Nguyên nhân gây PSA cao mà không phải do ung thư tuyến tiền liệt
Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) là xét nghiệm máu đo mức protein mà tuyến tiền liệt tạo ra. Nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt thường có mức protein tăng cao, nên việc xét nghiệm PSA là phương pháp khá hữu hiệu. Tuy nhiên, đôi lúc kết quả cho thấy mức PSA tăng cao không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn bị ung thư tuyến tiền liệt.
Các tình trạng sức khỏe khác cũng có thể làm cho mức kháng nguyên dành riêng cho tuyến tiền liệt PSA tăng cao. Trong một số trường hợp, PSA tăng cao tạm thời và không phải là dấu hiệu bất ổn của sức khỏe tuyến tiền liệt.
I. Mức PSA cao có nghĩa là gì?
Các tế bào trong tuyến tiền liệt sản xuất PSA dưới 4 nanogram mỗi ml máu (ng / mL). Hầu hết đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt đều có mức PSA trên 4 ng / mL.
Nhưng có khoảng 15% nam giới có mức PSA dưới 4 ng / mL cũng đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Điều này có nghĩa là xét nghiệm đơn độc PSA không thể chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt một cách chính xác. Bệnh nhân chỉ có thể xác định bản thân có nguy cơ mắc hoặc phát triển bệnh ở mức độ cao.
Xét nghiệm ban đầu về tuyến tiền liệt bao gồm cả xét nghiệm PSA và kiểm tra trực tràng kỹ thuật số (DRE). Trong quá trình kiểm tra trực tràng, bác sĩ sẽ đưa một ngón tay vào trực tràng để kiểm tra tuyến tiền liệt xem có dấu hiệu bất thường hay không. Nếu hai xét nghiệm này đều cho kết quả bạn có thể bị ung thư tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết tuyến tiền liệt để xác định chẩn đoán.
Ngoài ra, có một số nam giới thường có mức độ PSA cao nhưng không phải do bệnh tuyến tiền liệt. Các chuyên gia gọi đây là dương tính giả, thường gặp ở những người tuổi cao và có một số yếu tố sức khỏe khác. Nam giới có mức PSA cao nên tham vấn kỹ ý kiến của bác sĩ, không nên vội vã bi quan bản thân bị ung thư tuyến tiền liệt.
Xem thêm: Những cách xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt chính xác nhất
II. Nguyên nhân cao PSA mà không phải bệnh tuyến tiền liệt
Tình trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt, lối sống… đều có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm PSA cao. Bác sĩ có thể căn cứ vào lịch sử y tế và các câu hỏi chuyên môn mà tìm ra nguyên nhân phù hợp với mỗi người để giải thích kết quả xét nghiệm PSA cao.
Bên cạnh ung thư tuyến tiền liệt, những yếu tố khác cũng có thể khiến cho kết quả xét nghiệm PSA tăng cao như:
1. Tuổi tác
Mức PSA của nam giới có xu hướng tăng theo tuổi độ tuổi. Đàn ông trên 50 tuổi cần nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt và lợi ích cũng như rủi ro của việc sàng lọc PSA.
Có khá nhiều ý kiến của các chuyên gia về việc thường xuyên kiểm tra mức PSA ở nam giới trên 70 tuổi. Vì nhiều người cho rằng việc xét nghiệm này không cải thiện tỷ lệ điều trị thành công ung thư và sức khỏe của bệnh nhân cũng không cho phép cho một quá trình điều trị dài ngày.
2. Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt thường là do vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng. Đàn ông bị viêm tuyến tiền liệt thường có số lượng PSA tăng cao.
Viêm tuyến tiền liệt đôi khi còn là một vấn đề mạn tính. Đàn ông bị viêm tuyến tiền liệt gặp khó khăn khi đi tiểu; đau rát khi xuất tinh; nóng sốt; áp lực ở trực tràng; khó xuất tinh và thay đổi tiêu cực trong chức năng tình dục.
Tìm hiểu thêm: Tổng quan về bệnh nhiễm trùng tuyến tiền liệt ở nam giới
3. Phì đại tuyến tiền liệt lành tính
Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính là một trong những yếu tố có thể làm tăng mức PSA của nam giới tăng cao. Phì đại tuyến tiền liệt là một tình trạng phổ biến ở những người đàn ông lớn tuổi.
Phì đại tuyến tiền liệt không làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, nhưng các triệu chứng của bệnh này tương tự như ung thư tuyến tiền liệt khiến nam giới gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và hoạt động gối chăn.
4. Thủ thuật y tế trên tuyến tiền liệt
Các thủ tục y tế đã được thực hiện trên tuyến tiền liệt trước đây có thể làm tăng mức PSA ở nam giới. Bên cạnh đó, những cuộc kiểm tra tuyến tiền liệt thông qua trực tràng, nam giới sử dụng ống thông đường tiểu hoặc chèn ép vào niệu đạo… đều có thể gây ra dương tính giả trong xét nghiệm PSA.
Để có kết quả chính xác nhất, nam giới sau khi làm thủ thuật y tế nên đợi vài tuần trước khi trải qua xét nghiệm PSA.
5. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang có thể gây tăng mức độ PSA. Đàn ông bị nhiễm trùng đường tiểu có thể bị đau khi đi tiểu, tiểu ra máu hoặc không thể đi tiểu. Trong các trường hợp như vậy, việc xét nghiệm nước tiểu có thể giúp chẩn đoán chính xác nam giới có phải bị nhiễm trùng tiểu hay không.
6. Tập thể dục cường độ cao
Việc chạy bộ, đẩy tạ, bơi lội… và các hình thức thể dục mạnh mẽ khác trước khi xét nghiệm PSA một hoặc hai ngày đều có thể dẫn đến kết quả dương tính giả. Nam giới nên hỏi bác sĩ về thời gian và cường độ tập thể dục trước khi lên lịch kiểm tra PSA.
7. Xuất tinh
Xuất tinh trong khoảng thời gian 48 giờ trước khi làm xét nghiệm PSA có thể khiến mức PSA tăng tạm thời. Nam giới nếu có kế hoạch xét nghiệm mức PSA nên tránh thủ dâm hoặc quan hệ tình dục trong 2 – 3 ngày trước khi thăm khám.
Những người đàn ông đã lên lịch kiểm tra PSA nên nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng tuyến tiền liệt bất thường nào mà bản thân gặp phải như khi xuất tinh hoặc đi tiểu, đau trực tràng, áp lực ổ bụng, sốt và các dấu hiệu nhiễm trùng… để được thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng.
PSA là một xét nghiệm thường tạo ra kết quả dương tính giả. Mặc dù điều này giúp nam giới phát hiện hầu hết các trường hợp ung thư, nhưng cũng không có nghĩa là xét nghiệm cho kết quả chính xác bạn bị ung thư tuyến tiền liệt. Nên nam giới không cần quá lo lắng mà hãy theo dõi mức PSA cho đến khi có kết quả chính xác từ bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Những điều cần biết về mức PSA sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt
- Viêm tuyến tiền liệt có gây ung thư hay không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!