Hyoscin butylbromid là thuốc gì?

Hyoscine butylbromide là thuốc chống có thắt đường tiêu hóa, thường được dùng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, táo bón, viêm đại tràng… Đây là thuốc kê đơn, tuy nhiên bạn vẫn có thể dễ dàng tìm mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc mà không cần đơn của bác sĩ.

thuốc Hyoscine butylbromide
Hyoscine butylbromide dạng tiêm.

  • Tên hoạt chất: Hyoscine butylbromide
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa

Những thông tin cần biết về thuốc Hyoscin butylbromid

Thành phần

  • Hyoscine butylbromide

Tác dụng

Thuốc Hyoscine butylbromide được dùng để giảm cơn co thắt, cơn đau bất thường ở ống tiêu hóa, dạ dày, bàng quang. Thuốc cũng có tác dụng giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS).

Mặc dù là thuốc kê đơn nhưng bạn có thể tìm mua tại các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc mà không cần đơn của bác sĩ.

Chỉ định

Thuốc Hyoscine butylbromide được chỉ định trong những trường hợp sau:

Thuốc Hyoscine butylbromide có thể được chỉ định cho các trường hợp khác không được liệt kê cụ thể trong bài viết.

Chống chỉ định

Không dùng Hyoscine butylbromide cho các đối tượng sau đây:

  • Trẻ em dưới 24 tháng.
  • Người bị Glaucom, phì đại tuyến tiền liệt, xuất huyết, nhịp tim nhanh, đại tràng phình to, nhược cơ.
  • Bệnh nhân mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Dạng bào chế và hàm lượng

Thuốc Hyoscine butylbromide được bào chế dưới dạng sau:

  • Viên nén với hàm lượng 10 mg.
  • Thuốc tiêm.

Cách sử dụng

Bệnh nhân đọc kĩ thông tin về cách dùng thuốc được đính kèm trong mỗi hộp thuốc hoặc tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia để biết thêm thông tin chi tiết.

  • Dùng thuốc đúng liều dùng quy định. Không tự ý tăng hay giảm liều điều trị khi chưa được chuyên gia cho phép.
  • Với dạng thuốc uống: dùng hyoscine butylbromide nguyên viên kèm một ly nước đầy.
  • Với dạng thuốc tiêm: thuốc được tiêm dưới sự thực hiện của chuyên gia.
  • Hyoscine butylbromide nên được dùng trước các thuốc kháng axit, thuốc chống tiêu chảy ít nhất một giờ.
  • Khi nhận thấy thuốc có biểu hiện biến chất hoặc hết hạn sử dụng, tuyệt đối không dùng để tránh mắc phải một số tác dụng phụ nghiêm trọng.

Liều dùng

Thông tin trong bài viết không thể thay thế liều dùng cho chuyên gia chỉ định. Luôn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia (dược sĩ / bác sĩ) trước khi dùng hyoscine butylbromide giảm co thắt đường tiêu hóa.

Liều dùng dành cho người lớn:

  • Liều dùng thông thường: Dùng 1 – 2 viên/ lần, ngày uống 2 – 3 lần.
  • Với hội chứng ruột kích thích: Dùng khởi điểm 1 viên/ lần, ngày dùng 3 lần, sau đó tăng liều mỗi ngày.
  • Với trường hợp đau cấp tính: Dùng thuốc tiên tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Liều dùng do bác sĩ quy định.

Liều dùng thông thường dành cho cho trẻ em:

  • Liều dùng hyoscine butylbromide cho trẻ dưới 12 tuổi chưa được nghiên cứu. Thuốc có thể không an toàn cho trẻ. Tham khảo chuyên gia để biết thêm những lợi ích cũng như rủi ro có thể mắc phải khi dùng thuốc trên cho nhóm đối tượng trên.

Bảo quản

Thuốc hyoscine butylbromide nên được lưu trữ nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp.

Xem thêm: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất 2020 – Giảm đau nhanh

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Hyoscin butylbromid

Thận trọng

Trước khi dùng thuốc cần lưu ý điều gì?

Thông báo cho chuyên gia nếu bạn mắc phải các vấn đề về sức khỏe sau:

  • Tăng nhãn áp hoặc một số vấn đề về mắt.
  • Vấn đề về tim mạch: tăng nhịp tim…
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần của thuốc.
  • Bệnh dạ dày hoặc bệnh đường ruột
  • Bệnh về tuyến giáp, tuyến tiền liệt.

Thận trọng chung khi dùng thuốc

  • Thận trọng khi dùng hyoscine butylbromide cho người bị suy gan, suy thận, người bị nghẽn đường tiêu hóa, trẻ em.

Thận trọng khi dùng thuốc cho đối tượng đặc biệt

Theo Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), hyoscine butylbromide được phân vào nhóm C (có thể có nguy cơ) với thai kỳ. Do đó, thận trọng khi dùng thuốc trên và chỉ nên điều trị bằng hyoscine butylbromide khi được chuyên gia cho phép.

Vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu để đánh giá thuốc hyoscine butylbromide đối với nhóm phụ nữ đang cho con bú. Người ta không biết thuốc có thải trừ qua đường sữa mẹ hay không. Do đó, trước khi dùng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa yếu tố lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Một số thuốc có khả năng tương tác với hyoscine butylbromide gồm có:

  • Thuốc kháng cholinergic khác.
  • Paracetamol
  • Levodopa
  • Kentoconazol
  • Digoxin
  • Riboflavin
  • Chế phẩm có kali chlorid.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng như clomipramine, amitriptyline.
  • Thuốc chống co thắt khác như propantheline, dicycloverine, atropine.
  • Thuốc an thần như clozapine, thioridazine, chlorpromazine.

Không dùng hyoscine butylbromide đồng thời với các thuốc trên để tránh hiện tượng tương tác thuốc. Ngoài ra, trước khi điều trị, cần kê khai tất cả thuốc điều trị đang dùng. Dựa vào đó, chuyên gia sẽ có chỉ dẫn dùng thuốc phù hợp.

Xem video: Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 – Chữa bệnh DẠ DÀY bằng ĐÔNG Y tại THUỐC DÂN TỘC

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khi điều trị bằng hyoscine butylbromide gồm:

Tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng không phổ biến:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Khô miệng
  • Nổi vết nhỏ trên tay, chân.
  • Phản ứng dị ứng trên da: ngứa, nổi mẩn đỏ.

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Đau mắt đỏ, giảm tầm nhìn.
  • Khó thở, sốc, chóng mặt.
  • Tiểu bí (khó tiểu).

Tác dụng phụ không dự đoán trước:

  • Nhạy cảm quá mức với thuốc như co thắt phế quản,
  • Sưng miệng, môi, lưỡi.
  • Da mẫn cảm, phát ban trên da.

Trên đây chưa phải danh sách liệt kê đầy đủ những tác dụng phụ có thể mắc phải khi điều trị bằng bằng hyoscine butylbromide. Không phải ai cũng gặp phải những biểu hiện như trên trong quá trình dùng thuốc. Tuy vậy, nếu như cơ thể xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng, cần liên hệ với bác sĩ để tìm cách xử lý phù hợp và kịp thời.

Xem thêm:  Đau Dạ Dày: Dấu Hiệu, Chế Độ Ăn & Cách Chữa Bệnh Hiệu Quả An Toàn

Click xem thêm

Đau đại tràng vì “của ngon vật lạ” ngày tết và cách xử lý

Thịt mỡ, dưa hành, rượu, bia,.. tạo nên mâm cơm Tết ấm cúng nhưng lại là nỗi ám ảnh đối...

Chi Tiết Cách Bấm Huyệt Giúp Bạn Giảm Đau Vùng Thượng Vị

Đau vùng thượng vị là triệu chứng nhận biết điển hình của bệnh viêm loét dạ dày. Để cải thiện...

Thượng vị là vùng trên rốn vài centimet.

Đau thượng vị ợ hơi là bệnh gì?

Bệnh đau thượng vị ợ hơi là hội chứng đau ở vùng thượng vị và kèm theo triệu chứng ợ...

Bệnh bệnh đại tràng nên khám ở đâu tốt?

Danh sách Bác sĩ chữa bệnh đại tràng giỏi ở nước ta [CẬP NHẬT MỚI NHẤT]

Với những người bị bệnh đại tràng, tìm được một bác sĩ giỏi để chữa trị là điều mà bất...

Bệnh viêm đại tràng để lâu có dẫn đến ung thư không?

Viêm đại tràng là một dạng của chứng viêm đường ruột, khiến cho các lớp niêm mạc tại trực tràng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.