Thuốc Naloxon điều trị quá liều Opioid: Cách sử dụng và Liều dùng

Thuốc Naloxon là chất đối kháng thụ thể opioid không chọn lọc và cạnh tranh. Thuốc được chỉ định trong trường hợp dùng thuốc opioid quá liều hoặc dùng thuốc phiện liều cao.

naloxone 0.4 mg ml
Thuốc Naloxon là chất đối kháng thụ thể opioid

  • Tên thuốc: Naloxon
  • Tên khác: Naloxone
  • Phân nhóm: Thuốc cấp cứu và giải độc

Những thông tin cần biết về thuốc Naloxon

1. Thành phần

Naloxon là hợp chất lipophilic có khả năng đối kháng thụ thể opioid không chọn lọc và cạnh tranh. Hoạt chất này ức chế tác dụng của opioid (thuốc giảm đau gây nghiện). Do đó thường được sử dụng trong trường hợp quá liều opioid hoặc dùng ma túy (thuốc phiện) liều cao.

Naloxon hoạt động bằng cách hạn chế những tác động của thuốc phiện đối với não. Đồng thời đảo ngược sự suy nhược của hệ hô hấp và hệ thống thần kinh trung ương do opioid gây ra.

2. Chỉ định

Thuốc Naloxon được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Khi dùng thuốc opioid quá liều hoặc dùng thuốc phiện liều cao.
  • Dùng cho trẻ sơ sinh để điều trị chứng ngạt do mẹ sử dụng opioid trong thời gian chuyển dạ.
  • Dùng trong chẩn đoán người nghiện opioid.
  • Thuốc giải độc khi dùng clonidine quá liều.
  • Được sử dụng nhằm ngăn chặn việc lạm dụng opioid.
  • Điều trị ngứa do sử dụng opioid.
  • Điều trị chứng vô cảm bẩm sinh với cơn đau do anhidrosis (một rối loạn hiếm gặp khiến cơ thể không cảm thấy đau và không phân biệt được nhiệt độ).
  • Cải thiện lưu lượng máu ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết.

Khi dùng Naloxon cần phải kết hợp với những biện pháp hồi sức khác như hô hấp nhân tạo, thở máy,…

3. Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Naloxon cho bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

  • Dạng bào chế: Thuốc tiêm.
  • Hàm lượng: 0.02mg/ ml; 0.4mg và 1mg/ ml.

5. Cách dùng – liều lượng

Thuốc Naloxon được tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm trong xương. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không tự ý tiêm thuốc tại nhà – điều này có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ do tiêm không đúng cách.

naloxone hydrochloride
Thuốc Naloxon được tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm trong xương

Liều dùng thuốc Naloxon được quy định dựa trên độ tuổi, mức độ quá liều opioid,… Vì vậy bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được cung cấp tần suất và liều lượng cụ thể,

Người lớn:

Liều dùng thông thường khi dùng opioid quá liều

  • Dùng 0.4 – 2mg tiêm bắp/ tiêm dưới da/ tiêm tĩnh mạch.
  • Lặp lại sau 2 – 3 phút (trong trường hợp cần thiết).
  • Hoặc truyền liên tục 0.005mg/ kg, sau đó duy trì 0.0025mg/ kg/ giờ.

Trẻ em:

Liều dùng thông thường khi dùng opioid quá liều

  • Trẻ dưới 5 tuổi (=20kg): Dùng 0.1/ kg/ liều, lặp lại sau 2 – 3 phút.
  • Trẻ trên 5 tuổi (>20kg): Dùng 2mg/ liều, lặp lại 2 – 3 phút.
  • Có thể lặp lại liều mỗi 20 – 60 phút. Nên ưu tiên tĩnh mạch hoặc tiêm trong xương, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp khiến hiệu quả bị trì hoãn.

Thông báo với bác sĩ nếu thuốc không có phản ứng.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp.

7. Giá thành

Thuốc Naxolon được bán với giá 40 – 41.000 đồng / ống. Giá bán trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với nhân viên nhà thuốc để biết giá thành thực tế.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Naloxon

1. Thận trọng

Nếu bạn từng có tiền sử dị ứng với những chế phẩm có chứa Naloxon, vui lòng thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng. Việc tiếp tục dùng Naloxon có thể gây ra phản ứng dị ứng hay thậm chí là sốc phản vệ.

Thận trọng khi chỉ định thuốc cho bệnh nhân suy gan, thận hoặc suy tim. Theo dõi chức năng của các cơ quan trên để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và có hướng khắc phục kịp thời.

giá thuốc naloxone
Cân nhắc trước khi chỉ định thuốc cho bệnh nhân suy gan, thận hoặc suy tim

Khi sử dụng thuốc Naloxon cho phụ nữ mang thai và cho con bú, cần theo dõi sức khỏe của trẻ bú sữa và thai nhi chặt chẽ.

Thời gian tác dụng của opioid kéo dài hơn Naloxon, vì vậy cần lặp lại liều tiêm Naloxon khi cần thiết. Đồng thời cần kết hợp với các biện pháp hồi sức khác như xoa bóp tim, hô hấp nhân tạo,…

Trong trường hợp sử dụng Naloxon khi thực hiện phẫu thuật, tránh dùng Naloxon ở liều cao vì thuốc có thể làm tăng huyết áp và làm mất tác dụng giảm đau của opioid. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người lệ thuộc opioid về mặt thể chất.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Naloxon có thể gây ra một số tác dụng phụ trong thời gian sử dụng. Cần chủ động thông báo với nhân viên y tế nếu có bất cứ tác dụng không mong muốn nào phát sinh trong thời gian điều trị.

Tác dụng phụ khi sử dụng Naloxon ở liều cao gây mất tác dụng của opioid đột ngột:

  • Buồn nôn
  • Ra mồ hôi
  • Tăng huyết áp
  • Co giật
  • Ngừng tim
  • Nôn mửa
  • Run
  • Tăng nhịp tim

Tác dụng phụ thông thường:

  • Tăng/ giảm huyết áp
  • Loạn nhịp thất
  • Mất ngủ
  • Lo âu
  • Nhịp tim nhanh
  • Dễ bị kích thích
  • Ban da
  • Giảm thị lực
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Vã mồ hôi
  • Triệu chứng cai nghiện đối với opioid

Nếu sử dụng thuốc Naloxon trong quá trình cai nghiện ma túy, các triệu chứng sau có thể phát sinh:

  • Luôn cảm giác cáu gắt, bồn chồn và lo lắng.
  • Có thể nhức mỏi.
  • Nhức đầu
  • Sổ mũi
  • Nổi da gà, ớn lạnh và sốt.
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy

3. Tương tác thuốc

Hoạt động của Naloxon có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc khác. Tương tác nhẹ dẫn đến tình trạng giảm khả năng điều trị. Ngược lại mức độ tương tác nặng có thể khiến hai loại thuốc phát sinh những tác dụng ngoại ý nghiêm trọng.

naloxone 0.4 mg thuoc
Naloxon có thể tương tác với Naloxegol, Oxycodone, Oxymorphone, Clonidine,…

Naloxon có thể tương tác với những loại thuốc sau:

  • Opioid (Oxycodone, Oxymorphone,…): Naloxon làm giảm tác dụng của nhóm thuốc này.
  • Naloxegol (thuốc đối kháng chọn lọc opioid)
  • Clonidine (thuốc điều trị huyết áp cao)
  • Yohimbine

Có thể bạn quan tâm

Khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu, nam giới sẽ có những triệu chứng như nước tiểu có màu lạ, tiểu khó, tiểu rắt, bị đau buốt khi tiểu,...

Hiểu rõ viêm đường tiết niệu ở nam giới và cách điều trị

Bệnh viêm đường tiết niệu không chỉ gặp phải ở nữ giới như nhiều người vẫn nghĩ. Nam giới cũng...

Viêm cầu thận cấp là gì? Nguy hiểm không?

Viêm cầu thận cấp là gì? Nguy hiểm không?

Viêm cầu thận cấp là bệnh lý nguy hiểm. Trường hợp phát hiện và điều trị chậm trễ, bệnh nhân...

Tổn thương thận cấp là gì?

Tổn thương thận cấp là gì? Thông tin cần biết

Tổn thương thận cấp là hiện tượng suy giảm chức năng đột ngột của thận hay thường được gọi là...

Sỏi niệu quản nên ăn gì và kiêng gì mới tốt cho việc điều trị?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị sỏi niệu quản. Vì vậy ngoài việc...

Viêm bàng quang nên ăn gì và kiêng gì để chống chọi với bệnh?

Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa chế độ ăn với bệnh viêm bàng quang....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *