Thuốc Deferoxamine: Tác dụng phụ và Lưu ý khi sử dụng
Thuốc Deferoxamine được sử dụng trong trường hợp ngộ độc sắt cấp tính, tích lũy nhôm ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận, nhiễm sắc tố sắt, thừa sắt mãn tính thứ phát,…
- Tên thuốc: Deferoxamine
- Phân nhóm: Thuốc cấp cứu và giải độc
- Dạng bào chế: Thuốc tiêm
Những thông tin cần biết về thuốc Deferoxamine
1. Tác dụng
Deferoxamine được sử dụng trong điều trị ngộ độc sắt cấp tính. Thành phần này hoạt động bằng cách liên kết các icon sắt III vào ba nhóm hydroxamic của phân tử nhằm tạo phức với sắt. Sau đó phức hợp này được bài tiết dễ dàng qua thận nhằm giảm nồng độ sắt trong cơ thể.
Deferoxamine được sử dụng chủ yếu ở dạng tiêm. Thành phần này được thải trừ qua đường tiểu và làm nước tiểu đổi màu hơi đỏ.
2. Chỉ định
Thuốc Deferoxamine được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Ngộ độ sắt cấp tính.
- Tình trạng tích lũy nhôm ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
- Điều trị nhiễm sắc tố sắt.
- Thừa sắt mãn tính thứ phát do thiếu máu bẩm sinh hoặc phải truyền máu nhiều lần khi điều trị bệnh thalassemia,…
Thuốc phát huy tác dụng cao khi được sử dụng sớm.
3. Chống chỉ định
Chống chỉ định thuốc Deferoxamine cho các trường hợp sau:
- Nhiễm sắc tố sắt tiên phát
- Vô niệu
- Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
4. Dạng bào chế – hàm lượng
- Dạng bào chế: Thuốc tiêm
- Hàm lượng: 500mg/ ml, 2g/ ml
Một số dạng bào chế và hàm lượng của thuốc Deferoxamine không được đề cập trong bài viết.
Tham khảo thêm: Thuốc Ursolvan có tác dụng gì?
5. Cách dùng – liều lượng
Thuốc Deferoxamine được tiêm trực tiếp vào cơ, da hoặc tiêm theo đường tĩnh mạch. Vì Deferoxamine được bào chế ở dạng thuốc tiêm nên việc tiêm thuốc phải được thực hiện bởi nhân viên y tế. Tuyệt đối không tự ý tiêm thuốc tại nhà.
Liều lượng và tần suất sử dụng thuốc Deferoxamine được quy định dựa trên độ tuổi, nồng độ sắt trong cơ thể, tình trạng sức khỏe và một số điều kiện khác.
Liều dùng thông thường khi điều trị ngộ độc sắt cấp tính
Người lớn:
- Liều khởi đầu: Dùng 1g tiêm bắp
- Sau 4 giờ tiêm 2 liều 0.5g
- Sau 4 -12 giờ có thể tiêm thêm 0.5g (tùy đáp ứng lâm sàng).
- Liều dùng tối đa: 15g/ ngày
- Nếu tiêm tĩnh mạch, nên dùng với liều lượng: 15mg/ kg/ giờ.
Trẻ nhỏ:
- Dùng 50mg/ kg/ lần, tiêm bắp mỗi 6 giờ đồng hồ.
- Liều dùng tối đa: 6g/ ngày.
- Nếu tiêm tĩnh mạch, dùng 15mg/ kg/ giờ (không vượt quá 6g/ ngày).
Liều dùng thông thường khi điều trị thừa sắt mãn tính
Người lớn:
- Tiêm truyền dưới da: Dùng 1 – 2 g/ ngày.
- Tiêm bắp: Dùng 0.5 – 1g/ ngày.
Trẻ em:
- Tiêm truyền dưới da: Dùng 20 – 50mg/ kg/ ngày.
- Tiêm tĩnh mạch: Dùng 15mg/ kg/ giờ, tối đa 12 giờ/ ngày.
Liều dùng thông thường khi điều trị tích lũy nhôm ở bệnh nhân suy thận
- Dùng 20 – 40mg/ kg trong mỗi kỳ lọc máu thận nhân tạo.
- Tần suất tiêm được điều chỉnh dựa trên tình trạng lâm sàng.
Liều dùng thông thường cho bệnh nhân suy thận
- Độ thanh thải dưới 10ml/ phút: Dùng ½ liều dùng thông thường.
Trong trường hợp ngộ độc sắt, nếu màu nước tiểu trở lại bình thường và nồng độ sắt trong huyết thanh ổn định trở lại, bạn nên ngưng điều trị bằng Deferoxamine.
6. Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh nắng và ẩm thấp.
Có thể bạn muốn biết: Thuốc Alfuzosin điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Deferoxamine
1. Thận trọng
Với bệnh nhân không bị sốc, nên tiêm bắp thuốc Deferoxamine thay vì tiêm tĩnh mạch hay tiêm dưới da. Không tiêm dưới da cho bệnh nhân điều trị ngộ độc sắt cấp tính. Nên truyền tĩnh mạch chậm đối với bệnh nhân bị sốc hoặc trụy tim mạch chậm.
Chưa có đủ cơ sở khoa học để xác định độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Trao đổi với bác sĩ nếu có ý định sử dụng thuốc Deferoxamine trong thời gian mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ.
Bệnh nhân suy giảm chức năng thận, nhiễm nấm, tiểu đường và viêm khớp dạng thấp có nguy cơ khi sử dụng Deferoxamine. Vì vậy cần thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe để được cân nhắc việc dùng thuốc.
Thuốc Deferoxamine dùng trong điều trị tích lũy/ ngộ độc nhôm có thể làm giảm nồng độ canxi trong máu, co giật, cường cận giáp,… Trong trường hợp này cần thông báo với nhân viên y tế để được xem xét có nên sử dụng thuốc tiếp tục hay không.
Trẻ dưới 3 tuổi có thể nhạy cảm hơn với hoạt động của thuốc Deferoxamine. Sử dụng thuốc cho đối tượng này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ. Vì vậy chỉ dùng thuốc trong trường hợp có chỉ định từ bác sĩ.
Bệnh nhân cao tuổi gặp vấn đề về thính giác và thị lực có nguy cơ cao khi sử dụng Deferoxamine.
Thuốc Deferoxamine gây mờ mắt, chóng mặt. Cần hạn chế hoạt động trên cao, lái xe, tính toán, điều hành máy móc,… trong thời gian điều trị. Rượu và đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.
2. Tác dụng phụ
Thuốc Deferoxamine đào thải sắt qua thận nên có thể khiến nước tiểu chuyển thành màu đỏ. Tuy nhiên hiện tượng này hoàn toàn bình thường và không gây hại. Bên cạnh đó, thuốc có thể làm phát sinh một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác.
Tác dụng phụ khi tiêm thuốc qua tĩnh mạch:
- Đỏ bừng
- Chóng mặt nghiêm trọng
- Ngất xỉu
- Nhịp tim nhanh
- Ngứa dữ dội
Tác dụng phụ nghiêm trọng:
- Đục thủy tinh thể
- Đau mắt
- Mất thị lực
- Giảm thị lực
- Tai ù
- Giảm thính lực
Dấu hiệu nhiễm trùng:
- Tiêu chảy không rõ nguyên nhân
- Sốt
- Đau bụng
Thuốc Deferoxamine cũng có thể gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính (triệu chứng lâm sàng: thở nhanh, khó thở đột ngột, chóng mặt,….).
3. Tương tác thuốc
Sử dụng thuốc Deferoxamine với Prochlorperazine có thể làm phát sinh tương tác. Vì vậy không nên dùng cùng lúc hai loại thuốc này – trừ khi được bác sĩ yêu cầu.
Trong trường hợp bệnh nhân bị suy tim, tuyệt đối không dùng thuốc Deferoxamine với vitamin C hoặc các chế phẩm có chứa vitamin C vì có thể gây tương tác nghiêm trọng.
Ngoài ra, thuốc Deferoxamine có thể ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm. Cần thông báo với nhân viên xét nghiệm việc bạn sử dụng Deferoxamine để kết quả xét nghiệm được thể hiện khách quan nhất.
4. Xử lý khi dùng thuốc quá liều
Quá liều thuốc Deferoxamine gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như ngất xỉu, khó thở, nhịp tim nhanh, hôn mê, chóng mặt nghiêm trọng, mất thị lực, người xanh xao đột ngột,… Cần đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu ngay khi phát sinh những triệu chứng nêu trên.
Vì không có thuốc đặc hiệu cho trường hợp quá liều Deferoxamine nên bác sĩ sẽ tăng thải trừ thuốc bằng cách thẩm tách máu.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc TanaMisolblue có công dụng trị bệnh gì?
- Thuốc lợi tiểu Spironolacton – Cách sử dụng và Liều dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!