Mictasol bleu là thuốc gì ?
Mictasol bleu có khả năng giảm sung huyết ở vùng xương chậu. Thuốc được dùng để hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu không biến chứng, làm giảm cơn đau, viêm sưng ở đường tiểu dưới.
- Tên thuốc: Mictasol bleu
- Phân nhóm: thuốc khử trùng đường tiết niệu
- Dạng bào chế: viên nén
Những thông tin cần biết về thuốc Mictasol bleu
Thuốc Mictasol bleu được bào chế ở dạng viên nén với hàm lượng 20mg/ viên. Thuốc được bán với giá dao động từ 40 – 50.000 hộp 5 vỉ x 10 viên. Giá thành có thể chênh lệch ở một số nhà thuốc và đại lý bán lẻ.
1. Thành phần
Thuốc Mictasol bleu có chứa những thành phần sau:
- Malva purpurea
- Methylthioninium
- Camphre monobrome
Để biết đầy đủ thành phần của thuốc, bạn nên tham khảo thông tin in trên bao bì hoặc trao đổi với dược sĩ.
2. Cơ chế hoạt động
Mictasol bleu có khả năng giảm sung huyết ở vùng xương chậu.
Các thành phần của thuốc đa phần đều được bài tiết qua nước tiểu.
3. Chỉ định
Thuốc Mictasol bleu được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu không biến chứng
- Làm giảm cơn đau, viêm sưng ở đường tiểu dưới
Một số tác dụng của thuốc không được đề cập trong bài viết. Nếu có ý định dùng thuốc với mục đích khác, bạn cần tham khảo bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chuyên môn.
4. Chống chỉ định
Thuốc Mictasol bleu chống chỉ định với những đối tượng sau:
- Trẻ em dưới 15 tuổi
- Bệnh nhân suy thận nặng
- Người mẫn cảm và dị ứng với những thành phần trong thuốc
Hoạt động của thuốc có thể gây ảnh hưởng đến một số vấn đề sức khỏe. Vì vậy bạn cần thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng bệnh lý để được cân nhắc việc sử dụng thuốc. Nếu nhận thấy bạn không phù hợp với Mictasol bleu, bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc khác để thay thế.
Tham khảo thêm: Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để giảm triệu chứng bệnh?
5. Cách dùng – liều lượng
Cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn in trên bao bì thuốc. Sử dụng thuốc sai cách không chỉ làm giảm tác dụng điều trị mà có thể làm phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng.
Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, do đó bạn nên uống trực tiếp với nước lọc. Nên sử dụng thuốc sau khi ăn.
Liều lượng và tần suất sử dụng thuốc phụ thuộc vào mức độ của các triệu chứng, độ tuổi của bệnh nhân và khả năng hấp thu và thải trừ thuốc. Do đó chúng tôi khuyến khích bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được cung cấp thông tin về liều lượng và tần suất cụ thể.
Liều dùng được chúng tôi đề cập trong bài viết chỉ phù hợp với những trường hợp phổ biến nhất. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn từ nhân viên y tế!
Liều dùng thông thường:
- Dùng từ 6 – 9 viên/ ngày
- Chia thành 2 – 3 lần uống
Nếu bạn nhận thấy liều dùng thông thường không đáp ứng được các triệu chứng, bạn nên thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều khi không có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc chưa được xác định an toàn đối với trẻ nhỏ. Do đó phụ huynh không nên tùy tiện dùng thuốc cho trẻ.
6. Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiều độ ẩm. Không đặt thuốc trong tầm với của trẻ em và thú nuôi.
Khi nhận thấy thuốc có dấu hiệu hết hạn, hư hại và ẩm mốc, bạn không nên tiếp tục sử dụng. Dùng thuốc ở những tình trạng này có thể khiến bạn gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Tham khảo thông tin in trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.
Tham khảo thêm: Thuốc Sotramezol: Tác dụng, liều dùng và thận trọng khi sử dụng
Những điều cần lưu ý khi dùng Mictasol bleu
1. Thận trọng
Phụ nữ mang thai, cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc trong thời gian này. Thuốc có thể gây dị tật ở thai nhi và ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
Bệnh nhân thiếu hụt men G6PD có thể gặp phải một số triệu chứng không nghiêm trọng khi sử dụng Mictasol bleu. Do đó bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng của mình để được cân nhắc việc sử dụng thuốc.
Sử dụng Mictasol bleu không gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Vì vậy bạn có thể lái xe, vận hành máy móc trong thời gian dùng thuốc. Tuy nhiên nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường, bạn cần thông báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.
2. Tác dụng phụ
Mictasol bleu có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng. Ngay khi phát sinh những tác dụng phụ này, bạn nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục. Không tự ý dùng thuốc điều trị các tác dụng không mong muốn của Mictasol bleu.
Tác dụng phụ thông thường:
- Buồn nôn
- Tiêu chảy
- Nôn mửa
- Tiểu khó
- Nước tiểu có màu xanh
Hầu hết những triệu chứng này đều có xu hướng thuyên giảm sau khi ngưng thuốc. Nếu triệu chứng kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
3. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc là tình trạng Mictasol bleu phản ứng với thành phần trong những loại thuốc khác. Phản ứng này có thể làm thay đổi hoạt động của các loại thuốc, hoặc có thể làm phát sinh những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Do đó bạn cần chủ động phòng tránh tương tác thuốc bằng cách trình bày với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng để được cân nhắc về tương tác có thể xảy ra.
Trong trường hợp có tương tác, bác sĩ có thể yêu cầu:
- Thay thế một loại thuốc khác
- Điều chỉnh liều lượng và tần suất
- Ngưng một trong hai loại thuốc
Có thể bạn quan tâm: Thuốc Manitol có tác dụng gì? Những điều cần lưu ý khi dùng
4. Cách xử lý khi dùng quá hoặc thiếu liều
Khi nhận thấy mình quên dùng một liều, bạn nên uống ngay khi nhớ ra. Nếu sắp đến thời điểm dùng liều sau, bạn có thể bỏ qua và dùng liều sau theo đúng kế hoạch.
Không dùng gấp đôi để bù liều. Điều này có thể khiến lượng thuốc được hấp thu tăng nhanh và gây ra tác dụng toàn thân.
Trong trường hợp dùng quá liều lượng khuyến cáo, bạn nên đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời. Khi dùng quá liều Mictasol bleu, bạn sẽ nhận thấy những triệu chứng như: co giật, ói mửa, buồn nôn,…
Đối với trường hợp ngộ độc Mictasol bleu, bác sĩ sẽ tiến hành rửa dạ dày và điều trị triệu chứng.
5. Nên ngưng thuốc khi nào?
Nên ngưng dùng Mictasol bleu trong những trường hợp sau:
- Khi có yêu cầu từ bác sĩ
- Tác dụng phụ phát sinh và kéo dài
- Phản ứng dị ứng xuất hiện (sưng cổ họng/ lưỡi/ mặt, ngứa, khó thở,…)
- Triệu chứng không được cải thiện sau 7 dùng thuốc đều đặn
Có thể bạn quan tâm
- Bị viêm đường tiết niệu nên ăn và kiêng gì để cải thiện bệnh?
- Viêm đường tiết niệu có lây không? Giải đáp thắc mắc
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!