Thuốc Naphacogyl: Thành phần, Tác dụng và Chống chỉ định

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Naphacogyl là dược phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà (SĐK:VNB-2711-05). Thuốc được chỉ định để điều trị dự phòng nhiễm khuẩn răng miệng sau thủ thuật ngoại khoa, điều trị nhiễm trùng răng miệng cấp và mãn tính.

thuoc naphacogyl co cong dung gi
Thuốc Naphacogyl là dược phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà

  • Tên thuốc: Naphacogyl
  • Phân nhóm: Thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, virus và ký sinh trùng
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim

Những thông tin cần biết về thuốc Naphacogyl

1. Thành phần

Thuốc Naphacogyl có chứa các thành phần sau:

  • Spiramycin 100mg: Là kháng sinh nhóm macrolide nhạy cảm với hầu hết các khuẩn gây bệnh thông thường. Spiramycin có tác dụng mạnh và phổ kháng khuẩn rộng hơn Erythromycin.
  • Metronidazole 125mg: Là thuốc kháng khuẩn nhóm nitro-5-imidazole. Metrodinazole có tác dụng đối với vi khuẩn kỵ khí gram âm và một số loại ký sinh trùng.
  • Tá dược: Glycerin, Eratab, Sunset yellow lake, Lactose, Aerosil, Eudragit E100, Magnesium stearate,…

Các thành phần chính của thuốc đều được chuyển hóa qua gan và thải trừ chủ yếu qua đường niệu.

2. Chỉ định

Thuốc Naphacogyl được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Phòng ngừa nhiễm khuẩn răng miệng sau thủ thuật ngoại khoa.
  • Điều trị nhiễm trùng răng miệng cấp và mãn tính (viêm tấy, viêm quanh thân răng, viêm miệng, viêm tuyến mang tai, áp xe răng, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm nướu, viêm nha chu, viêm dưới hàm,…).

Thuốc Naphacogyl cũng có thể được dùng trong những trường hợp khác.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định Naphacogyl cho những đối tượng sau:

  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Quá mẫn với Acetyl Spiramycin, Metronidazole
  • Hoặc từng có tiền sử dị ứng với các dẫn xuất khác của nhóm imidazole

4. Dạng bào chế – quy cách

  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Quy cách: Hộp 2 vỉ x 10 viên; Lọ 100 viên

5. Cách dùng – liều lượng

Trao đổi với nhân viên y tế và đọc kỹ hướng dẫn để biết liều dùng, cách sử dụng và thời điểm dùng thuốc.

thuốc naphacogyl giá bao nhiêu
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn từ nhân viên y tế

Cách dùng:

  • Dùng thuốc bằng đường uống
  • Nên uống vào bữa ăn

Liều dùng:

Liều lượng và tần suất cụ thể của thuốc Naphacogyl được quy định dựa trên mức độ nhiễm khuẩn, tình trạng sức khỏe, độ tuổi và khả năng hấp thu thuốc của cơ thể.

Liều dùng thông thường cho người trưởng thành

  • Dùng 2 – 3 viên/ lần
  • Ngày dùng 2 lần

Liều dùng thông thường cho trẻ em từ 10 – 15 tuổi

  • Dùng 3 viên/ ngày
  • Chia thành nhiều lần uống

Liều dùng thông thường khi dùng cho trẻ từ 5 – 10 tuổi

  • Dùng 1 viên/ lần
  • Ngày dùng 2 lần

Nếu tình trạng nhiễm khuẩn không có cải thiện, bạn vui lòng thông báo với bác sĩ để có hướng xử lý. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể tăng liều/ tần suất hoặc chỉ định một loại thuốc khác.

Ngưng thuốc và gọi cho bác sĩ nếu tình trạng trở nên xấu hơn khi sử dụng loại thuốc này.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc Naphacogyl nơi thoáng mát, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp. Thuốc quá hạn, ẩm mốc, biến chất có thể mất tác dụng điều trị, thậm chí gây nguy hiểm nếu sử dụng. Trong trường hợp này, cần đọc hướng dẫn trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.

7. Giá thành

Thuốc Naphacogyl có giá bán dao động từ 20 – 25.000 đồng/ Hộp 2 vỉ x 10 viên.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Naphacogyl

1. Thận trọng

Bệnh nhân bị loét dạ dày, viêm ruột hồi và viêm ruột kết mãn tính nên thận trọng khi sử dụng thuốc. Nên chủ động thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe để được dự phòng những rủi ro có thể xảy ra.

Thuốc Naphacogyl được bào chế ở dạng viên nén bao phim, giải phóng chậm trong cơ thể. Do đó có thể gây độc cho bệnh nhân trên 65 tuổi. Nếu nhận thấy bạn có nguy cơ khi dùng thuốc, bác sĩ sẽ giảm liều hoặc giãn thời gian giữa hai liều thuốc.

Không uống thuốc Naphacogyl khi nằm. Nên đứng hoặc ngồi khi uống và sau khi uống khoảng 15 phút.

Các thành phần trong thuốc có khả năng thải trừ qua sữa mẹ, vì vậy chống chỉ định Naphacogyl cho phụ nữ đang cho con bú. Trong trường hợp bắt buộc, bạn có thể ngưng cho trẻ bú để sử dụng loại thuốc này.

naphacogyl 250mg
Tham vấn bác sĩ chuyên khoa nếu có ý định sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai

Mặc dù thực nghiệm trên động vật cho thấy Metronidazole và Spiramycin đều không quái thai hay dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên phụ nữ mang thai – đặc biệt là 3 tháng đầu không nên tùy tiện dùng Naphacogyl hay bất cứ loại thuốc nào.

Thuốc được chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận. Vì vậy cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân rối loạn chức năng một trong hai cơ quan này.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng không mong muốn có thể phát sinh trong thời gian dùng Naphacogyl. Nguy cơ gặp phải tác dụng phụ tăng lên khi bạn sử dụng thuốc ở liều cao hoặc dùng trong điều trị dài hạn.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau dạ dày
  • Nôn mửa
  • Nổi mề đay
  • Viêm miệng
  • Viêm lưỡi
  • Có vị kim loại trong miệng
  • Giảm bạch cầu vừa phải (có hồi phục)

Tác dụng phụ hiếm gặp (thường phát sinh khi dùng trong thời gian dài):

  • Mất phối hợp
  • Dị cảm
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Chóng mặt
  • Mất điều hòa
  • Viêm đa thần kinh cảm giác

Báo với bác sĩ nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị.

3. Tương tác thuốc

Metronidazole và Spiramycin trong Naphacogyl có thể phản ứng với một số thuốc khác.

giá thuốc naphacogyl
Cân nhắc khi sử dụng Naphacogyl với thuốc tránh thai, thuốc chống đông, rượu,…

Cân nhắc khi sử dụng Naphacogyl với những loại thuốc sau:

  • Thuốc tránh thai: Spiramycin làm mất tác dụng ngừa thai của nhóm thuốc này.
  • Thuốc chống đông đường uống – warfarin: Dùng cùng lúc với chế phẩm có chứa Metronidazole làm tăng nguy cơ xuất huyết do gan giảm sự dị hóa. Nếu bắt buộc điều trị phối hợp, nên điều chỉnh liều và thời gian dùng thuốc chống đông.
  • Lithi: Metronidazole làm tăng nồng độ Lithi trong máu và gây độc cho cơ thể.
  • Rượu và đồ uống chứa cồn: Dùng cùng lúc với Naphacogyl gây ra hiệu ứng Antabuse (nhịp tim nhanh, nóng bừng, nôn mửa,…).
  • Disulfiram: Sử dụng cùng với Naphacogyl gây độc cho hệ thần kinh (lú lẫn, loạn thần,…).
  • Thuốc giãn cơ Vecuronium: Naphacogyl làm tăng tác dụng giãn cơ của nhóm thuốc này.
  • Fluorouracil: Naphacogyl ức chế quá trình thanh thải của Fluorouracil và làm tăng độc tính của thuốc.

4. Quá liều và biện pháp xử lý

Sử dụng Naphacogyl quá liều lượng khuyến cáo có thể làm phát sinh những triệu chứng như mất điều hòa, nôn, buồn nôn, viêm dây thần kinh ngoại biên, co giật,…

Không có thuốc đặc hiệu cho trường hợp quá liều Naphacogyl. Vì vậy bệnh nhân sẽ được điều trị triệu chứng và hỗ trợ cho đến khi hồi phục hoàn toàn.

Tinh bột nghệ

Mẹo trị ho bằng nghệ đơn giản bạn nên thử

Ho là một trong những vấn để sức khỏe phổ biến nhất hiện nay. Khi có các chất kích thích...

Tìm hiểu về cách chữa ho từ hành tây

Hành tây và công dụng trị ho ít ai ngờ

Ngoài việc được dùng làm thực phẩm, hành tây còn được biết đến như một vị thuốc dân gian để...

5 cách chữa ho bằng gừng

Nhờ tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, gừng có khả năng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó...

7 mẹo chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian

Chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian là phương thuốc được ông bà xưa sử dụng và lưu...

Dùng lá trầu không trị ho cho trẻ

Dùng lá trầu không trị ho cho trẻ là một phương pháp dân gian được ông bà xưa tin tưởng,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.