Thông tin về thuốc Dimercaprol điều trị ngộ độc kim loại nặng

Thuốc Dimercaprol được bào chế ở dạng thuốc tiêm và được sử dụng trong trường hợp ngộ độc cấp tính bởi các kim loại nặng như thủy ngân vô cơ, vàng, arsen. Thuốc còn được dùng trong điều trị phối hợp ngộ độc chì.

thuốc Dimercaprol
Thuốc Dimercaprol được sử dụng trong trường hợp ngộ độc cấp tính bởi các kim loại nặng.

  • Tên thuốc: Dimercaprol
  • Phân nhóm: Thuốc giải độc và cấp cứu
  • Dạng bào chế: Thuốc tiêm

Những thông tin cần biết về thuốc Dimercaprol

1. Tác dụng

Các kim loại nặng gây ngộ độc bằng cách ức chế hệ thống enzyme pyruvate-oxydase. Dimercaprol có khả năng liên kết và tạo phức với những kim loại này nhằm đào thải và bình thường hóa hoạt động của enzyme pyruvate-oxydase.

Dimercaprol hoạt động tốt khi được dùng ngay sau khi ngộ độc kim loại. Sau khi tiêm, nồng độ Dimercaprol được phân bố vào mọi tổ chức trong cơ thể (cao nhất tại thận và gan).

2. Chỉ định

Thuốc Dimercaprol được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Ngộ độc cấp tính bởi các kim loại nặng như thủy ngân vô cơ, vàng, arsen.
  • Ngộ độc antimony và bismuth (chưa có chỉ định chính thức, cần trao đổi với bác sĩ nếu sử dụng thuốc trong trường hợp này).
  • Dùng điều trị phối hợp trong trường hợp ngộ độc chì.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Dimercaprol cho các trường hợp sau:

  • Ngộ độc hơi ngạt arsen (trong trường hợp này thuốc không thể ngăn ngừa được huyết tán).
  • Ngộ độc bạc, urani, sắt, cadimi, selen (phức hợp giữa Dimercaprol và các kim loại trên gây ngộ độc nghiêm trọng).
  • Ngộ độc hợp chất thủy ngân hữu cơ và methyl thủy ngân (Dimercaprol làm tăng phân bố thủy ngân vào tế bào não).
  • Bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
  • Người thiếu hụt G6PD.
  • Bệnh nhân suy gan.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

  • Dạng bào chế: Thuốc tiêm.
  • Hàm lượng: 50mg/ ml, 100mg/ ml.

5. Cách sử dụng – liều lượng

Thuốc Dimercaprol được sử dụng bằng cách tiêm trực tiếp vào bắp. Việc tiêm thuốc được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa hoặc người có chuyên môn.

thuốc Dimercaprol
Thuốc Dimercaprol được sử dụng bằng cách tiêm trực tiếp vào bắp

Liều lượng thông thường:

  • Dùng 2.5 – 3mg/ kg/ lần, tiêm sau mỗi 4 giờ đồng hồ trong 48h đầu tiên.
  • Tiếp tục tiêm từ 2 – 4 lần trong ngày thứ 3.
  • Duy trì 1 – 2 lần trong 10 ngày hoặc tiêm cho đến khi hồi phục hoàn toàn.

Trao đổi với bác sĩ để biết liều lượng và tần suất dùng thuốc cho trẻ nhỏ. Cân chỉnh liều và giãn khoảng cách tiêm thuốc ở người cao tuổi và bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng, nhiệt độ cao và độ ẩm thấp.

Thuốc Dimercaprol có thể bị vẩn đục khi bảo quản ở nhiệt độ thấp. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần làm ấm nhẹ thuốc trước khi tiêm.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Dimercaprol

1. Khuyến cáo

Bệnh nhân cao huyết áp có khả năng gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Dimercaprol. Cần thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe để được cân nhắc về rủi ro và nguy cơ khi điều trị bằng Dimercaprol.

Nếu thận giảm hoạt động đột ngột (suy thận cấp) khi đang sử dụng thuốc, cần chủ động ngưng thuốc. Trong trường hợp tiếp tục dùng, phải thận trọng vì có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Hoạt động và tác dụng của thuốc có thể suy giảm hoặc mất hoàn toàn nếu dùng cho trường hợp suy thận kèm theo ngộ độc arsen hoặc arsin. Chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú trong trường hợp cần thiết.

thuốc Dimercaprol
Không dùng cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ vì thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Thuốc Dimercaprol có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ khi tiêm. Vì vậy cần quan sát biểu hiện của cơ thể sau khi tiêm liều đầu tiên. Nếu nhận thấy những dấu hiệu khác thường, cần thông báo để bác sĩ dự phòng các tình huống rủi ro.

2. Tác dụng phụ

Khoảng 50% bệnh nhân sử dụng thuốc Dimercaprol gặp phải tác dụng phụ. Mức độ của tác dụng ngoại ý phụ thuộc vào liều dùng cụ thể.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Làm tăng huyết áp (có thể đi kèm với nhịp tim nhanh).

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Đau bụng
  • Rát bỏng môi
  • Đau họng
  • Đau ngực
  • Viêm kết mạc
  • Chảy nước mắt
  • Chảy nước mũi
  • Đổ mồ hôi trán
  • Giật nhẹ ở tay
  • Cảm giác bỏng rát ở dương vật

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Đau và nhiễm trùng ở vị trí tiêm
  • Thuốc có thể gây sốt ở trẻ em trong thời gian đầu.

Nếu nhận thấy bạn có nguy cơ cao gặp phải tác dụng phụ, bác sĩ sẽ đề nghị bạn uống từ 30 – 60mg Ephedrin sulfat trước 30 phút khi tiêm Dimercaprol.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện kiềm hóa nước tiểu để tránh tổn thương thận ở bệnh nhân có nguy cơ.

3. Tương tác thuốc

Dimercaprol có thể tạo phức với một số kim loại và gây độc cho người sử dụng – ví dụ như sắt. Vì vậy hạn chế bổ sung thực phẩm giàu sắt và tuyệt đối không dùng viên uống, thuốc tiêm có chứa thành phần này trong thời gian điều trị bằng thuốc Dimercaprol.

4. Quá liều và cách xử lý

Quá liều Dimercaprol có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp. Đồng thời làm phát sinh các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, bỏng miệng và môi, co thắt họng, mệt mỏi, bồn chồn,…

Với trẻ em, các triệu chứng quá liều sẽ có xu hướng nghiêm trọng hơn như co giật, hôn mê, sốt dai dẳng, áp xe ở vị trí tiêm. Các triệu chứng quá liều của thuốc Dimercaprol thường giảm dần sau khoảng 30 – 90 phút.

Top 7 Bài Tập Chữa Thận Yếu & Tăng Cường Chức Năng Thận Tốt Nhất

Chà xát vành tai, vận động cơ thể, massage phần bụng, massage phần hông, xoa gan bàn chân... là những...

Thông tin về các loại thuốc bổ thận tráng dương cho phụ nữ

Thuốc bổ thận cho nữ loại nào tốt? Giá bán & cách dùng

Hồi quy hoàn, Bổ thân cố xung hoàn, Hồi xuân hoàn, Kim quỹ thận khí hoàn… là những loại thuốc...

cây mã đề chữa viêm bàng quang

Cây mã đề chữa viêm bàng quang – Cách dùng và lưu ý

Nhờ có chứa những thành phần với dược tính cao mà cây mã đề được dùng để chữa bệnh viêm...

Những cây thuốc nam chữa sỏi thận được lưu truyền từ xưa đến nay

Chữa sỏi thận bằng cây thuốc nam là phương pháp được nhiều người dân sử dụng bởi chi phí khá...

Chữa sỏi thận bằng đu đủ xanh bạn đã biết cách chưa?

Sỏi thận là một bệnh lý xuất hiện phổ biến và có nguy cơ tái phát sau điều trị. Ngoài...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.