Thuốc Omeptul: Công dụng, cách dùng và tác dụng phụ

Omeptul là thuốc đường tiêu hóa, được sử dụng để điều trị các bệnh loét đường tiêu hóa, hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison. Nắm rõ các thông tin về loại thuốc này sẽ giúp bạn biết cách sử dụng an toàn, hiệu quả. 

Tìm hiểu các thông tin về thuốc Omeptul
Tìm hiểu các thông tin về thuốc Omeptul

  • Tên hoạt chất: Omeprazole.
  • Tên biệt dược: Pyomezol, Baromezole, Optiballs caps…
  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa.
  • Dạng thuốc: Viên nang.

I/ Thông tin thuốc Omeptul

Để bảo đảm an toàn, trước khi sử dụng Omeptul, bạn cần nắm rõ các thông tin như sau:

1. Thành phần

Omeprazole

2. Chỉ định

Thuốc Omeptul được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

3. Chống chỉ định

Omeptul chống chỉ định cho các trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

4. Liều dùng

Thông thường, Omeptul được sử dụng với liều lượng như sau:

Giảm ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng do acid: Uống 10 – 20 mg/ngày, dùng trong 2 – 4 tuần.

Bị trào ngược dạ dày thực quản: 

  • Liều thông thường: Uống 20mg/lần/ngày. Thời gian điều trị là 4 tuần. Nếu bệnh vẫn chưa khỏi hoàn toàn, dùng thêm 4 – 8 tuần nữa. Nếu bị viêm thực quản lâu, có thể  điều chỉnh liều lượng lên đến 40 mg/ngày.
  • Liều dùng duy trì: Sử dụng 10mg/ngày đối với trào ngược dạ dày thực quản, 20mg/lần/ngày đối với bệnh viêm thực quản.

Điều trị loét đường tiêu hóa: 

  • Liều dùng thông thường: 20 mg/lần/ngày hoặc dùng với liều lượng 40mg/ngày với các trường hợp bệnh nặng. Tiếp tục uống thuốc trong thời gian 4 tuần đối với các trường hợp bị loét tá tràng. Tiếp tục dùng thuốc trong 8 tuần đối với loét dạ dày.
  • Liều duy trì: Uống 10 – 20mg/lần/ngày.

Trong trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng có vi khuẩn Hp, Omeprazol được sử dụng kết hợp với các loại thuốc kháng sinh khác. Cụ thể:

  • Với liệu pháp đôi: Uống Omeprazol mỗi ngày 2 lần, mỗi lần uống 20mg. Dùng thuốc trong vòng 2 tuần.
  • Với liệu pháp 3: Uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 20mg. Thời gian dùng thuốc để điều trị là 1 tuần.

Hội chứng Zollinger-Ellison:

  • Sử dụng với liều lượng 60mg/lần/ngày. Đa số người bệnh sẽ kiểm soát được tình trạng bệnh khi sử dụng thuốc với liều lượng 20 – 120mg/ngày. Tuy nhiên, có thể sử dụng thuốc với liều dùng 120mg/ x 3 lần/ngày.
  • Nếu dùng thuốc trên 80mg, hãy chia thành 2 lần để sử dụng.

Bệnh nhân bị suy chức năng thận: Không có điều chỉnh liều dùng.

Suy gan: Dùng với liều lượng 10 – 20mg/ngày.

Người lớn tuổi (từ 65 tuổi trở lên): Không có điều chỉnh liều dùng.

Trẻ em: Không được khuyến nghị dùng thuốc cho đối tượng này.

Tham khảo thêm: Thuốc Tradin Extra là gì?

5. Cách sử dụng

Khi dùng thuốc Omeptul, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Uống thuốc theo đúng sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Tuyệt đối không được tăng hoặc giảm liều khi không có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Nên uống thuốc cùng với chút nước. Không được nghiền nát hoặc nhai nát thuốc khi uống. Vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ.
  • Nếu sau thời gian điều trị mà thấy bệnh không khỏi, hãy gặp bác sĩ để được thăm khám và được tư vấn cách chữa trị hiệu quả hơn.
  • Nên sử dụng thuốc để tiêm vào tĩnh mạch cho những người bị viêm loét dạ dày nặng hoặc những người có nhiều ổ loét. Điều này có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa được tình trạng chảy máu ổ loét do căng thẳng. Cần phải tiêm tĩnh mạch với tốc độ chậm, kéo dài ít nhất là 3 phút với tốc độ tối đa là 4 ml/phút.

6. Bảo quản

  • Để thuốc xa khỏi tầm tay của trẻ em.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. Tránh để thuốc nơi ẩm ướt hoặc những nơi nhiều ánh sáng mặt trời.
  • Không được lưu trữ thuốc đã hết hạn sử dụng.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Omeptul

Trong quá trình sử dụng thuốc Omeptul, người bệnh cần chú ý những điều sau để không xảy ra phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thuốc Omeptul có thể gây ra nhiều tác dụng phụ
Thuốc Omeptul có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

1. Tác dụng phụ

Tương tự như các loại thuốc tây khác, khi sử dụng Omeptul, bạn có thể gặp phải các vấn đề như sau:

Thường gặp: 

  • Buồn ngủ, chóng mặt.
  • Đau đầu.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng.

Ít gặp: 

  • Bị lú lẫn, mất ngủ, chóng mặt, mệt mỏi.
  • Nổi mề đay, ngứa da.
  • Làm tăng lượng transaminase. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tự hồi phục.

Hiếm gặp: 

  • Toát mồ hôi, phù ngoại biên.
  • Các triệu chứng quá mẫn. Bao gồm: Phù mạch, sốt, sốc phản vệ.
  • Làm giảm bạch cầu, tiểu cầu, các tế bào máu hoặc làm mất các bạch cầu hạt.
  • Thay đổi tâm lý, dễ bị kích động, trầm cảm, ảo giác ở những người lớn tuổi, rối loạn thị giác.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Nhiễm nấm Candida.
  • Khô miệng.
  • Vàng da.
  • Mắc bệnh não.
  • Co thắt phế quản.
  • Đau cơ, đau khớp.
  • Bị viêm thận.

Nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường, nhanh chóng liên hệ với các trung tâm y tế để được xử lý.

2. Thận trọng

Trước khi uống Omeptul, bạn cần thông báo với bác sĩ đầy đủ các thông tin về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe của bản thân. Đặc biệt là khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Đối tượng dùng thuốc là người già và trẻ em.
  • Người bị suy gan, thận.
  • Trước khi sử dụng omeptul, cần phải loại trừ trường hợp bị khối u ác tính. Bởi loại thuốc này có thể làm giảm đi các triệu chứng bệnh, khiến việc chẩn đoán và điều trị bệnh bị chậm trễ.

3. Tương tác

Thuốc Omeptul có thể tương tác với các loại thuốc như sau:

  • Omeptul không được khuyến cáo dùng kết hợp với các loại thuốc ức chế bơm proton (PPI), atazanavir. Nếu bắt buộc phải sử dụng kết hợp với các loại thuốc này, cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của bệnh kết hợp với tăng liều sử dụng của các loại thuốc đi kèm theo sự chỉ định của bác sĩ. Không được tăng liều omeprazol.
  • Tương tự như các loại thuốc chẹn acid khác, omeprazol có khả năng làm giảm sự hấp thụ của vitamin B12, vì thuốc sẽ làm giảm lượng acid hydrocloric trong dạ dày. Do đó, cần phải thận trọng khi dùng thuốc cho các đôi tượng có nguy cơ hấp thụ vitamin B12 kém.
  • Không sử dụng Omeprazol đồng thời với clopidogrel. Vì Omeprazol là chất ức chế CYP2C19, do đó nó có thể tương tác với những loại thuốc có thể chuyển hóa qua CYP2C19 như  clopidogrel.

Ngoài ra, Omeptul có thể tương tác với các loại thuốc khác không được chúng tôi liệt kê ở đây. Trao đổi với các bác sĩ để được thông tin rõ hơn về vấn đề này.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

  • Dùng thiếu liều: Hãy bổ sung liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nếu gần với thời gian dùng liều tiếp theo, bỏ qua liều cũ. Tuyệt đối không được tăng liều để bù lại.
  • Dùng quá liều: Gọi ngay cho các trung tâm y tế để được cấp cứu kịp thời nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

Thuốc Omeptul có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho bệnh nhân. Vì vậy, để bảo đảm an toàn, hãy tham khảo các thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây để biết cách dùng thuốc cho đúng.

Có thể bạn quan tâm

triệu chứng và điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu: Triệu chứng và hướng điều trị

Ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ người mắc bệnh và khả năng di...

Trẻ ăn dặm bị táo bón: Cách khắc phục, phòng ngừa

Khoảng thời gian ăn dặm được xác định là một giai đoạn dễ mắc bệnh táo bón của trẻ sơ...

Dạ Dày Khó Chịu Khi Mang Thai: Do Đau Dạ Dày Hay Do Thai Nghén?

Dạ dày khó chịu khi mang thai có thể là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên,...

Giải thích cơ chế bệnh sinh trong viêm loét dạ dày tá tràng

3 nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Dù không phải là bệnh hiếm gặp, thế nhưng có rất ít người biết được chính xác nguyên nhân gây...

Phẫu Thuật Cắt Trĩ Có Đau Không? Sau Bao Lâu Thì Lành?

Khi bị bệnh trĩ, nhiều người gặp phải cơn đau đớn và khó chịu, nhất là khi búi trĩ sa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *