Thuốc Sotramezol: Tác dụng, liều dùng và thận trọng
Sotramezol có chứa hoạt chất kháng nấm Metronidazol. Thuốc được dùng để điều trị các vấn đề do vi nấm gây ra như bệnh amip, viêm âm đạo không đặc hiệu, nhiễm trùng do vi khuẩn trong phẫu thuật,…
- Tên thuốc: Sotramezol
- Phân nhóm: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn và kháng virus
- Dạng bào chế: Viên nén
Những thông tin cần biết về thuốc Sotramezol
Sotramezol là dược phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm S.Pharm Việt Nam.
1. Thành phần
Sotramezol có chứa Metronidazol 400mg. Metronidazol là thuốc kháng khuẩn thuộc họ nitro-5 imidazole.
Thành phần này tác dụng đối với amip trong và ngoài ruột. Metronidazol còn nhạy cảm với các vi khuẩn như Trichomanas vaginalis, Giardia, Clostridium, Bacteroid, Helicobacter,…
Cơ chế hoạt động: Metronidazol khử cấu trúc xoắn của AND nhằm tiêu diệt vi khuẩn và sinh vật đơn bào.
2. Chỉ định
Thuốc Sotramezol được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Bệnh do amip
- Viêm âm đạo không đặc hiệu
- Vấn đề ở đường niệu – đường sinh dục do trichomonas
- Nhiễm trùng do vi khuẩn trong phẫu thuật
- Điều trị dự phòng nhiễm trùng do vi khuẩn trước phẫu thuật
- Bệnh do Giardia intestinalis
Một số tác dụng của thuốc không được đề cập trong bài viết. Nếu có ý định dùng thuốc với mục đích khác, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
3. Chống chỉ định
Sotramezol chống chỉ định với các trường hợp sau:
- Rối loạn đông máu
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
- Phụ nữ đang cho con bú
- Mẫn cảm với các thành phần trong thuốc
Để giảm thiểu rủi ro khi điều trị, bạn nên thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng bệnh lý để được cân nhắc việc dùng thuốc. Nếu nhận thấy bạn có nguy cơ khi sử dụng Sotramezol, bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc phù hợp hơn.
4. Cách dùng – liều lượng
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Dùng thuốc sai cách có thể làm giảm tác dụng điều trị hoặc làm phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng.
Cách dùng:
- Uống thuốc trực tiếp với nước lọc
- Nên nuốt trọn viên thuốc
Không dùng thuốc với sữa hay nước ép trái cây nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Những loại thức uống này có thể làm giảm mức độ hấp thu thuốc và làm giảm hiệu quả điều trị.
Bên cạnh đó, bạn không nên bẻ hay nghiền thuốc khi uống. Điều này có thể tăng mức độ chuyển hóa, khiến thuốc hoạt động mạnh và gây ra các tác dụng không mong muốn.
Liều dùng:
Liều dùng được cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Liều dùng thông thường khi điều trị bệnh amip
- Người lớn: Dùng 1500mg/ ngày, chia thành 3 lần uống
- Trẻ em: Dùng 30 – 40mg/ kg/ ngày, chia thành 3 lần uống
- Thời gian điều trị: 7 ngày
Liều dùng thông thường khi điều trị bệnh do trichomonas
- Viêm âm đạo: Dùng 2000mg/ ngày, chỉ uống 1 liều duy nhất. Hoặc dùng 500mg/ ngày, chia thành 2 lần uống và điều trị trong vòng 10 ngày.
- Viêm niệu đạo: Dùng 2000mg/ ngày, chỉ uống 1 liều duy nhất. Hoặc dùng 500mg/ ngày, chia thành 2 lần uống và điều trị trong vòng 10 ngày.
Liều dùng thông thường khi điều trị bệnh do giardia intestinalis
- Người lớn: Dùng 750 – 1000mg/ ngày, chia thành 3 liều bằng nhau
- Trẻ em: Từ 2 – 5 tuổi sử dụng 250mg/ ngày, trẻ từ 5 – 10 tuổi dùng 375mg/ ngày, trẻ từ 10 – 15 tuổi sử dụng 500mg/ ngày
- Thời gian điều trị: 5 ngày
Liều dùng thông thường khi điều trị viêm âm đạo không đặc hiệu
- Sử dụng 500mg/ lần, uống 2 lần/ ngày
- Thời gian điều trị: 7 ngày
Liều dùng thông thường khi điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí
- Người lớn: 1000 – 1500mg/ ngày, chia thành 3 liều
- Trẻ em: 20 – 30mg/ kg/ ngày
Nếu nhận thấy liều dùng thông thường không đáp ứng được các triệu chứng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh liều.
5. Dạng bào chế và hàm lượng
- Dạng bào chế: Viên nén
- Hàm lượng: 400mg
- Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
6. Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiều độ ẩm. Không đặt thuốc trong tầm với của trẻ em và thú nuôi.
Xử lý thuốc theo hướng dẫn trên bao bì khi nhận thấy thuốc hết hạn, ẩm mốc và đổi màu. Dùng thuốc trong những tình trạng này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc và làm phát sinh những triệu chứng nguy hiểm.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Sotramezol
1. Thận trọng
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Tự ý dùng thuốc có thể gây dị tật thai nhi hoặc làm phát sinh triệu chứng không mong muốn ở trẻ nhỏ.
Duy trì việc sử dụng thuốc Sotramezol ngay cả khi triệu chứng đã biến mất. Chỉ ngưng thuốc khi có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa. Ngưng thuốc đột ngột có thể khiến vi nấm phát triển, khiến bệnh tái phát trở lại.
2. Tác dụng phụ
Sotramezol có thể gây ra tác dụng ngoại ý khi sử dụng. Khi các triệu chứng này phát sinh, cần báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.
Các tác dụng phụ thông thường có xu hướng biến mất sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần. Trong khi đó, phản ứng nghiêm trọng có thể phát triển và đe dọa đến sức khỏe của người sử dụng. Với tác dụng phụ nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn điều trị để cải thiện tình hình.
Tác dụng phụ thông thường:
- Buồn nôn
- Đau thượng vị
- Thay đổi vị giác
- Biếng ăn
- Tiêu chảy
- Ói mửa
Tác dụng phụ ít gặp:
- Nổi mề đay
- Viêm lưỡi
- Khô miệng
- Ngứa
- Chóng mặt
- Co giật
- Nhức đầu
- Lú lẫn
- Giảm bạch cầu
- Đau dây thần kinh ngoại biên
- Nước tiểu có màu nâu đỏ
Bạn có thể gặp phải các triệu chứng không được đề cập trong bài viết. Nên thông báo với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Không tự ý dùng thuốc để điều trị tác dụng ngoại ý của Sotramezol.
3. Tương tác thuốc
Sotramezol có thể tương tác một số loại thuốc, đồ uống sau:
- Disulfiram: Gây hoang tưởng và rối loạn tâm thần
- Rượu và đồ uống có cồn: Làm phát sinh hiệu ứng antabuse (tim đập nhanh, nóng, đỏ người và nôn mửa)
- Thuốc chống đông máu warfarin: Làm tăng nguy cơ xuất huyết khi dùng kết hợp với Sotramezol.
- 5 Fluoro-uracil: Sotramezol làm giảm mức độ thải trừ và làm tăng độc tố của 5 Fluoro-uracil.
Thông tin này chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có khả năng tương tác với Sotramezol. Do đó cần chủ động trình bày những loại thuốc mình đang sử dụng để được bác sĩ cân nhắc về tương tác có thể phát sinh.
4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều
Dùng thiếu liều ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của thuốc. Tình trạng này có thể làm giảm cơ chế hoạt động, khiến triệu chứng không được điều trị dứt điểm.
Nếu bạn quên dùng một liều, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến liều dùng tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo kế hoạch.
Sử dụng thuốc quá liều có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm. Bạn nên chủ động báo với bác sĩ nếu nhận thấy mình dùng quá liều lượng khuyến cáo.
Có thể bạn quan tâm
- Các thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa tốt nhất hiện nay
- Benzathin benzylpenicilin là thuốc gì? Điều cần biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!