Thuốc Zymafluor: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Zymafluor được sử dụng để bổ sung flour cho răng, giúp bảo vệ men răng, chống sâu răng cho trẻ. Đồng thời giúp cho hàm răng có độ bóng và trắng sáng tự nhiên. Hiểu rõ các thông tin về loại thuốc này sẽ giúp bệnh nhân sử dụng đúng cách, tránh gặp các vấn đề không mong muốn. 

Tìm hiểu các thông tin về thuốc Zymafluor
Tìm hiểu các thông tin về thuốc Zymafluor
  • Tên hoạt chất: Natri Florua
  • Nhóm thuốc: Thuốc răng miệng
  • Dạng thuốc: Viên nén

I. Thông tin thuốc Zymafluor

Trước khi sử dụng Zymafluor, cần phải nắm rõ một số thông tin sau đây:

1. Chỉ định

Thuốc Zymafluor được dùng để bổ sung flour cho răng, giúp bảo vệ men răng, chống sâu răng. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm cho răng có độ bóng và trắng sáng tự nhiên.

2. Chống chỉ định

  • Các trường hợp dị ứng với thành phần của thuốc
  • Không dùng khi có hàm lượng flo trong nước cao trên o,3mg/lít.

3. Liều dùng thuốc Zymafluor

Tùy vào từng độ tuổi khác nhau mà bé mà thuốc được chỉ định với liều lượng khác nhau. Cụ thể là:

  • Trẻ em từ 18 – 36 tháng: Uống thuốc mỗi ngày 1 viên.
  • Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Dùng 2 viên/ngày.
  • Trẻ nhỏ từ 6 tuổi trở lên: Sử dụng Zymafluor với liều lượng là 3 viên/ngày.

4. Cách sử dụng

  • Chỉ cần cho bé uống trực tiếp viên thuốc mà không cần lo bé bị hóc. Bởi viên thuốc này sẽ tự tan ra ngay khi cho chúng vào miệng.
  • Để thuốc ngấm vào chân răng tốt hơn, nên cho bé dùng vào buổi tối sau khi đánh răng. Cứ duy trì sử dụng, khi bé mọc hoặc thay răng sẽ có một hàm răng tráng, sáng, khỏe và không sợ bị sâu.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Zymafluor

1. Tác dụng phụ

Zymafluor hiếm khi gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên báo với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý khi bé có những biểu hiện bất thường.

2. Phòng ngừa

  • Cần uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị. Không cho bé dùng thuốc nhiều hơn liều lượng quy định.
  • Nên dạy cho trẻ cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt. Đặc biệt là vào buổi tối.
  • Nếu phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cho con bú, cần thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng.

Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Zymafluor. Để được cung cấp một cách đầy đủ các thông tin về liều lượng, cách dùng, giá thuốc Zymafluor, hãy trao đổi với các bác sĩ hoặc dược sĩ.

Có thể bạn quan tâm

5 cách giảm đau họng bằng gừng đơn giản, hiệu quả

Gừng có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên nên giúp giảm đau họng theo nhiều cách khác nhau....

7 cách trị ho có đờm đơn giản, hiệu quả tại nhà

7 cách trị ho có đờm đơn giản, hiệu quả tại nhà

Sử dụng gừng tươi, củ cải trắng, lá húng chanh, nghệ,...là các cách trị ho có đờm tại nhà vừa...

Dịch mũi có lẫn máu cảnh báo bệnh gì? Cách xử lý

Dịch mũi có lẫn máu xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như tổn thương các mô do ngoáy...

Tổng hợp mẹo chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

7 mẹo chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

Với những phiền toái mà bệnh viêm phế quản gây ra như cảm giác khó chịu, ho, tức ngực... khiến...

Màu sắc của đờm giúp nhận biết những căn bệnh đang tiềm ẩn

Thông thường khi bị ho thường kèm theo chất nhầy mà dân gian vẫn hay gọi là đờm. Thực chất...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *