Thuốc Pralidoxim iod: Liều dùng và Lưu ý khi sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Pralidoxim iod được dùng trong các trường hợp nhiễm độc nặng (dùng thuốc quá liều, ngộ độc thuốc trừ sâu, hóa chất,…) và suy hô hấp. Cần dùng thuốc đúng mục đích và liều lượng được chỉ định để hạn chế các tình huống rủi ro phát sinh.

pralidoxime iodide
Thuốc Pralidoxim iod được dùng trong các trường hợp nhiễm độc nặng và suy hô hấp

  • Tên thuốc: Pralidoxim iod
  • Tên khác: Pralidoxime iodide
  • Phân nhóm: Thuốc giải độc và cấp cứu

Những thông tin cần biết về thuốc Pralidoxim iod

1. Chỉ định

Thuốc Pralidoxim iod được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Nhiễm độc nặng (dùng thuốc quá liều, ngộ độc thuốc trừ sâu, hóa chất,…)
  • Suy hô hấp

Thuốc Pralidoxim iod có thể được sử dụng cho những tình trạng sức khỏe không được đề cập trong bài viết. Nếu bạn có ý định dùng thuốc cho những mục đích khác, vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chuyên môn.

2. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Pralidoxim iod cho những đối tượng sau:

  • Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
  • Phụ nữ mang thai
  • Người nhược cơ

3. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Pralidoxim iod được bào chế với nhiều dạng khác nhau:

  • Thuốc tiêm (dung dịch) – 20mg/ ml, 50mg/ ml. Quy cách: Ống 10ml.
  • Thuốc viên: 50mg

4. Cách dùng – liều lượng

Thuốc Pralidoxim iod được dùng bằng đường uống, truyền tĩnh mạch và tiêm/ truyền bắp tay. Dạng bào chế được sử dụng tùy vào mục đích điều trị và độ tuổi của bệnh nhân.

thuốc pralidoxim iod
Thuốc Pralidoxim iod được dùng bằng đường uống, truyền tĩnh mạch và tiêm/ truyền bắp tay

Người lớn:

Liều dùng thông thường khi điều trị ngộ độc phốt phát hữu cơ (truyền tĩnh mạch)

  • Truyền tĩnh mạch 1 – 2g trong 15 – 30 phút
  • Có thể lặp lại liều sau 1 giờ và 12 giờ nếu cần thiết

Liều dùng thông thường khi sử dụng quá liều thuốc có tác động đối với hệ thần kinh

  • Truyền tĩnh mạch 1 – 2 g, lặp lại liều sau 30 – 60 phút.
  • Tiếp tục lặp lại sau 3 – 8 giờ nếu cần thiết

Liều dùng thông thường khi điều trị ngộ độc phốt phát hữu cơ (truyền bắp tay)

  • Mức độ nhẹ: Truyền 600mg/ lần, có thể lặp lại liều từ 1 – 2 lần trong 15 phút nếu cần thiết.
  • Mức độ nặng: Truyền 600mg/ lần, truyền 3 lần.

Trẻ em:

Liều dùng thông thường khi sử dụng thuốc ở đường tiêm tĩnh mạch

  • Truyền 20 – 50mg/ kg trong 15 – 30 phút, tối đa: 2g/ liều
  • Sau đó truyền liên tục với liều 10 – 20mg/ kg/ giờ.
  • Lặp lại liều 20 – 50mg/ kg sau 1 giờ và 10 – 12 giờ trong trường hợp cần thiết.

Liều dùng thông thường khi sử dụng thuốc ở dạng truyền bắp tay

  • Truyền 15mg/ kg, sử dụng liều tiếp theo sau mỗi 15 phút nếu cần.

Trẻ em trên 16 tuổi và nặng hơn 40kg có thể áp dụng liều dùng như người trưởng thành. Ngoài ra, cần cân chỉnh liều lượng và khoảng cách giữa hai liều thuốc ở bệnh nhân suy thận.

5. Bảo quản

Bảo quản thuốc Pralidoxim iod ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp và môi trường có độ ẩm cao. Không đặt thuốc trong tủ lạnh – trừ khi có yêu cầu từ dược sĩ.

Nhằm hạn chế tình trạng thú nuôi trong nhà và trẻ em nuốt phải thuốc, bạn cần giữ thuốc trong bao bì và đặt xa tầm với của những đối tượng này.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Pralidoxim iod

1. Thận trọng

Phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ được dùng Pralidoxim iod khi bác sĩ nhận thấy lợi ích đem lại vượt trội hơn nguy cơ có thể phát sinh. Trong trường hợp bạn có thai khi đang sử dụng thuốc, cần thông báo cho bác sĩ trong thời gian sớm nhất để xử lý kịp thời.

pralidoxim iod
Chỉ dùng thuốc cho phụ nữ mang thai trong trường hợp thực sự cần thiết

Một số vấn đề sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ khi sử dụng thuốc Pralidoxim iod. Vì vậy bạn cần khai báo với bác sĩ những bệnh lý mà mình mắc phải để được xem xét việc điều trị bằng Pralidoxim iod.

Hoạt động của một số loại thuốc, vitamin và thảo dược có thể khiến thuốc Pralidoxim iod thay đổi cơ chế, dẫn đến tình trạng giảm tác dụng hoặc phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng. Do đó bạn cần liệt kê danh sách những loại thuốc đang sử dụng hoặc dùng trong thời gian gần đó (khoảng 4 – 6 tuần) để bác sĩ cân nhắc và dự phòng những rủi ro có thể xuất hiện.

Thuốc Pralidoxim iod có thể gây giảm thị lực, chóng mặt và đau đầu. Những triệu chứng này có xu hướng nghiêm trọng hơn nếu bạn sử dụng rượu và đồ uống có cồn trong thời gian dùng thuốc.

Tuyệt đối không đưa thuốc Pralidoxim iod cho người khác sử dụng. Hoạt động của thuốc có thể gây nguy hiểm cho một số đối tượng (bệnh nhân suy giảm chức năng gan và người mắc bệnh nhược cơ).

2. Tác dụng phụ

Tác dụng không mong muốn của thuốc Pralidoxim iod có thể xảy ra trong quá trình điều trị.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Nhức đầu
  • Yếu cơ
  • Buồn ngủ
  • Rối loạn thị giác
  • Tăng nhịp tim

Các tác dụng phụ của thuốc có thể diễn biến xấu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy cần chủ động thông báo với bác sĩ các triệu chứng mà bạn gặp phải trong thời gian điều trị.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Pralidoxim iod có thể tương tác với một số loại thuốc sau:

Pralidoxim iod
Thận trọng khi dùng Pralidoxim iod với chế phẩm có chứa Morphine, Atropine, Chlorpromazine,…
  • Morphine – hoạt chất có trong nhóm thuốc giảm đau gây nghiện
  • Atropine
  • Barbiturate
  • Chlorpromazine
  • Theophylline

4. Quá liều và cách xử lý

Sử dụng thuốc Pralidoxim iod quá liều có thể gây ngộ độc và làm phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng. Nếu bạn nghi ngờ/ xác định việc sử dụng thuốc quá liều, cần đến ngay bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Các bài thuốc chữa viêm amidan bằng Đông y và lưu ý

Các bài thuốc chữa viêm amidan bằng Đông y tương đối lành tính nên được lưu truyền và áp dụng...

Viêm họng ở trẻ em: Cha mẹ cần nhận biết và điều trị bệnh kịp thời

Đau ở cổ họng, ngứa rát, khó nuốt,... là triệu chứng viêm họng ở trẻ em thường hay mắc phải....

Amidan sưng to có nguy hiểm không? Nên làm gì?

Amidan sưng to không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà còn xảy ra ở người lớn. Vậy, amidan sưng...

Hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi? Điều cần biết

Trong thời gian mang bầu, do sức đề kháng suy giảm nên chị em rất dễ bị hắt hơi sổ...

Nếu không được xử lý kịp thời, cơn hen có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh

Cần phải làm gì khi lên cơn hen suyễn?

Một cơn hen suyễn nếu không được xử lý kịp thời có thể làm cho đường thở bị thắt chặt,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *