Thuốc Lipitor là thuốc gì?

Thuốc Lipitor có khả năng làm tăng lipid tổng hợp giúp làm giảm cholesterol xấu và triglyceride trong máu của bạn. Thuốc Lipitor còn giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ ở những bệnh nhân mắc các bệnh về tim.

Thông tin chung về thuốc Lipitor

  • Tên biệt dược: Lipitor.
  • Tên hoạt chất: Atorvastatin.
  • Nhóm thuốc: Thuốc tim mạch.
  • Dạng thuốc: Viên nén.
Thuốc Lipidtor loại 40mg
Thuốc Lipidtor loại 40mg

1/ Công dụng của thuốc

Thuốc Lipitor được kết hợp sử dụng cùng với một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm cholesterol và các chất béo xấu trong máu như LDL, triglyceride, tăng các cholesterol tốt như HDL.

Phòng ngừa bệnh tim mạch ở người lớn:

  • Giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
  • Giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Giảm nguy cơ tái thông mạch máu và đau thắt ngực.

Giúp tăng lipid máu:

  • Thuốc Lipitor được chỉ định bổ sung trong chế độ ăn kiêng ở những bệnh nhân trưởng thành bị tăng cholesterol máu nguyên phát và rối loạn mỡ máu hỗn hợp.
  • Bổ sung trong chế độ ăn uống ở những bệnh nhân trưởng thành có nồng độ TG trong huyết thanh cao.
  • Bổ sung cho các phương pháp điều trị hạ lipid máu.
  • Bổ sung trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân nhi ừ 10 – 17 tuổi mắc chứng tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử.

2/ Thành phần Lipitor

Trong mỗi viên nén thuốc Lipitor có các thành phần sau đây:

  • Thành phần hoạt chất: atorvastatin.
  • Thành phần không hoạt chất:  canxi cacbonat, sáp nến, natri croscarmelloza, hydroxypropyl cellulose, monohydrat đường sữa, magiê stearate, cellulose vi tinh thể, hypromellose, polyethylen glycol, hoạt thạch, titan dioxide, polysorbate 80, nhũ tương simethicon.

3/ Dược động học

Hấp thu: thuốc Lipitor được hấp thu nhanh sau khi uống từ 1 – 2 giờ, nồng độ thuốc trong huyết tương khi uống vào ban đêm sẽ thấp hơn ban ngày.

Phân phối: thuốc Lipitor liên kết với các protein trong huyết tương trên 98%. Thuốc xâm nhập kém vào các tế bào hồng cầu.

Bài tiết: thuốc Lipitor và các chất chuyển hóa của nó được đào thải chủ yếu trong mật sau khi chuyển hóa ở gan. Ít hơn 2% thuốc Lipitor phục hồi trong nước tiểu sau khi uống.

Tham khảo thêm: Bị bệnh tim có nên uống cà phê không? Chia sẻ từ Bác sĩ

4/ Chống chỉ định khi sử dụng thuốc

Những trường hợp sau đây không nên dùng thuốc Lipitor hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để không gặp phải những rủi ro đáng tiếc:

  • Người bị dị ứng với thuốc Lipitor hoặc bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân mắc các vấn đề về gan không nên sử dụng thuốc.
  • Phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai tuyệt đối không uống thuốc Lipitor vì nó sẽ gây hại cho thai nhi.
  • Thuốc Lipitor có thể truyền vào sữa mẹ và gây hại cho em bé nên mẹ đang cho con bú không được sử dụng hoặc phải ngưng cho bé bú mới được uống thuốc.

5/ Cách sử dụng thuốc

Bên cạnh việc sử dụng thuốc đúng theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ bạn nên tuân thủ thêm những điều sau đây khi sử dụng thuốc Lipitor:

  • Không thay đổi liều lượng hoặc cách sử dụng thuốc mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc Lipitor được sử dụng để uống nguyên viên, không phá vỡ, nghiền nát hoặc nhai thuốc khi uống.
  • Uống thuốc vào mỗi ngày và cùng một thời điểm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
  • Hãy bắt đầu và duy trì một chế độ ăn ít béo trước sử dụng thuốc Lipitor.
  • Không nên sử dụng thuốc quá liều hoặc bỏ quên liều sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

6/ Liều lượng khi sử dụng thuốc Lipitor

Tùy vào từng tình trạng bệnh mà sẽ được bác sĩ chỉ định liều lượng sử dụng cụ thể, dưới đây là liều dùng thường được áp dụng:

  • Tăng lipid máu và rối loạn mỡ máu hỗ hợp: liều khởi đầu là 10 – 20 mg một ngày uống một lần, liều tối đa được điều chỉnh là 80mg/ ngày/ lần.
  • Tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử ở bệnh nhân nhi 10 -17 tuổi: liều khởi đầu là 10 mg/ ngày.
  • Tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử: liều dùng được khuyên dùng là 10 – 80 mg mỗi ngày.

Liều lượng sử dụng bên trên chỉ dùng để tham khảo, nếu bạn muốn sử dụng hãy hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng sao cho phù hợp nhất.

7/ Bảo quản thuốc như thế nào?

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng từ 20 đến 25ºC.
  • Sau khi sử dụng nên cất vào hộp và để nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Để thuốc Lipitor tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Không sử dụng thuốc đã hết hạn hoặc bị hư hỏng.

Tham khảo thêm: Các bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp hiện nay

Lưu ý khi sử dụng thuốc Lipitor

1/ Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc Lipitor có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Cảm giác mệt mỏi, yếu đuối.
  • Ăn không ngon miệng.
  • Đau bụng trên.
  • Nước tiểu sẫm màu.
  • Vàng da hoặc vàng mắt.
  • Bị đau cơ không rõ lý do.
  • Cơ thể phát sốt và mệt mỏi.
  • Các phản ứng dị ứng như sưng mặt, môi, lưỡi.
  • Đau cổ họng, khó thở, khó nuốt.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Các phản ứng dị ứng như ngứa, phát ban, đỏ da…
  • Đau dạ dày.

Nếu gặp phải những tác dụng phụ trên bạn hãy ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2/ Tương tác thuốc

Thuốc Lipitor có thể tương tác với một số loại thuốc sau, vì vậy hãy nói cho bác sĩ của bạn biết các loại thuốc bạn đan sử dụng hoặc bạn đang dùng Lipitor để được cân nhắc và kê đơn phù hợp:

  • Clarithromycin.
  • Itraconazole.
  • Cyclosporine.
  • Gemfibrozil.
  • Niacin.
  • Digoxin.
  • Thuốc tránh thai đường uống.
  • Warfarin.
  • Colchicine.

3/ Giá thuốc Lipitor

Hiện tại thuốc Lipitor được bày bán tại một số nhà thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 450.000 đồng một hộp 3 vỉ x 10 viên. Để đảm bảo mua thuốc chất lượng và an toàn bạn nên lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về thuốc Lipitor, nếu vẫn còn thắc mắc về thuốc vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác nhất.

Có thể bạn quan tâm

Sâm là gì? Lợi ích đối với sức khỏe

Huyết Áp Cao Có Uống Được Sâm Không? Tăng Hay Giảm?

Huyết áp cao có uống được sâm không? Bên cạnh nhiều vấn đề liên quan đến bệnh huyết áp, đây...

Phương pháp phòng ngừa trụy tim mạch

Trụy Tim Mạch Là Bệnh Gì? Dấu hiệu và Biện pháp điều trị

Trụy tim mạch có thể gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Có thể nói đây là tình...

Nhồi máu cơ tim cấp là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Nhồi Máu Cơ Tim Cấp: Triệu chứng và Hướng điều trị

Nhồi máu cơ tim cấp là hiện tượng tắc nghẽn động mạch khiến tim bị thiếu máu và oxy dẫn...

Đột quỵ có di truyền không?

Đột Quỵ Có Di Truyền Không? Chia Sẻ Từ Chuyên Gia

Đột quỵ là tình trạng cấp tính, có khả năng gây tử vong cao. Hiện nay, số lượng bệnh nhân...

Bệnh tim nên uống nước gì tốt cho quá trình điều trị?

Bệnh Tim Nên Uống Nước Gì Tốt Để Hỗ Trợ Cải Thiện?

Bệnh tim nên uống nước gì để giúp tăng cường hiệu quả điều trị? Đây là một trong những thắc...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Nguyễn Hữu thếNguyễn Hữu thế says: Trả lời

    Ngày uống mấy viên vậy bác sĩ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *