Nifedipin là thuốc gì?

Thuốc Nifedipin tác động ức chế có chọn lọc lên ion calci đi vào cơ trơn mạch máu và tế bào cơ tim nhằm làm giảm huyết áp. Thuốc được dùng trong trường hợp tăng huyết áp vô căn, hội chứng Raynaud, dự phòng và điều trị cơn đau thắt ngực.

nifedipine la là gì
Thuốc Nifedipin ức chế có chọn lọc lên ion calci đi vào cơ trơn mạch máu và tế bào cơ tim

  • Tên thuốc: Nifedipin
  • Phân nhóm: Thuốc chẹn kênh calci
  • Dạng bào chế: Viên nang, viên nén tác dụng kéo dài

Những thông tin cần biết về thuốc Nifedipin

1. Tác dụng

Nifedipin tác động ức chế có chọn lọc lên ion calci đi vào cơ trơn mạch máu và tế bào cơ tim. Từ đó làm giảm sức kháng ngoại vi, ngăn chặn quá trình co mạnh và làm giảm huyết áp (chống tăng huyết áp).

Nifedipin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và được chuyển hóa hoàn toàn ở gan. Phần chuyển hóa của thuốc được đào thải chủ yếu qua đường tiểu.

2. Chỉ định

Thuốc Nifedipin được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Tăng huyết áp
  • Hội chứng Raynaud
  • Dự phòng cơn đau thắt ngực
  • Điều trị đau thắt ngực ổn định mãn tính

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Nifedipin cho những đối tượng sau:

  • Hẹp động mạch chủ nặng
  • Cơn đau cấp trong đau thắt ngực ổn định
  • Sốc do tim
  • Nhồi máu cơ tim trong vòng 1 tháng
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Nifedipin được bào chế ở dạng viên nén tác dụng kéo dài và viên nang với những hàm lượng sau:

  • Viên nang – hàm lượng 5mg, 10mg và 20mg
  • Viên nén tác dụng kéo dài – hàm lượng 30mg, 60mg và 90mg

5. Cách sử dụng – liều dùng

Dùng thuốc bằng đường uống hoặc ngậm dưới lưỡi.

nifedipin 30 mg
Sử dụng thuốc bằng đường uống hoặc ngậm dưới lưỡi

Liều dùng khi điều trị đau thắt ngực (sử dụng viên nén tác dụng kéo dài)

  • Dùng 10 – 40mg/ 2 lần/ ngày
  • Không dùng quá 60mg/ ngày

Liều dùng khi điều trị đau thắt ngực (dùng viên nén tác dụng kéo dài)

  • Dùng 10 – 40mg/ 2 lần/ ngày
  • Không dùng quá 60mg/ ngày

Liều dùng khi điều trị hội chứng Raynaud (dùng viên nang)

  • Điều trị cơn cấp tính: Dùng viên nang 10mg ngậm dưới lưỡi
  • Dự phòng: Dùng 10mg/ 3 lần/ ngày theo đường uống

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc Nifedipin trong lọ kín, sẫm màu để hạn chế ánh sáng. Đồng thời cần đặt thuốc trong nhiệt độ không quá 30 độ C.

7. Giá thành

Thuốc Nifedipin 10mg có giá bán dao động từ 40 – 45.000 đồng/ Hộp 10 vỉ x 10 viên.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Nifedipin

1. Thận trọng

Ngưng sử dụng Nifedipin nếu nhận thấy cơn đau thắt ngực trở nên nghiêm trọng hoặc xuất hiện cơn đau do thiếu máu cục bộ.

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân có chức năng thất trái bị suy giảm hoặc bệnh nhân suy tim vì triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Cần giảm liều ở bệnh nhân tiểu đường và suy giảm chức năng gan.

giá thuốc nifedipin 10mg
Điều chỉnh liều lượng ở bệnh nhân tiểu đường và suy giảm chức năng gan

Nifedipin và những loại thuốc chẹn kênh calci đều có tác dụng ức chế co bóp tử cung và có thể làm chậm sinh đẻ. Hơn nữa, sử dụng thuốc khi đang mang thai có thể gây hạ huyết áp, giãn mạch đối với sản phụ, giảm tưới máu vào nhau thai và tử cung.

Nghiên cứu trên súc vật cho thấy, thuốc Nifedipin có thể gây biến dạng xương và quái thai. Do đó đến nay Nifedipin vẫn không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.

Nifedipin có thể gây tai biến đối với trẻ bú sữa mẹ. Vì vậy cần ngưng cho trẻ bú nếu phải sử dụng thuốc Nifedipin.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng không mong muốn của thuốc Nifedipin chủ yếu xuất hiện trong giai đoạn mới sử dụng. Những triệu chứng này sẽ có xu hướng giảm dần sau vài tuần hoặc sau khi được giảm liều.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Đánh trống ngực
  • Buồn nôn
  • Táo bón
  • Phù mắt cá chân
  • Mệt mỏi
  • Nóng đỏ bừng mặt
  • Tim đập nhanh
  • Ỉa chảy

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Làm nghiêm trọng các cơn đau thắt ngực
  • Nổi mề đay
  • Hạ huyết áp
  • Ngoại ban
  • Ngứa da

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Phản ứng dị ứng
  • Ngoại tâm thu
  • Chứng vú to ở nam giới (có phục hồi)
  • Ban xuất huyết
  • Giảm bạch cầu hạt
  • Ngất
  • Phì đại lợi răng
  • Viêm da tróc vảy
  • Ứ mật trong gan (có hồi phục)
  • Tăng đường huyết (có hồi phục)
  • Đau khớp
  • Dị cảm
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Viêm da nhạy cảm ánh sáng
  • Tăng enzyme gan
  • Khó thở
  • Đau cơ
  • Run
  • Lú lẫn
  • Hồi hộp

Hầu hết các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Nifedipin đều do tác dụng chống co mạch gây ra. Đây là triệu chứng báo hiệu thuốc đang hoạt động nên thường không phải điều trị.

Tuy nhiên với những tác dụng phụ có mức độ nghiêm trọng, cần chủ động ngưng điều trị và thông báo ngay với nhân viên y tế.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Nifedipin có thể tương tác với một số loại thuốc, đồ uống và thực phẩm sau:

nifedipin 10 mg
Thuốc Nifedipin có thể tương tác với thuốc kháng thụ thể H2, thuốc chẹn alpha/ beta giao cảm,…
  • Thuốc kháng thụ thể H2 (Cimetidine, Ranitidine): Sử dụng Nifedipin cùng với nhóm thuốc này có thể làm tăng nồng độ và tác dụng của Nifedipin. Nếu dùng phối hợp, cần điều chỉnh liều thuốc Nifedipin.
  • Thuốc chống động kinh (Phenytoin): Nifedipin làm tăng nồng độ và tác dụng của thuốc chống động kinh, gây ra các triệu chứng lâm sàng như rung giật nhãn cầu, rối loạn vận ngôn, đau đầu, run, trầm cảm,…
  • Digoxin: Nifedipin làm tăng nồng độ của Digoxin trong huyết thanh. Khi sử dụng cần giảm liều Digoxin để tránh tình trạng ngộ độc.
  • Thuốc chẹn calci khác (Diltiazem): Nifedipin và Diltiazem đều chuyển hóa qua 1 enzyme gan nên khi sử dụng đồng thời sẽ gây ức chế chuyển hóa và tăng nồng độ thuốc trong huyết tương.
  • Cyclosporin: Làm giảm chuyển hóa Nifedipin do Cyclosporin ức chế cạnh tranh chuyển hóa qua enzyme P450.
  • NSAID (thuốc chống viêm không steroid): Sử dụng NSAID với Nifedipin gây ức chế tổng hợp prostaglandin ở thận hoặc gây ứ muối.
  • Rượu: Làm tăng nồng độ và tác dụng của thuốc Nifedipin.
  • Thuốc chẹn beta giao cảm: Sử dụng Nifedipin có thể gây hạ áp quá mức. Do đó cần kiểm tra chặt chẽ bệnh nhân điều trị phối hợp 2 nhóm thuốc này.
  • Theophylline: Thuốc Nifedipin làm giảm nồng độ Theophylline trong huyết tương.
  • Thuốc chẹn giao cảm alpha (Prazosin): Cần thận trọng khi sử dụng đồng thời với Nifedipin.
  • Aspirin, Ticlodipin: Nifedipin làm tăng tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu của 2 loại thuốc này.
  • Rifampicin: Gây cảm ứng enzyme P450 khiến nồng độ Nifedipin giảm và làm tăng các cơn đau thắt ngực.
  • Nước ép bưởi: Một số thành phần trong nước bưởi gây ức chế enzyme P450 khiến Nifedipin tăng sinh khả dụng.
  • Thuốc chống đông máu (dẫn xuất indandion và coumarin)
  • Quinine
  • Sulfinpyrazon
  • Amphotericin B
  • Corticoid
  • Thuốc lợi tiểu thải kali
  • Thuốc chống co giật
  • Các salycilate
  • Estrogen

4. Quá liều và cách xử lý

Quá liều thuốc Nifedipin làm phát sinh các triệu chứng như hạ kali huyết, block nhĩ thất, đau đầu, buồn nôn,… Trong trường hợp này, phải nhanh chóng rửa dạ dày và sử dụng than hoạt tính để tăng độ thanh thải thuốc. Bên cạnh đó, cần điều trị triệu chứng trong trường hợp cần thiết.

Bệnh nhân hạ huyết áp nghiêm trọng khi uống thuốc Nifedipin quá liều cần được đặt nằm ngửa, kê chân cao và tiến hành tiêm tĩnh mạch calci clorid hoặc gluconate.

Trong trường hợp nhịp tim chậm, có thể đặt máy tạo nhịp hoặc sử dụng Atropine và Isoprenalin. Bệnh nhân co giật cần được truyền Phenytoin hoặc Diazepam. Bệnh nhân có nhịp tim nhanh, rung nhĩ hoặc nhịp nhanh thất, tiến hành tiêm procainamide hoặc lidocain nhằm khử rung.

Có thể bạn quan tâm

Cao huyết áp có nên uống nhiều nước không?

Cao Huyết Áp Có Nên Uống Nhiều Nước Không? [Giải Đáp]

Cao huyết áp có nên uống nhiều nước không? Câu hỏi nhận được sự quan tâm của đa số người...

Gợi ý một vài cách trị tim đập nhanh tại nhà

Cách Trị Tim Đập Nhanh Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Cao

Tim đập nhanh do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như thở hổn...

Sâm là gì? Lợi ích đối với sức khỏe

Huyết Áp Cao Có Uống Được Sâm Không? Tăng Hay Giảm?

Huyết áp cao có uống được sâm không? Bên cạnh nhiều vấn đề liên quan đến bệnh huyết áp, đây...

Lưu ý khi tập luyện thể dục cải thiện sức khỏe tim mạch

5 Bài Tập Tốt Cho Tim Mạch Được Nhiều Người Áp Dụng

Thực hành các bài tập tốt cho tim mạch giúp máu huyết lưu thông, hỗ trợ người bệnh điều trị...

Lưu ý về chế độ ăn uống khi bị cao huyết áp

Ăn Uống Gì Để Hạ Huyết Áp Nhanh Giúp Ngăn Ngừa Bệnh?

Ăn uống gì để hạ huyết áp là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi, chế độ dinh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *