rõ một số thông tin dưới đây:

1. Thành phần

Omeprazol…………………. 20mg

2. Chỉ định

Thuốc Omemac được chỉ định cho các trường hợp:

  • Điều trị và phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản trào ngược.
  • Điều trị dài hạn đối với tình trạng tăng tiết dạ dày trong hội chứng Zollinger-Ellison.

3. Chống chỉ định

Omemac chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

4. Liều dùng

Tùy vào từng đối tượng và mục đích điều trị khác nhau mà thuốc được dùng với liều lượng khác nhau. Thông thường, Omemac sẽ được dùng với liều lượng như sau:

  • Loét dạ dày tá tràng: 20mg/ngày. Thời gian điều trị từ 2 – 4 tuần.
  • Viêm thực quản trào ngược, loét dạ dày: Uống 20mg/ngày. Thời gian điều trị từ 4 – 8 tuần. Với các trường hợp kháng với các biện pháp trị liệu khác, có thể tăng liều lên 40mg/ngày.
  • Mắc hội chứng Zollinger-Ellison: Uống 60mg/ngày.
  • Phòng ngừa tái phát bệnh loét dạ dày, loét tá tràng: 20 – 40mg/ngày.

5. Cách sử dụng

  • Dùng thuốc đúng theo liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định. Không được tự ý tăng hoặc giảm liều.
  • Nuốt cả viên thuốc cùng với nước. Không được nghiền nát thuốc ra để sử dụng, tránh làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ cho bản thân.
  • Sau thời gian điều trị, nếu thấy bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, ngưng dùng thuốc và đi khám để được hướng dẫn cách điều trị hiệu quả hơn.

6. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo. Tránh để ở những nơi ẩm ướt hoặc có nhiều ánh sáng mặt trời.
  • Để thuốc Omemac ở nhiệt độ phòng. Không giữ thuốc đã hết hạn sử dụng.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Omemac

Cần phải dùng thuốc đúng cách để tránh gặp phải các tác dụng phụ
Cần phải dùng thuốc đúng cách để tránh gặp phải các tác dụng phụ

1. Tác dụng phụ

Thuốc Omemac có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:

  • Buồn nôn và nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Táo bón,
  • Đầy hơi, chướng bụng.

2. Thận trọng

  • Cần phải loại trừ trường hợp bị các khối u ác tính.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Omemac cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Đối tượng sử dụng là người già và trẻ nhỏ.

3. Tương tác

  • Hoạt chất Omeprazol có thể làm tăng nồng độ Ciclosporin, Diazepam, Phenytoin, Warfarin.
  • Tăng tác dụng của các loại kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt H.pylori.
  • Ức chế sự chuyển hóa của các thuốc được chuyển hóa do enzym  Cytocrom P450 trong gan.
  • Tăng khả năng chống đông máu của Dicoumarol.
  • Omeprazol làm giảm chuyển hóa Nifedipin hoặc làm tăng công dụng của loại thuốc này.
  • Clarithromycin cản trở quá trình chuyển hóa Omeprazol, khiến cho nồng độ Omeprazol tăng gấp đôi.

4. Cách xử lý khi dùng thuốc thiếu hoặc quá liều

Dùng thuốc thiếu hoặc quá liều có thể làm giảm tác dụng của thuốc, khiến bệnh nhân dễ mắc các tác dụng phụ. Do đó, nếu rơi vào tình trạng này, bạn hãy xử lý như sau:

  • Thiếu liều: Bổ sung liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, bỏ qua liều cũ. Không được tự ý tăng gấp đôi liều lượng trong một lần dùng.
  • Quá liều: Các phản ứng quá liều thường gặp là buồn ngủ, mờ mắt, bị nhầm lẫn, tim đập nhanh, buồn nôn và nôn, toát mồ hôi, người nóng ran, đau đầu, khô miệng… Nếu thấy các biểu hiện này, hãy nhanh chóng gọi ngay cho các trung tâm y tế để được hướng dẫn cách xử lý.

Trên đây là các thông tin mang tính chất tham khảo về thuốc Omeprazol. Để được cung cấp chính xác nhất các thông tin về loại thuốc này, vui lòng liên hệ với các trung tâm y tế, bác sĩ hoặc dược sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Viêm loét dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những căn bệnh rất phổ biến, bất cứ đối tượng nào...

Những loại sữa dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày – chống nôn trớ

Hiện tượng trào ngược dạ dày kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa mà...

Bị ung thư đại tràng nên ăn gì, kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Ăn uống đúng cách chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn duy trì sức khỏe và hỗ trợ điều...

Mật Ong – Thần Dược Chữa Đau Dạ Dày Từ Thiên Nhiên

Ngoài công dụng làm sạch da, giúp tim khỏe mạnh và điều hòa đường huyết trong máu,... mật ong còn...

Bài thuốc từ lá ngải cứu chữa bệnh trĩ ít ai biết

Các triệu chứng sưng, viêm, đau rát khu vực hậu môn do trĩ có thể được cải thiện nhờ vào...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *