Thuốc Hull là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Hull là thuốc có thành phần làm tăng pH để trung hòa lại axit dạ dày. Thuốc thường được chỉ định để kháng axit dạ dày để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,..

hull là thuốc gì
Hull là thuốc giúp ngăn cản dạ dày tiết quá nhiều axit

  • Tên thuốc: Hull
  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Thuốc đường tiêu hóa

Những thông tin cơ bản về thuốc dạ dày Hull

Hull là thuốc dạ dày được sản xuất và phân phối bởi Công ty trách nhiệm Dược phẩm Đạt Vi Phú – DaviPharm. Hiện tại, thuốc có giá là 109.000 đồng cho một hợp 30 gói. Tuy nhiên, giá bán có thể chệnh lệch tại các nơi phân phối.

1. Thành phần

Thành phần chính của Hulll là Aluminum Hydroxide (Nhôm Hydroxid). Đây là một loại muối vô cơ được sử dụng như thuốc kháng axit. Nó là một hợp chất hoạt động bằng cách trung hòa axit hydrochloric trong dịch tiết dạ dày và tăng nồng độ pH để ức chế hoạt động của pepsin.

Nhôm Hydroxid được sử dụng để điều trị chứng ợ nóng, ợ chua, đau dạ dày hoặc các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Nhôm Hydroxid cũng được sử dụng để làm giảm nồng độ phosphate ở những người mắc bệnh thận.

2. Chỉ định

Thuốc dạ dày Hull được chỉ định cho các trường hợp như:

chỉ định của Hull
Hull được chủ định đề điều trị các bệnh lý khi do sản xuất dư axit dà dày

Đây không phải là tất cả chỉ định và công dụng của Hull. Do đó, nếu người bệnh có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc cần sử dụng thuốc cho mục đích khác, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

Tuy nhiên, thuốc có chứa nhôm, nếu dùng thuốc quá liều có thể dẫn đến nhiễm độc nhôm. Vì vậy, nên thận trọng và tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi sử dụng.

3. Chống chỉ định

Không dùng Hull cho người bệnh mẫn cảm với Nhôm Hydroxid hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Trẻ em có nguy cơ nhiễm độc nhôm do đó hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho đối tượng này.

Người bị mất nước hoặc suy thận nên thận trọng khi sử dụng thuốc.

4. Cách dùng – liều lượng

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc. Hoặc bạn cũng có thể thương lượng với bác sĩ để có liệu trình điều trị và cách sử dụng thuốc phù hợp nhất. Không được sự dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn.

Thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho chỉ định, hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ chuyên môn.

Cách dùng:

  • Hull thường được sử dụng giữa các bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
  • Lắc đều hỗn dịch trước khi uống. Thuốc này sẽ có tác dụng tốt hơn nếu nó được sử dụng tách biệt và không cùng các chất lỏng khác.
  • Sử dụng thuốc theo liệu trình, không từ ý thêm liều hoặc bỏ liều.
  • Không sử dụng thuốc nhiều hơn 2 tuần mà không lời khuyên, hướng dẫn của bác sĩ.

Liều dùng:

  • Điều trị chứng khó tiêu: 500 – 600 mg / 4 – 6 lần / ngày, giữ các bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
  • Điều trị chứng viêm loét tá tràng: 500 – 1500 mg / 4 – 6 / lần / ngày
  • Điều trị viêm thực quản ăn mòn: 500 – 1500 mg / 4 – 6 lần / ngày
  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản: 500 – 1000 mg / 4 -6 lần / ngày
  • Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: 500 – 3600 mg / 4 – 6 lần / ngày

Liều dùng cho trẻ em:

Xuất huyết tiêu hóa:

  • Dưới 4 tuần tuổi: 1 ml / kg, uống thuốc sau mỗi 4 giờ.
  • Từ 1 tháng đến dưới 1 năm tuổi: 2 – 5 ml / lần, uống thuốc sau 1 đến 2 giờ.
  • Từ 1 – 12 tuổi: 5 – 15 ml / lần, uống sau 1 đến 2 giờ.

Liều dùng cho trẻ em loét tá tràng:

  • Từ 1 tháng tuổi đến 1 tuổi: 1 – 2 ml / kg, uống thuốc sau 1 – 3 giờ sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Từ 1 tuổi đến 12 tuổi: 5 – 15 ml, uống sau mỗi 3 – 6 giờ và trước khi đi ngủ.

5. Cách bảo quản

Bảo quản thuốc trong bao bì của nhà sản xuất, tránh ánh sáng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp để lưu trữ thuốc là 20 đến 25 độ C. không để thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.

Bạn có thể cho thuốc vào ngăn mát tủ lạnh để cải thiện hương vị. Tuy nhiên, không cho thuốc vào ngăn đá.

Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà. Không bao giờ chia sẻ thuốc cho người khác kể cả nhân bạn nhận thấy họ có những triệu chứng giống bạn.

Khi không có nhu cầu sử dụng thuốc, thuốc hết hạn, hư hỏng, bạn cần bỏ thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không bỏ thuốc xuống bồn cầu, bồn rửa mặt hoặc cống thoát nước.

Tham khảo thêm: Thuốc Vilanta chữa viêm dạ dày

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Hull

Hull là thuốc có chứa thành phần là Nhôm Hydroxid. Sản phẩm có thể không phù hợp với một số đối tượng. Vì vậy, hãy tham khảo một số lưu ý để sử dụng thuốc an toàn hiệu quả.

1. Thận trọng

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Hull nếu bạn có vấn đề về táo bón nặng, bị mất nước hoặc thường xuyên sử dụng rượu.

Những người bị suy tim sung huyết, suy thận, phù gan, xơ gan và cóc chế độ ăn ít natri nên thận trọng khi sử dụng Hull.

thuốc dạ dày Hull
Người có bệnh về táo bón năng j không nên sử dụng Hull

Người cao tuổi có thể bị táo bón hoặc đi ngoài phân rắn khi sử dụng Hull. Do đó hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho đối tượng này.

Phụ nữ mang thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú nên cẩn thận khi sử dụng Hull.

Đây là thuốc theo đơn, chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.

2. Tác dụng phụ

Mặc dù hiếm khi gặp nhưng một số người có thể gặp tác dụng phụ khi sử dụng Hull. Đôi khi tác dụng phụ có thể khiến người bệnh bị tử vong khi dùng thuốc. Hãy gọi cho bác sĩ ngay khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng sau:

  • Nổi mề đay
  • Ngứa
  • Đỏ da
  • Sưng
  • Phồng rộp hoặc bị bong tróc da
  • Thở khò khè hoặc đau tức ngực
  • Đau họng, khó nuốt hoặc khó nói chuyện
  • Khàn giọng bất thường
  • Sưng miệng, môi, mắt, lưỡi hoặc cổ họng

Một số tác dụng phụ khác của thuốc bao gồm:

Tác dụng phụ có thể biến mất sau 1 hoặc 2 ngày. Tuy nhiên nếu nó kéo dài hoặc có dấu hiệu chuyển nặng thì cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ.

Đây không phải là danh sách đầy đủ tác dụng phụ của Hull. Do đó nếu bạn nhận thấy các phản ứng khác lạ của cơ thể khi sử dụng thuốc thì hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi cơ chế tác dụng và hiệu quả của thuốc. Do đó, hãy chủ động thông báo cho bác sĩ các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin và viên uống thảo dược.

Một số thuốc có thể tương tác với Hull bao gồm:

  • Aspirin
  • Cipro
  • Atrovent (Ipratropium)
  • Magie Carbonat
  • Magie Hydroxit
  • Pepcid
  • Vitamin B6, B1, B12, Vitamin C

Ngoài ra, rượu, thuốc lá và một số loại thức ăn cũng có thể gây tương tác thuốc. Do đó, hạn chế sử dụng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống phù hợp.

Đây không phải là danh sách tất cả những loại thuốc và hoạt chất có thể tương tác với Hull. Vì vậy, luôn trao đổi với bác sĩ để có hướng sử dụng và liều lượng thích hợp. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể:

  • Ngưng sử dụng một trong 2 loại thuốc
  • Cắt giảm liều lượng và thời gian sử dụng
  • Thay thế bằng loại thuốc khác thích hợp hơn

4. Cách xử lý khi quá liều hoặc thiếu liều

Quên liều:

Quên một liều sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, thuốc kháng axit thường được sử dụng khi cần thiết nên không có một lịch trình uống thuốc cố định. Nên nếu bạn uống thuốc thường xuyên thì hãy sử dụng ngay liều đã quên khi nhớ ra. Trong trường hợp gần đến giờ sử dụng thuốc cho liều tiếp theo, bạn hãy cho qua liều đã quên và sử dụng thuốc theo liệu trình.

Không sử dụng gấp đôi liều để bù vào liều đã quên.

Quá liều:

Thông thường quá một liều sẽ không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Tuy nhiên, nếu người bệnh có dấu hiệu khó thở, lú lẫn hoặc ngất xỉu thì hãy nhanh chóng gọi cấp cứu.

Khi đến bệnh viện hãy mang theo danh sách các loại thuốc hoặc vỏ thuốc mà người bệnh đã sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *