Thuốc Halcinonide: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Halcinonide là một loại thuốc bôi ngoài, thuộc nhóm thuốc corticosteroid. Chúng được chỉ định sử dụng để điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng của các bệnh lý về da liễu như viêm da, eczema, dị ứng phát ban… 

Các thông tin cơ bản về thuốc Halcinonide
Các thông tin cơ bản về thuốc Halcinonide
  • Tên hoạt chất: Halcinonide
  • Nhóm thuốc: Corticosteroid.
  • Dạng thuốc: Kem bôi ngoài

I/ Thông tin về thuốc Halcinonide

1. Tác dụng

Thuốc bôi ngoài Halcinonide được sử dụng để điều trị tình trạng da bị kích ứng hoặc phát ban do các bệnh lý như viêm da, vẩy nến, chàm, nổi mẩn, dị ứng… gây ra. Đây là một corticosteroid mạnh, có khả năng giải phóng các chất hóa học gây ra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể từ đó các triệu chứng bệnh như đỏ, ngứa sẽ giảm đi. Ngoài ra, thuốc này còn có thể được sử dụng với nhiều mục đích điều trị khác nữa mà không được chúng tôi liệt kê trên đây. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy trao đổi trực tiếp với các bác sĩ của bạn.

2. Liều dùng

Tùy vào mục đích điều trị, độ tuổi và mức độ bệnh của mỗi người mà các bác sĩ sẽ chỉ định một liều lượng phù hợp để bạn sử dụng. Thông thường, thuốc được sử dụng với liều lượng cụ thể như sau:

♦ Liều dùng đối với người lớn:

  • Viêm da: Thoa một lớp kem mỏng lên vùng da bị tổn thương 2 – 3 lần/ ngày.
  • Chàm: Dùng thuốc từ 2 – 3 lần/ ngày.
  • Vẩy nến: Thoa thuốc lên vùng da bị bệnh khoảng 2 – 3 lần/ ngày.

♦ Liều dùng cho trẻ em:

  • Viêm da: Sử dụng từ 2 – 3 lần/ ngày.
  • Chàm: Thoa một lớp kem mỏng lên vùng da bị bệnh khoảng 2 – 3 lần/ ngày.
  • Vẩy nến: Dùng thuốc từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý nếu thấy xuất hiện các biểu hiện nhiễm trùng ở các vùng da bị tổn thương, cần phải ngưng sử dụng Halcinonide và thay vào đó là những loại thuốc kháng sinh để điều trị. Điều này áp dụng cho tất cả các trường hợp nêu trên.

3. Cách sử dụng

Trong quá trình điều trị, cần phải tuân thủ đầy đủ các chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Ngoài ra, để bảo đảm an toàn, bạn cần chú ý thêm một số vấn đề như sau:

  • Thuốc chỉ được sử dụng trên da, không được uống.
  • Tránh để thuốc dính vào mắt hoặc miệng. Cần phải rửa sạch ngay với nước nếu không may mắc phải tình huống này.
  • Rửa tay trước và sau khi dùng thuốc, trừ những vùng da tay cần phải điều trị.
  • Thoa thuốc với một lượng vừa đủ lên vùng da bị tổn thương, tránh thoa thuốc lên vùng da khỏe mạnh.
  • Không được dùng băng gạc hoặc các vật khác để che phủ lên vùng da được thoa thuốc trừ khi có sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh để da hấp thụ quá nhiều thuốc sẽ làm gia tăng tác dụng phụ.
  • Hãy liên hệ với các bác sĩ nếu sau khi dùng thuốc mà tình trạng bệnh không được cải thiện hoặc thấy chúng có biểu hiện nặng hơn.

4. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh để chúng tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc để chúng ở những nơi ẩm ướt.
  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng Halcinonide

Cần lưu ý những vấn đề gì khi sử dụng Halcinonide?
Cần lưu ý những vấn đề gì khi sử dụng Halcinonide?

1. Tác dụng phụ

Cũng tương tự như các loại thuốc tây khác, Halcinonide cũng có thể gây ra các tác dụng phụ. Tùy vào thể trạng, liều dùng của thuốc mà ở mỗi người các tác dụng phụ cũng thể hiện ở những mức độ khác nhau. Thông thường, thuốc sẽ gây ra những vấn đề sau:

  • Ngứa da hoặc cảm thấy nóng rát tại vùng da được thoa thuốc.
  • Da bị phát ban.
  • Mọc mụn trứng cá.
  • Bị viêm nang lông.
  • Làm mất đi sắc tố da.
  • Rạn da.
  • Tóc mọc nhanh.
  • Bị mất ngủ, cơ thể mệt mỏi.

Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Hãy liên hệ với các bác sĩ ngay nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Thị lực bị thay đổi.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Da bị kích ứng nghiêm trọng.
  • Bị nhiễm trùng da (sưng, đỏ, rỉ nước).

Đây là một danh sách không đầy đủ về các tác dụng phụ của thuốc. Ngoài những vấn đề mà chúng tôi đã liệt kê trên đây, bạn còn có thể gặp phải những tác dụng phụ khác nữa. Hãy trao đổi với các bác sĩ để biết rõ hơn thông tin về vấn đề này.

2. Thận trọng

Halcinonide có thể làm trầm trọng thêm một số bệnh lý mà bạn đang mắc phải. Do đó trước khi dùng thuốc, hãy cho các bác sĩ biết tất cả thông tin về tiền sử bệnh, các vấn đề về sức khỏe mà bạn đang gặp phải, đặc biệt là các vấn đề sau:

  • Dị ứng với Halcinonide, các loại thuốc khác hoặc bất kì sản phẩm thuốc thoa ngoài nào.
  • Bị nhiễm trùng da.
  • Tiểu đường.
  • Đang mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú.
  • Không sử dụng thuốc để điều trị cho trẻ nếu như không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu có ý định phẫu thuật, hãy cho các bác sĩ biết bạn đang dùng Halcinonide.

3. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

Dùng thuốc thiếu hoặc quá liều có thể làm cản trở tác dụng của thuốc cũng như gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Nếu không may gặp phải những vấn đề này, hãy xử lý như sau:

  • Dùng thiếu liều: Bổ sung ngay khi nhớ ra hoặc bỏ qua liều cũ nếu đã chuẩn bị đến thời gian dùng liều kế tiếp.
  • Dùng quá liều: 1 lần dùng thuốc quá liều sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu tình trạng quá liều lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, bạn có thể sẽ gặp những vấn đề nghiêm trọng như da bị mỏng đi, dễ bị bầm tím, mọc mụn trứng cá, kinh nguyệt thay đổi thất thường… Thông báo với các trung tâm y tế hoặc bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý nếu gặp những vấn đề này.

Tin bài liên quan

Nổi mẩn ngứa có mủ là bệnh gì và cách điều trị?

Nổi mẩn ngứa có mủ là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng cần được chăm sóc và điều...

7 cách trị gàu tại nhà nhanh nhất - Đơn giản, hiệu quả

7 cách trị gàu tại nhà nhanh nhất – Đơn giản, hiệu quả

Một số cách trị gàu tại nhà có thể kể đến như sử dụng chanh, muối, dầu dừa, bia,...là các...

Dị ứng thời tiết lạnh sẽ được khắc phục nếu biết cách

Dị ứng thời tiết lạnh là một phản ứng của da trong vòng 1 vài phút ngay sau khi bạn...

Dị ứng niken: Biểu hiện nhận biết và cách điều trị

Dị ứng niken là tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng phổ biến. Do chứng dị ứng da này...

cách trị ghẻ ngứa tại nhà

10 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

Có thể áp dụng các cách trị ghẻ ngứa tại nhà trong trường hợp tổn thương nhẹ. Nhiều giải pháp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.