Mucosolvan - Thuốc điều trị viêm phế quản cấp và mạn tính

Mucosolvan là một loại thuốc kê toa thường được chỉ định điều trị viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản phổi, co thắt phế quản, khí phế thũng.

Thuốc Mucosolvan là thuốc gì
Thuốc Mucosolvan dùng điều trị các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, hen phế quản, viêm mũi liên quan đến vấn đề tăng tiết dịch.

  • Tên biệt dược: Mubroxol, Mucosolvan, Ambro, Bronxol Pediatric.
  • Dạng bài chế: Viên né, viên bao phim, dung dịch uống, dung dịch tiêm, viên ngậm, siro.
  • Thành phần chính: Ambroxol hydrochloride

I. Mucosolvan là thuốc gì?

Mucosolvan là thuốc theo toa nằm trong một nhóm các loại thuốc gọi là thuốc trừ sâu. Thuốc giúp làm đờm thoát ra ngoài dễ dàng hơn bằng cách làm cho nó mỏng ra. Chính vì vậy, Mucosolvan được sử dụng để điều trị tình trạng hô hấp liên quan đến việc sản xuất quá nhiều chất nhầy.

Về chỉ định điều trị:

  • Đối với dạng thuốc uống: Mucosolvan được chỉ định điều trị các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn tính. Hoặc dùng chữa viêm tai mũi họng cấp tính có liên quan đến sự điều tiết chất nhầy bất thường như bệnh viêm xoang, viêm tai giữa tiết dịch, viêm mũi,…
  • Trường hợp dùng dạng tiêm: Thường dùng để điều trị hội chứng suy hô hấp (IRDS) ở trẻ sơ sinh, trẻ sinh non và trẻ em.

Ngoài các trường hợp điều trị này, Mucosolvan còn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau không được in trên bao bì. Tuy nhiên, thuốc này chống chỉ định dùng ở những đối tượng có cơ địa mẫn cảm, dị ứng với thành phần của thuốc. Người bệnh bị loét dạ dày – tá tràng tiến triển tuyệt đối không nên dùng.

II. Mucosolvan được sử dụng như thế nào?

Người bệnh nên sử dụng thuốc Mucosolvan theo thông tin in trên giấy hướng dẫn dùng thuốc. Và để đảm bảo việc sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao và an toàn, tốt nhất bệnh nhân nên dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Người bệnh nên uống thuốc với nước sau khi ăn để tránh tình trạng Mucosolvan gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Ngoài ra, bệnh nhân cũng không nên tự ý thay đổi liều dùng của thuốc quá cao hoặc quá thấp khi chưa được bác sĩ cho phép. Bên cạnh đó, không nên kéo dài thời gian uống thuốc. Bởi việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra nhiều hệ lụy xấu trong tương lai.

III. Liều lượng dùng Mucosolvan dành cho người lớn và trẻ em

+ Dạng uống:

Liều dùng thông thường dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên. Hiệu quả điều trị bệnh có thể tăng lên bằng cách dùng liều gấp đôi: 2 viên một lần, dùng 2 lần mỗi ngày.

+ Đối với dạng thuốc tiêm:

30 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần tiêm trong ngày. Về cách tiêm, tiêm chậm ít nhất 5 phút hoặc cũng có thể sử dụng dung dịch sinh lý để nhỏ giọt tĩnh mạch. Ngoài ra, có thể pha dung dịch tiêm trong dịch truyền chứa laevulose, dung dịch ringer, glucose, muối. Tuy nhiên, Mucosolvan tiêm có pH 5,0 không được pha chung với các dung dịch khác có pH lớn hơn 6,3. Bởi phối trộn chung hai dung dịch này có thể gây kết tủa Mucosolvan do tăng pH.

Mucosolvan 30mg là thuốc gì?
Mucosolvan thường dùng dưới dạng đường uống và tiêm.

(*) Bạn nên làm gì trong trường hợp sử dụng Mucosolvan quá liều và thiếu liều?

Nếu sử dụng Mucosolvan quá liều, bạn nên đến ngay bệnh viện hoặc trạm y tế địa phương gần nhất để thăm khám. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra và đưa ra hướng xử lý kịp thời nếu thuốc gây phản ứng phụ nghiêm trọng. Ngoài ra, để tiện cho việc chẩn đoán, bạn cũng cần ghi và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã hoặc đang dùng bao gồm cả thuốc kê đơn hoặc không kê đơn.

Trong trường hợp dùng thuốc thiếu liều, bạn nên sử dụng thuốc trong lần uống tiếp theo. Không được sử dụng liều dùng gấp đôi. Tốt nhất để hạn chế tình trạng quên liều, bạn nên uống thuốc trong cùng thời điểm và thời gian. Hoặc cũng có thể nhờ người thân nhắc nhở hay cài báo thức dùng Mucosolvan mỗi ngày. Có như vậy, lượng thuốc điều trị trong cơ thể mới được duy trì ổn định, mang lại kết quả chữa trị bệnh tốt.

IV. Tác dụng phụ của thuốc Mucosolvan

Mucosolvan được dung nạp khá tốt. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây một vài phản ứng phụ như:

  • Tác dụng phụ không mong muốn ở mức độ nhẹ hoặc thoáng qua: Xuất hiện triệu chứng ợ nóng, buồn nôn, nôn hoặc khó tiêu.
  • Phản ứng phụ ít gặp: Dị ứng, chủ yếu là tình trạng phát ban.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nguy hiểm: Phản ứng phản vệ cấp tính, miệng khô, tăng các transaminase.

Khi gặp phải các biểu hiện này, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ biết ngay lập tức. Tránh tình trạng để lâu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

V. Tương tác giữa thuốc Mucosolvan với các loại thuốc nào?

Thuốc Mucosolvan có thành phần chính chủ yếu là ambroxol. Chính vì vậy, việc dùng chung thuốc này với các loại kháng sinh như erythromycin, amoxicillin, doxycyclin và cefuroxim,… thường làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi.

Bên cạnh đó, tuyệt đối không phối hợp Mucosolvan chung với các loại thuốc chống ho có chứa thành phần codein hoặc các loại thuốc làm khô đờm. Ngoài ra, đến nay vẫn chưa có báo cáo nào nói về sự tương tác bất lợi giữa Mucosolvan với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, để chắc chắn thuốc không gây tác động xấu đến sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến trước khi sử dụng.

VI. Thận trong trước khi sử dụng thuốc Mucosolvan

Ambroxol chứa trong Mucosolvan có thể làm tan cục máu đông và gây xuất huyết trở lại. Vì vậy, người bệnh viêm loét dạ dày hay ho ra máu tuyệt đối không dùng thuốc này nếu không muốn bệnh thêm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, thuốc cũng có chứa lactose monohydrat thường được sử dụng như một thành phần không có hoạt tính. Do đó, bệnh nhân có bệnh di truyền hiếm gặp như không có khả năng dung nạp lactose hoặc không hấp thụ glucose – galactose không nên dùng. Tránh trường hợp Mucosolvan gây đầy hơi, khó chịu, đau bụng và tiêu chảy.

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản dạng hen và cách điều trị

Viêm phế quản dạng hen là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Viêm phế quản dạng hen là một thể của bệnh viêm phế quản, xảy ra ở những người bị hen...

Hướng dẫn tự tập yoga chữa viêm phế quản tại nhà

Hướng dẫn tự tập yoga chữa viêm phế quản tại nhà

Sự sống của chúng ta đều phụ thuộc vào hệ hô hấp vì vậy khi có bất kỳ sự rối...

Viêm phế quản và viêm phổi: Cách phân biệt và nhận biết cụ thể

Bệnh viêm phế  quản và viêm phổi  thường bị nhầm lẫn vì chúng gây ra các triệu chứng tương tự nhau....

Danh sách thực phẩm nên ăn và cần tránh khi bị viêm phế quản

Không phải loại bệnh nào cũng áp dụng chung một chế độ ăn uống. Ứng với mỗi loại bệnh, chuyên...

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến ở lứa tuổi từ 6...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.