Thuốc Spiramycin: Công dụng, liều dùng và khuyến cáo

Spiramycin là một loại thuốc có sẵn với toa thuốc của bác sĩ, được dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn gram âm, gram dương và nấm mốc gây bệnh có khả năng kháng thuốc.

Spiramycin
Spiramycin thường được dùng điều trị viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang,…

  • Tên hoạt chất: Spiramycin
  • Tên biệt dược: Bcovacine, Doropycin
  • Phân nhóm: thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus

I. Thông tin về thuốc Spiramycin

1. Dạng bào chế

  • Tiêm tĩnh mạch
  • Viên nén uống
  • Thuốc đạn (đặt trực tràng)

2. Công dụng

Spiramycin được chỉ định để điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như: viêm họng, viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp và viêm phổi, nhiễm trùng miệng, nhiễm trùng sinh dục, nhiễm trùng da lành tính (chốc lở, chốc loét), phòng ngừa viêm màng não,… Trong đó, Spiramycin thường được dùng để điều trị bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma ở phụ nữ mang thai vì thuốc này giúp giảm khả năng bị nhiễm trùng ở thai nhi.

Thuốc này có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề khác theo chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên nó không có tác dụng với bệnh cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm virus khác.

3. Cách sử dụng

Sử dụng Spiramycin tốt nhất là khi bụng đói. Và nó hoạt động tốt nhất khi có một lượng không đổi trong máu. Để giúp giữ một lượng không đổi này, người bệnh đừng bỏ lỡ bất kỳ liều nào.

Để loại bỏ nhiễm trùng hoàn toàn, người bệnh nên tiếp tục dùng thuốc theo đúng thời gian điều trị được chỉ định. Ngay cả khi những triệu chứng nhiễm trùng đã dần khỏi thì bạn cũng không nên ngừng sử dụng thuốc, điều này có thể khiến tái nhiễm trùng.

4. Liều dùng

Liều dùng và dạng thuốc còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cần điều trị. Để xác định được chính xác, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ để được chỉ định cụ thể.

Dưới đây là liều lượng trung bình, chỉ mang tính chất tham khảo.

+ Đối với dạng viên nang/viên nén uống:

  • Người lớn và thanh thiếu nên: từ 1-2g uống 2 lần/ngày hoặc 500mg đến 1g uống 3 lần/ngày. Đối với nhiễm trùng nặng, liều dùng từ 2-2.5g uống 2 lần/ngày.
  • Trẻ em nặng từ 20kg: liều lượng dựa trên trọng lượng cơ thể. Liều thông thường là 25mg/kg uống 2 lần/mỗi ngày hoặc 17mg/kg uống 3 lần/ngày.

+ Đối với dạng thuốc tiêm:

  • Người lớn và thanh thiếu niên: 500mg tiêm chậm vào tĩnh mạch mỗi 8 giờ một lần. Với nhiễm trùng nặng, liều dùng là 1g tiêm từ từ vào tĩnh mạch sau mỗi 8 giờ.
  • Trẻ em: sử dụng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

+ Đối với dạng thuốc đạn đặt trực tràng

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 2-3 viên đạn 750mg mỗi ngày.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: 2-3 viên đạn 500mg mỗi ngày.
  • Trẻ sơ sinh: liều lượng dựa trên trọng lượng cơ thể. Liều thông thường là 1 viên thuốc 250mg/5kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày một lần.
Spiramycin liều dùng
Liều dùng Spiramycin còn phụ thuộc vào vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý cần điều trị

5. Chống chỉ định và thận trọng

Nếu bạn bị dị ứng thành phần của Spiramycin, thực phẩm hoặc các loại thuốc khác thì không nên sử dụng thuốc này. Spiramycin cũng chống chỉ định với những người bị viêm màng não.

Thuốc này cũng ảnh hưởng đến một số tình trạng sức khỏe như:

  • Bệnh gan
  • Tắc nghẽn ống dẫn mật
  • Phụ nữ đang mang thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú

Có thể bạn muốn biết: Thuốc ho Astex: Công dụng và cách dùng

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng

1. Khuyến cáo

  • Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc nếu chúng trở nên tồi tệ hơn, hãy thông báo cho bác sĩ.
  • Không dùng chung thuốc với người khác hoặc đưa thuốc của bạn cho người khác mặc dù bệnh lý giống nhau.
  • Nếu bạn nghĩ mình đã uống quá liều, hãy gọi cho bệnh viện gần nhất, nhận sự can thiệp y tế để kiểm soát chất độc.

2. Tác dụng phụ

Spiramycin có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ, mặc dù hiếm gặp nhưng một số tác dụng phụ của thuốc này có thể rất nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, nếu nhận thấy những triệu chứng này, người bệnh hãy thăm khám ngay với bác sĩ để kiểm soát. Tác dụng phụ bao gồm:

  • Dấu hiệu của một phản ứng dị ứng như phát ban, mề đay, ngứa, đa đỏ, sưng, phồng rộp, bong tróc, sốt, đau thắt ở ngực, khó thở, khó nuốt, khàn giọng, sưng miệng/mắt/môi/lưỡi/cổ họng.
  • Máu trong nước tiểu
  • Đau ngực
  • Chóng mặt hoặc bất tỉnh
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Nhịp tim không bình thường
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Vàng da hoặc mắt

3. Tương tác thuốc

Có một số loại thuốc không được khuyến khích sử dụng cùng với Spiramycin. Vì nó có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Spiramycin, các loại thuốc này gồm:

  • Dihydroergotamine
  • Ergoloid Mesylates
  • Ergonovine
  • Ergotamine
  • Levomethadyl
  • Methylergonovine
  • Methysergide
  • Amiodarone
  • Amitriptyline
  • Clarithromycin

Danh sách này không đầy đủ những loại thuốc có thể tương tác với Spiramycin. Tốt nhất bạn nên thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược, vitamin mà bạn đang sử dụng để ngăn ngừa hoặc kiểm soát các tương tác có thể xảy ra.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Spiramycin, nếu có bất cứ thắc mắc nào về liều dùng hoặc cách sử dụng thuốc này, hãy hỏi trực tiếp ý kiến của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Ho gà ở người lớn: Căn bệnh tưởng như chỉ gặp ở trẻ em

Bệnh ho gà không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà còn xuất hiện khá phổ biến ở người trưởng...

5 cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi hiệu quả, an toàn

Trước những cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc tân dược, việc tìm ra cách trị ho cho trẻ...

7 cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và lưu ý

Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, trẻ sơ sinh thường có biểu hiện ho, sổ mũi. Tình trạng này...

Trị ho bằng quả cam là phương pháp đơn giản, an toàn

Bỏ túi cách trị ho bằng quả cam cực hay mẹ nên biết

Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết, cam còn có tác dụng...

Ho do trào ngược dạ dày có nguy hiểm và có cần trị?

Tình trạng ngứa ngáy cổ họng và ho do trào ngược dạ dày có thể xuất hiện, tạo cảm giác...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *