Nội soi sỏi niệu quản: Phương pháp giúp chẩn đoán và trị bệnh

Nội soi niệu quản được xem là phương pháp giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh về đường tiết niệu hiệu quả. Thủ thuật này thường được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi niệu quản.

Nội soi sỏi niệu quản là gì?

Nội soi niệu quản là thủ thuật ngoại trú sử dụng một thiết bị nội soi để đưa vào bàng quang và niệu đạo để chẩn đoán bệnh và điều trị các vấn đề về đường tiết niệu.

Nội soi sỏi niệu quản là phương pháp sử dụng thiết bị nội soi để đưa vào bên trong niệu quản nhằm phát hiện ra sỏi và sử dụng các thiết bị hỗ trợ để đưa sỏi ra bên ngoài, loại bỏ khỏi cơ thể người bệnh.

Nội soi sỏi niệu quản là gì
Nội soi sỏi niệu quản nhằm sớm phát hiện ra sỏi, từ đó giúp loại bỏ chúng ra ngoài cơ thể

Nội soi niệu quản được áp dụng trong trường hợp nào?

Với bệnh nhân ở trong một số trường hợp sau đây sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện nội soi:

Chỉ định chẩn đoán bằng phương pháp nội soi niệu quản:

  • Phát hiện các bất thường hoặc khiếm khuyết ở niệu quản như sỏi niệu quản.
  • Xác định nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản.
  • Đánh giá chấn thương niệu quản.
  • Giám sát các khối u ác tính.

Chỉ định điều trị bằng phương pháp nội soi niệu quản:

  • Tán sỏi niệu quản.
  • Nội soi ngược dòng.
  • Đường rạch niệu quản.
  • Cải thiện hệ thống thoát nước tiểu.
  • Điều trị các tổn thương ở niệu quản.
  • Điều trị khối u ác tính.
  • Điều trị khối u lành tính.

Trường hợp không nên áp dụng nội soi niệu quản

Đối với những bệnh nhân dưới đây không nên lựa chọn phương pháp nội soi niệu quản:

  • Người có sỏi niệu quản quá lớn: việc loại bỏ sỏi niệu quản khỏi cơ thể sẽ rất khó răng khi các viên sỏi quá lớn. Lúc này, khi điều trị bằng phương pháp nội soi niệu quản sẽ tạo ra nhiều mảnh vỡ hơn nên việc loại bỏ nó sẽ không hiệu quả.
  • Bệnh nhân có tiền sử tái tạo đường tiết niệu.

Ưu điểm của phương pháp nội soi sỏi niệu quản

Là một phương pháp điều trị bệnh hiện đại, nội soi niệu quản mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân khi lựa chọn:

  • Có thể điều trị sỏi nằm ở bất cứ vị trí nào trong niệu quản và thận.
  • Cho phép điều trị sỏi không thể nhìn thấy trên X-quang.
  • Một số bệnh nhân không thể điều trị bằng phương pháp khác vì bị loãng máu, đang mang thai, béo phì,… có thể thay thế bằng phương pháp nội soi niệu quản.

Phương pháp nội soi sỏi niệu quản

1. Chuẩn bị trước nội soi.

  • Tiến hành các xét nghiệm và chụp X-quang để kiểm tra các điều điện trước khi phẫu thuật nhằm đảm bảo an toàn trong cả quá trình.
  • Bác sĩ sẽ tiêm một loại kháng sinh hoặc đưa cho bạn uống trước khi bắt đầu.
  • Bạn được gây mê toàn thân hoặc chỉ gây mê cột sống tủy để chuẩn bị cho quá trình nội soi.

2. Quá trình thực hiện

Bước 1: Bạn được nằm trên giường phẫu thuật và được gây mê trước đó.

Bước 2: Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi qua niệu đạo để điểm tra mặt trong của bàng quang.

Bước 3: Hình ảnh được lấy từ thiết bị nội soi sẽ giúp bác sĩ nhìn rõ được vị trí và kích thước của viên sỏi.

Bước 4: Nội soi niệu quản được đưa qua niệu đọa, vào bàng quang, lên niệu quản và vào đến vị trí của viên sỏi.

Bước 5: Thực hiện điều trị sỏi niệu quản:

  • Nếu sỏi nhỏ bác sĩ sẽ sử dụng một dây nhỏ có gắn giỏ ở đầu để đưa vào niệu quản và thu thập toàn bộ lượng sỏi.
  • Nếu sỏi lớn bác sĩ sẽ chiếu chùm tia laser để phá vỡ viên sỏi thành nhiều mảnh nhỏ. Lúc này các mảnh nhỏ sẽ theo đường tiểu thoát ra ngoài.

Bước 6: Hoàn tất quá trình phẫu thuật bằng phương pháp nội soi niệu quản, bệnh nhân sẽ được đưa vào khu vực hồi phục và theo dõi tình trạng khoảng 2 giờ.

Thời gian thực hiện ca nội soi có thể kéo dài từ 1 – 2 giờ tùy vào lượng sỏi trong niệu quản.

Quá trình nội soi sỏi trong niệu quản
Hình ảnh sỏi trong niệu quản

3. Sau khi thực hiện nội soi sỏi niệu quản

  • Sau phẫu thuật bạn sẽ được đặt một ống nhỏ bên trong niệu quản gọi là stent để tạo điều kiện cho nước tiểu được thoát xuống bàng quang.
  • Hầu hết sau phẫu thuật tất cả các bệnh nhân đều cảm thấy đau nhẹ hoặc trung bình ở mạn sườn hoặc vùng bàng quang. Lúc này bạn sẽ được bác sĩ cấp thuốc giảm đau để khắc phục tình trạng.
  • Một số trường hợp bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn nôn sau khi nội soi niệu quản. Nếu bạn gặp phải tình trạng này hãy báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn.
  • Bệnh nhân nên thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo kết quả nội soi được an toàn và sỏi niệu quản đã được lấy hết ra ngoài.

4. Chăm sóc sau nội soi

  • Tránh các hoạt động nặng từ 5 đến 7 ngày sau khi nội soi hoặc trước khi rút ống stent ra khỏi cơ thể.
  • Trong vòng 24 giờ đầu sau khi nội soi chỉ nên ăn thức ăn lỏng vì đường ruột có thể sẽ bị ảnh hưởng do nội soi và gây mê.
  • Nên uống 2 ly nước mỗi giờ sau khi kết thúc ca nội soi niệu quản.
  • Đặt một chiếc khăn ấm lên lỗ niệu đạo để giảm đau.
  • Đặt túi nước đá hoặc miếng đệm ấm cho thận sẽ làm giảm cơn đau của bạn.
  • Nếu được bác sĩ cho phép, hãy sử dụng nước ấm để tắm.

Rủi ro và biến chứng có thể gặp khi nội soi sỏi niệu quản

Cũng giống như bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, nội soi niệu quản cũng có thể gặp những rủi ro, biến chứng không mong muốn. Tuy nhiên, những rủi ro này thường rất hiếm gặp:

  • Đau ở vị trí đặt stent: đây là rủi ro phổ biến nhất khi thực hiện nội soi niệu quản. Nếu bạn cảm thấy vùng sường bị ngứa ran, hoặc đau bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay vì lúc này có thể stent đã làm bạn đau.
  • Các mảnh sỏi còn sót lại sau khi nội soi niệu quản.
  • Chấn thương niệu quản: bạn có nguy cơ bị tổn thương niệu quản khi thực hiện nội noi. Tùy vào mức độ thủng có thể chia thành thủng hoàn toàn, thủng một phần hoặc rách niệu quản. Bạn đừng lo lắng vì những vết thủng này sẽ từ từ lành lại khi đặt stent.
  • Niệu quản bị hẹp và co thắt là biến chứng nguy hiểm nhất khi nội soi niệu quản, nhưng rất may biến chứng này rất hiếm khi xảy ra.
  • Tiểu ra máu và nhiễm trùng: Có khoảng 5% bệnh nhân sẽ gặp phải trường hợp này, nhưng hầu hết sẽ được khắc phục bằng cách sử dụng kháng sinh tương ứng.

Trên đây là toàn bộ thông tin tham khảo về nội soi sỏi niệu quản được chúng tôi cập nhật. Nếu bạn có thắc mắc gì về nội soi sỏi niệu quản vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được giải đáp chính xác nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Cách chữa hẹp niệu quản bằng phương pháp nội soi

Cách chữa hẹp niệu quản bằng phương pháp nội soi

Hiện nay phương pháp chữa hẹp niệu quản bằng nội soi đang được các bác sĩ Khoa Ngoại Tiết niệu tại...

Ung thư niệu quản: Mọi điều cần biết về căn bệnh này

Ung thư niệu quản là một bệnh lý có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không...

Sỏi niệu quản nên ăn gì và kiêng gì mới tốt cho việc điều trị?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị sỏi niệu quản. Vì vậy ngoài việc...

những điều cần biết về sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản là gì? [Nguyên nhân – triệu chứng – cách điều trị]

Sỏi niệu quản có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào và làm ảnh hưởng đáng kể được...

Các biến chứng sỏi niệu quản tuyệt đối không được xem thường

Sỏi niệu quản được coi như một bệnh cấp cứu trì hoãn vì nếu không xử lý kịp thời bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *