VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn đưa tin về công tác khám chữa bệnh mề đay bằng thảo dược tại Trung tâm Thuốc dân tộc trong phóng sự mới nhất. [Đọc ngay]

Mizolastine là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mizolastine là thuốc kháng Histamine thường được kê toa cho tình trạng viêm mũi dị ứng theo mùa, nổi mề đay hoặc các phản ứng dị ứng khác.

thuốc Mizolastine
Thuốc Mizolastine được sử dụng để làm giảm các triệu chứng dị ứng

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]
  • Tên thuốc: Mizolastine
  • Tên biệt dược: Mizollen®
  • Loại thuốc: Thuốc kháng histamine (không gây buồn ngủ)

I/ Thông tin về thuốc

Tham khảo một số thông tin cơ bản về thuốc Mizolastine để sử dụng thuốc đúng mục đích, tránh được các tác dụng phụ và phản ứng không mong muốn.

1. Công dụng

Mizolastine là một loại thuốc chống dị ứng. Tác dụng chính của thuốc là ngăn chặn histamine và làm giảm các triệu chứng dị ứng và nổi mề đay. Cụ thể:

  • Di ứng phấn hoa, dị ứng theo mùa.
  • Dị ứng thú cưng, dị ứng bụi.
  • Điều trị các loại ngứa, phát ban dị ứng, nổi mề đay

Ngoài ra, Mizolastine cũng được sử dụng để điều trị vết ngứa khi bị côn trùng đốt hoặc ngứa do một số yếu tố không xác định khác.

2. Thành phần

Thành phần chính: Mizolastine.

Tá dược vừa đủ cho 1 viên nén bao gồm:

  • Lactose monohydrate
  • Dầu thầu dầu hydro hóa
  • Propylene glycol
  • Cellulose vi tinh thể
  • Axit tartaric
  • Povidone
  • Anhydrous colloidal silica
  • Chất Magiê Stearate.

3. Cơ chế hoạt động

Mizolastine là một loại thuốc kháng histamine không an thần. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn các hoạt động của histamine – một chất do cơ thể sản xuất khi nó phản ứng với các dị nguyên gây dị ứng như phấn hoa hoặc lông thú cưng.

Trong các phản ứng dị ứng histamine có thể gây viêm mũi, dẫn đến ngứa, chảy nước mắt, nước mũi hoặc hắt hơi. Mizolastine hoạt động như một chất kháng thụ thể histamine và ngăn chặn các phản ứng dị ứng dây chuyền. Mizolastine được nghiên cứu để phát huy công dụng một cách từ từ, liên tục trong vài giờ để cung cấp lượng thuốc ổn định trong máu suốt cả ngày.

5. Chống chỉ định

Thuốc Mizolastine chống chỉ định với một số trường hợp sau:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Người có vấn đề về gan và thận nghiêm trọng.
  • Người bệnh tim.
  • Người có tiền sử nhịp tim không đều hoặc nhịp tim quá chậm.
  • Những người bị mất cân bằng muối (chất điện giải) trong máu. Đặc biệt là người có nồng độ Kali trong máu thấp.
  • Những người đang dùng thuốc kháng sinh Macrolide, thuốc chống nấm azole hoặc thuốc điều trị nhịp tim không đều.
  • Người bị mẩn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

6. Cách sử dụng thuốc

Nếu bạn có ý định sử dụng Mizolastine để điều trị bệnh thì hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tờ rơi kèm theo của nhà sản xuất. Trong trường hợp bạn được bác sĩ kê đơn, hãy sử dụng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

Viên nén Mizolastine nên được uống với một ly nước đầy. Bạn nên lưu ý là không nhai hoặc nghiền nát thuốc trước khi uống, vì điều này sẽ phá vỡ kết cấu của thuốc.

5. Liều dùng

Liều dùng khuyến cáo cho người lớn và thanh niên trên 12 tuổi: Mỗi ngày 1 viên (10 mg), uống khi cần thiết giảm các triệu chứng dị ứng.

Bạn có thể dùng Mizolastine vào bất cứ thời gian nào mà bạn cảm thấy thuận tiện. Tuy nhiên, hãy cố gắng dùng thuốc vào một thời gian cố định trong ngày. Bạn có thể dùng thuốc trước hay sau bữa ăn đều được.

Nếu bạn quên một liều, hãy dùng thuốc ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên nếu bạn quên nó đến ngày hôm sau thì hãy bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc theo liều lượng bình thường. Tuyệt đối không dùng 2 liều cùng một lúc để bù vào liều đã quên.

Nếu bạn vẫn có các triệu chứng dị ứng sau khi dùng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng thêm thuốc hoặc để có liệu pháp tốt hơn.

Tuyệt đối không sử dụng quá liều khuyến cáo hoặc chỉ định của bác sĩ.

6. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc Mizolastine ở nhiệt độ dưới 25°C, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm thấp.

Không bảo quản thuốc trong phòng tắm, phòng vệ sinh.

Tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc

Người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và tương tác thuốc để có hiệu quả sử dụng tốt và hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn.

1. Khuyến cáo khi dùng

Mizolastine được biết là thuốc kháng histamine không gây buồn ngủ vì số lượng thuốc đi vào não là không đáng kể. Tuy nhiên, một số người cho biết họ cảm thấy mệt mỏi và muốn đi ngủ khi sử dụng Mizolastine. Do đó, hãy chắc chắn rằng bạn tỉnh táo khi lái xe hoặc vận hành các loại máy móc.

không dùng rượu kèm thuốc Mizolastine
Bạn không nên dùng rượu kèm thuốc Mizolastine

Nếu Mizolastine khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, hãy tránh sử dụng rượu kèm với nó. Điều này có thể làm cho cơn buồn ngủ trầm trọng hơn và bạn có thể mất đi sự tỉnh táo.

Nếu bạn dự định làm xét nghiệm thông qua da để chẩn đoán dị ứng thì hãy ngừng sử dụng Mizolastine ít nhất là 48 giờ. Bởi vì thuốc kháng histamine có thể làm giảm các phản ứng dị ứng khiến cho kết quả xét nghiệm không chính xác.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Cùng với tác dụng điều trị của nó, thuốc Mizolastine có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, mặc dù không phải ai cũng gặp phải nó.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Khô miệng.
  • Bệnh tiêu chảy.
  • Đau bụng.
  • Khó tiêu.
  • Cảm thấy mệt mỏi.
  • Đau đầu.
  • Chóng mặt.
  • Tăng sự thèm ăn và tăng cân.

Tác dụng phụ không phổ biến:

  • Lo lắng, phiền muộn.
  • Hạ huyết áp.
  • Tim đập nhanh.
  • Đau cơ và khớp.

Tác dụng phụ rất hiếm khi xảy ra:

  • Phản ứng dị ứng với thuốc có thể gây chóng mặt, sưng môi, lưỡi hoặc cổ họng. Đôi khi người dùng cũng có thể bị khó thở hoặc phản ứng dị ứng thuốc như ngứa và phát ban.
  • Suy giảm số lượng tiểu cầu trong máu.
  • Ngất xỉu.

Lưu ý: Trên đây không phải là tất cả các tác dụng phụ đầy đủ của thuốc Mizolastine. Nếu bạn cần thêm thông tin về các tác dụng phụ của thuốc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

3. Tương tác thuốc

Bất cứ khi nào bạn dùng nhiều hơn một loại thuốc, hãy đảm bảo rằng bạn đã hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn trước đó. Trong một số báo cáo, thuốc Mizolastine có tương tác với:

  • Thuốc chống nấm Azole qua đường uống ví dụ như Itraconazole hay Fluconazole.
  • Thuốc kháng sinh thuộc nhóm Macrolide ví dụ như Clarithrimycin hay Azithromycin.
  • Thuốc dùng để điều trị nhịp tim bất thường như Amiodarone hay Maxiletin.
  • Thuốc dùng cho bệnh sốt rét như Piperaquine hay Artenimol.

Ngoài ra, một số hoạt chất dưới đây có thể làm tăng nồng độ Mizolastine trong máu và có thể làm gia tăng tác dụng phụ của nó. Bao gồm:

  • Ciclosporin
  • Cimetidin
  • Nifedipine
  • Thuốc ức chế sự phát triển của HIV như Ritonavir .

Lưu ý: Danh sách này không phải là tất cả tương tác của thuốc Mizolastine với các loại thuốc khác. Vì vậy bạn nên thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin mà bạn đang sử dụng.

Trên đây là tổng hợp một số thông tin cơ bản về thuốc Mizolastine. Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Tin bài liên quan

VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang của TT Thuốc dân tộc là liệu pháp đặc trị mề đay hoàn chỉnh. [Xem ngay]

Dị ứng thời tiết ở trẻ và cách xử lý nhanh cha mẹ nên biết

Bệnh dị ứng thời tiết xảy ra phổ biến và không giới hạn độ tuổi. Trong đó có dị ứng...

Dùng nước muối rửa mặt sẽ giúp diệt khuẩn, giảm ngứa, cải thiện triệu chứng của dị ứng.

Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối có hiệu quả?

Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối loại bỏ vi khuẩn trên da, giúp cải thiện tình trạng...

Những biện pháp khắc phục dị ứng tại nhà giúp làm giảm các triệu chứng

Ngoài việc điều trị dị ứng bằng cách dùng thuốc uống và thuốc tiêm, người bệnh cũng có thể cân...

Sứa biển – Món ngon nhưng dễ gây dị ứng và ngộ độc

Sứa biển đã được không ít người sử dụng để chế biến thành một số món ăn giàu chất dinh...

Vì sao bị dị ứng bao cao su? Làm thế nào để khắc phục?

Bao cao su được xem là một trong những "trợ thủ đắc lực" được các cặp vợ chồng lựa chọn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.