Thuốc Hydrochlorothiazid là thuốc gì?

Thuốc Hydrochlorothiazid là thuốc lợi tiểu có nhiều tên biệt dược khác nhau như Combizar, Angizaar-H,… Thuốc Hydrochlorothiazid có tác dụng điều trị chứng phù, tăng huyết áp, bệnh Morbus Meniere,… Không nên dùng thuốc quá liều vì có thể sẽ gây ra tình trạng mất nước, mất chất điện giải, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim.

Thuốc Hydrochlorothiazid là thuốc lợi tiểu, dùng để trị chứng phù, tăng huyết áp,...
Thuốc Hydrochlorothiazid là thuốc lợi tiểu, dùng để trị chứng phù, tăng huyết áp,…

  • Tên biệt dược: Combizar, Hydrochlorothiazide, Hydrochloro Thiazid 25mg, Hydrochloro Thiazid 40mg, Angizaar-H;
  • Tên hoạt chất: Hydrochlorothiazid;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc Tim – mạch, thuốc lợi tiểu;
  • Dạng bào chế: Viên nén.

Những thông tin cần biết về thuốc Hydrochlorothiazid

1. Thành phần

Thành phần chính của thuốc Hydrochlorothiazid chính là hoạt chất Hydrochlorothiazid (hay Hydrochlorothiazide). Đây là một loại hóa dược có tác dụng kích thích lợi tiểu, tăng bài tiết natri clorid ở đường niệu chỉ trong vài giờ.

Hydrochlorothiazid còn có tác dụng hạ huyết áp. Tuy nhiên, hiệu quả của tác dụng hạ huyết áp đến muộn hơn, thường xảy ra sau vài tuần dùng thuốc.

Hàm lượng Hydrochlorothiazid trong mỗi viên nén tùy vào loại bào chế. Thông thường, hàm lượng của loại hóa dược này trong thuốc thường là: 25mg, 40mg, 50mg.

2. Chỉ định

Thuốc Hydrochlorothiazid được chỉ định để điều trị các bệnh lý hoặc triệu chứng sau:

  • Phù;
  • Phù phổi;
  • Phù do suy tim;
  • Tăng huyết áp;
  • Nhiễm độc brom;
  • Bệnh Morbus Meniere.

3. Chống chỉ định

Thuốc Hydrochlorothiazid không thích hợp để điều trị ở các bệnh nhân sau:

  • Phụ nữ có thai;
  • Bệnh nhân gout;
  • Bệnh nhân mắc Addison;
  • Người dùng quá mẫn cảm với thiazid và các dẫn chất sulfonamid;
  • Bệnh nhân tăng axit uric trong máu;
  • Bệnh nhân suy gan nặng;
  • Bệnh nhân suy thận nặng;
  • Trường hợp người dùng mắc chứng tăng canxi huyết.

4. Cách dùng

Người bệnh uống thuốc Hydrochlorothiazid trực tiếp với nước lọc. Khi uống Hydrochlorothiazid, người bệnh không nên nhai, ngậm hoặc nghiền nát trước khi uống.

5. Liều dùng

Thuốc Hydrochlorothiazid có liều dùng như sau:

Trường hợp điều trị phù

  • Ca bệnh nhẹ: 25mg/ngày
  • Mức độ bệnh nặng: 50 – 75mg/ngày;
  • Sau đó dùng ở liều lượng thấp, tùy theo bác chỉ định.

Trường hợp điều trị tăng huyết áp

  • Liều dùng ban đầu: 12,5 – 25mg;
  • Sau đó hạ liều lượng dùng. Không dùng quá 50mg/ngày.

Trường hợp điều trị hội chứng Meniere

  • 4 – 6 tuần đầu: 50 – 100mg/ngày;
  • Sau khi có dấu hiệu thuyên giảm: hạ thấp liều lượng dùng;
  • Thời gian điều trị: 2 – 3 tháng.
Nên dùng thuốc Hydrochlorothiazid theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nên dùng thuốc Hydrochlorothiazid theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

6. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc Hydrochlorothiazid theo hướng dẫn sau:

  • Để thuốc ở xa tầm tay trẻ em;
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời, thoáng mát;
  • Bảo quản thuốc nguyên vẹn trong vỉ khi chưa dùng đến. Nếu để thuốc tiếp xúc quá lâu với không khí bên ngoài, thuốc dễ bị nhiễm khuẩn, hư hỏng. Nếu thấy thuốc biến màu so với ban đầu, thuốc đã bị hỏng.

Tham khảo thêm: Thuốc Pelearto là thuốc gì?

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Hydrochlorothiazid

1. Thận trọng

Trong quá trình dùng thuốc Hydrochlorothiazid để điều trị, người dùng cần lưu ý một số điều sau:

  • Bệnh nhân dùng thuốc cần phải được theo dõi chỉ số điện giải định kỳ.
  • Trường hợp người cao tuổi cần thận trọng khi dùng thuốc. Thuốc Hydrochlorothiazid có thể làm tăng cholesterol và triglycerid trong máu, mất chất điện giải.
  • Tác dụng hạ huyết áp của Hydrochlorothiazid thuốc hoạt động mạnh ở bệnh nhân đã cắt bỏ thần kinh giao cảm.
  • Bệnh nhân suy gan khi dùng thuốc dễ bị hôn mê gan;
  • Bệnh nhân bị gout khi dùng thuốc sẽ khiến cho bệnh tình trở nên nặng thêm;
  • Bệnh nhân đái tháo đường khi dùng thuốc Hydrochlorothiazid có thể phải dùng kèm thêm thuốc Isulin. Dùng thuốc Isulin theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Hydrochlorothiazid có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Hoa mắt;
  • Mệt mỏi;
  • Chóng mặt;
  • Giảm kali trong máu;
  • Đau đầu;
  • Tăng đường huyết;
  • Tăng axit uric trong máu;
  • Tăng lipid trong máu;
  • Loạn nhịp tim;
  • Chán ăn;
  • Hạ huyết áp tư thế;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Táo bón;
  • Co thắt ruột;
  • Tiêu chảy;
  • Nổi mề đay;
  • Hạ magnesi trong máu;
  • Phát ban ngứa;
  • Nhiễm cảm ánh sáng;
  • Hạ natri trong máu;
  • Hạ phosphat trong máu;
  • Tăng canxi trong máu;
  • Rối loạn giấc ngủ;
  • Viêm kẽ thận;
  • Liệt dương;
  • Mờ mắt;
  • Trầm cảm;
  • Gout.

Trên đây chưa phải toàn bộ các tác dụng phụ của thuốc Hydrochlorothiazid mà người dùng có thể sẽ gặp phải. Khi dùng thuốc Hydrochlorothiazid, tùy vào cơ địa, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải tác dụng ngoài ý muốn hoặc không.

Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng lạ khi điều trị bằng Hydrochlorothiazid, người bệnh cần khai báo ngay với bác sĩ để kịp thời xử lý.

Nên dùng thuốc Hydrochlorothiazid có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như mệt mỏi, co thắt ruột, tăng nguy cơ mắc bệnh gout,...
Nên dùng thuốc Hydrochlorothiazid có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như mệt mỏi, co thắt ruột, tăng nguy cơ mắc bệnh gout,…

3. Tương tác thuốc

Khi dùng thuốc Hydrochlorothiazid, người dùng cần tránh uống phối hợp với một số loại thuốc khác như:

  • Các loại thuốc gây mê;
  • Các loại thuốc an thần;
  • Barbiturat;
  • Thuốc chống đái tháo đường;
  • Các loại thuốc hạ huyết áp khác;
  • Corticosteroid;
  • ACTH;
  • Thuốc Norepinephrin;
  • Các loại thuốc giãn cơ;
  • Thuốc Lithi;
  • Thuốc Quinidin;
  • Thuốc chống đông máu;
  • Rượu.

Các loại thuốc trên khi kết hợp đồng thời với Hydrochlorothiazid có thể sẽ gây ra các phản ứng có hại cho cơ thể người dùng. Bên cạnh việc thận trọng và phòng tránh kết hợp dùng thuốc Hydrochlorothiazid với các loại thuốc kể trên, bệnh nhân cũng không nên tự ý kết hợp dùng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Nếu có nhu cầu kết hợp dùng thuốc Hydrochlorothiazid với bất kỳ loại thuốc nào khác, hãy hỏi ý kiến của chuyên viên y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa. Họ sẽ chỉ dẫn bạn cách để phòng tránh tương tác thuốc hoặc khuyến cáo không nên kết hợp dùng.

Thuốc Hydrochlorothiazid tương kỵ với một số loại thuốc khác. Bệnh nhân không nên phối hợp dùng đồng thời.
Thuốc Hydrochlorothiazid tương kỵ với một số loại thuốc khác. Bệnh nhân không nên phối hợp dùng đồng thời.

4. Cách xử lý khi dùng quá liều

Khi dùng thuốc Hydrochlorothiazid quá liều, người bệnh sẽ bị bài niệu nhiều. Điều này sẽ dẫn đến tình huống bị rối loạn điện giải, mất nước, loạn nhịp tim.

Cách xử lý trong trường hợp dùng thuốc quá liều là đưa bệnh nhân đến bác sĩ ngay để được chữa trị kịp thời. Thông thường, các phương pháp xử lý khi dùng thuốc Hydrochlorothiazid quá liều sẽ là:

  • Dùng than hoạt để rửa dạ dày;
  • Chỉ định bệnh nhân tăng cường bổ sung nước và chất điện giải đã mất;
  • Dùng amoni clorid để chống kiềm hóa máu;
  • Thẩm tách phúc mạc để điều chỉnh cân bằng điện giải và điều chỉnh cân bằng nước;
  • Tiêm truyền norepinephrin vào đường tĩnh mạch.

Chính vì những ảnh hưởng đối xấu với sức khỏe trong việc dùng quá liều, người dùng nên thận trọng, dùng thuốc Hydrochlorothiazid đúng liều lượng đã được bác sĩ chỉ định. Không nên lạm dụng thuốc.

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý

9 Loại Nước Uống Cho Người Cao Huyết Áp Nên Biết Đến

Sử dụng một số loại nước uống cho người cao huyết áp từ rau củ quả tươi, trà thảo dược,...

Cách phòng chống đột quy tai biến 

9 Cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản chớ bỏ qua

Đột quỵ hay còn gọi lại tai biến mạch máu não xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn, bị...

Lưu ý khi sử dụng thực phẩm hạ huyết áp

12 Loại Thực Phẩm Hạ Huyết Áp An Toàn, Hiệu Quả Cao

Lựa chọn đúng loại thực phẩm hạ huyết áp giúp người bệnh sớm điều trị khỏi tình trạng tăng huyết...

Những yếu tố quyết định chi phí điều trị đột quỵ

Chi Phí Điều Trị Đột Quỵ Bao Nhiêu? Bảng Giá Từ Bộ Y Tế

Chi phí điều trị đột quỵ bao nhiêu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây chứng bệnh cực...

Sâm là gì? Lợi ích đối với sức khỏe

Huyết Áp Cao Có Uống Được Sâm Không? Tăng Hay Giảm?

Huyết áp cao có uống được sâm không? Bên cạnh nhiều vấn đề liên quan đến bệnh huyết áp, đây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *