Natri Thiosulfat là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Natri Thiosulfat là dược phẩm được dùng để giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh ung thư cisplatin. Sản phẩm cũng được dùng chung với các loại thuốc khác để điều trị những ca ngộ độc Cyanide khẩn cấp.

Natri Thiosulfat
Cấu trúc hóa học của Natri Thiosulfat.
  • Tên hoạt chất: Natri Thiosulfat

I. Thông tin về Natri Thiosulfat

Nắm rõ thông tin về Natri Thiosulfat để dùng thuốc đúng cách, tránh những tác dụng không đáng có.

1. Tác dụng

Đây là thuốc kê đơn. Bệnh nhân chỉ được phép dùng khi có sự chỉ định và giám sát của chuyên gia.

  • Natri Thiosulfat được dùng để giảm tác dụng phụ của cisplatin – một loại thuốc điều trị bệnh ung thư.
  • Natri Thiosulfat được dùng phối hợp cùng với một số loại thuốc khác điều trị ngộ độc Xyanua (loại ngộ độc xảy ra khi tiếp xúc với khói nhà bếp hoặc lửa công nghiệp). Lúc này, thuốc hoạt động bằng cách giúp tế bào trong cơ thể chuyển đổi xyanua thành dạng có thể đào thải ra khỏi cơ thể thông qua việc đi tiểu.

2. Dạng và liều lượng

Natri Thiosulfat có ở dạng thuốc tiêm và dung dịch: 250 mg/ml (50 ml) và 100 mg/ ml (10ml).

3. Liều dùng

Tùy từng đối tượng bệnh nhân khác nhau, liều dùng Natri Thiosulfate sẽ không giống nhau. Bệnh nhân cần thực hiện đúng liều lượng theo chỉ định của chuyên gia hoặc hướng dẫn được in trên nhãn dán. Thông tin sau đây chỉ cung cấp cho bạn liều dùng Natri Thiosulfate trung bình.

Liều dùng cho người lớn:

+ Dùng để giảm tác dụng phụ của thuốc trị bệnh ung thư cisplatin:

Người lớn và thanh thiếu niên khi dùng 4 g/m2 diện tích bề mặt cơ thể khi tiêm tĩnh mạch lần đầu tiên. Sang đến liều thứ hai (dùng cùng với thuốc điều trị bệnh ung thư), tiêm tĩnh mạch 12 mg/m2 diện tích cơ thể (trong vòng 6 giờ đồng hồ).

+ Dùng để điều trị ngộ độc do Xyanua:

  • Người lớn và thanh thiếu niên: Liều dùng thông thường là 12,5 gam tiêm tĩnh mạch (tốc độ tiêm 0,625 đến 1,25 gram (2,5 ml đến 5 ml) mỗi phút.)
  • Trẻ em: Liều dùng thông thường là  412,5 mg/ kg trọng lượng cơ thể hoặc 7 gram trên một mét vuông diện tích bề mặt cơ thể được tiêm vào tĩnh mạch (tốc độ tiêm 0,625 đến 1,25 gram (2,5 đến 5 ml) mỗi phút).

4. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
  • Tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.

Tham khảo thêm: Ngộ độc cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & cách xử trí

II. Một số lưu ý khi dùng Natri Thiosulfat

1. Khuyến cáo

Khi dùng Natri Thiosulfat điều trị bệnh, người bệnh cần đặc biệt thận trọng, cân nhắc với bác sĩ những lợi ích và rủi ro mà thuốc có thể mang lại. Người bệnh cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:

Dị ứngThông báo ngay với chuyên gia nếu như bạn xuất hiện phản ứng dị ứng với thuốc trên. Tốt nhất, trước khi dùng thuốc, bạn nên “kê khai” cho bác sĩ những loại dị ứng bạn từng mắc phải, chẳng hạn như: thuốc nhuộm, thực phẩm, chất bảo quản, lông động vật nuôi trong nhà…

Đối với trẻ em: Mặc dù chưa có những nghiên cứu cụ thể về việc dùng Natri Thiosulfat ở đối tượng trẻ em so với người lớn, song các chuyên gia cho tác dụng phụ của thuốc hầu như không có sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng trên.

Đối với người lớn tuổi: Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu về hiệu quả dùng thuốc ở người cao tuổi. Mặc dù không có thông tin cụ thể so sánh việc sử dụng natri thiosulfate ở người cao tuổi với việc sử dụng ở các nhóm tuổi khác, nhưng natri thiosulfate dự kiến sẽ không gây ra tác dụng phụ hoặc vấn đề khác nhau ở người già so với đối tượng trẻ tuổi.

Phụ nữ đang mang thai: Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác dụng phụ của thuốc lên đối tượng phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu trên động vật đã thấy được những biểu hiện tiêu cực. Do đó, phụ nữ đang mang thai cần đặc biệt thận trọng, chỉ được phép dùng thuốc khi có chỉ định của chuyên gia.

Phụ nữ đang cho con bú: Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ để xác định nguy cơ thuốc mang lại cho trẻ sơ sinh ở đối tượng phụ nữ đang cho con bú. Chỉ nên dùng thuốc khi xác định lợi ích vượt trội hơn so với những rủi ro mang lại và thực hiện khi có sự giám sát của chuyên gia.

Các vấn đề y tế khác

Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn đang mắc phải những vấn đề sau:

  • Phù nề ở cẳng chân hoặc bàn chân
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh thận
  • Bệnh cao huyết áp
  • Bệnh gan
  • Natri Thiosulfat có thể khiến cơ thể giữ nước gây nhiễm độc trong thai kỳ.

2. Tác dụng phụ

Bên cạnh những lợi ích mà thuốc trên mang lại, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc, gồm có:

  • Kích động
  • Mờ mắt
  • Tâm trạng thất thường
  • Chuột rút
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau khớp
  • Ù tai

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện những biểu hiện không được liệt kê bên trên. Khi nhận thấy những triệu chứng bất thường, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp khắc phục kịp thời.

3. Tương tác

Tương tác thuốc có thể gây ảnh hưởng đến dược lực của thuốc điều trị hoặc gia tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ.

Tương tác với thuốc

Tương tác thuốc xảy ra khi Natri Thiosulfat phản ứng các dược chất trong những dược chất trong những loại thuốc điều trị khác. Trong những trường hợp này, bác sĩ của có thể thay đổi liều, hoặc các biện pháp phòng ngừa khác.

Tốt nhất, trước khi dùng thuốc trên điều trị, nên nói với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc kê toa hoặc không kê toa, vitamin, thảo dược, thực phẩm chức năng nào khác.

Tương tác với thực phẩm/ thuốc lá/ rượu

Natri Thiosulfat có thể gây tương tác với một số thức ăn. Thảo luận với chuyên gia về những loại thực phẩm nên dùng, nên tránh trong quá trình điều trị.

Dùng rượu bia trong quá trình điều trị bằng Natri Thiosulfat có thể gây buồn ngủ nên bệnh nhân cũng cần đặc biệt lưu ý.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Natri Thiosulfat. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu có bất kì thắc mắc hay xuất hiện những tác dụng phụ, cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp thắc mắc.

Có thể bạn quan tâm

dị ứng mỹ phẩm trên mặt

Hướng dẫn cách chữa dị ứng mỹ phẩm trên mặt ĐÚNG

Tình trạng dị ứng mỹ phẩm rất dễ kích hoạt trên những vùng da nhạy cảm như da mặt. Các...

bệnh vảy nến có tự khỏi không

Bệnh vảy nến có tự khỏi không, làm sao nhanh hết?

Vảy nến là bệnh lý da liễu tự miễn mãn tính thường gây ra các triệu chứng da khô ráp,...

Bệnh ghẻ chàm hóa và cách điều trị

Bệnh ghẻ chàm hóa là một trong những dạng ghẻ tiến triển kéo dài do không được can thiệp và...

Giải pháp “vàng” điều trị viêm da tiếp xúc tận gốc, ngăn chặn tái phát từ thảo dược

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm nhiễm gây ra bởi hàng nghìn yếu tố dị nguyên khác nhau....

Những loại dầu gội trị viêm da tiết bã được nhiều người sử dụng

Viêm da tiết bã da đầu là tình trạng viêm mãn tính với đặc trưng là da đầu xuất hiện...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *