Thuốc Glycerin có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Glycerin là một trong những hoạt chất dùng nhiều trong dưỡng ẩm, ngăn ngừa một số vấn đề như khô, ngứa và vảy da. Trên thực tế, hoạt chất Glycerin cần được sử dụng đúng cách để phát huy hiệu quả.

sử dụng Glycerin đúng cách
Glycerin cần được sử dụng một cách phù hợp để phát huy hiệu quả một cách tốt nhất

  • Tên hoạt chất: Glycerin (Glycerol).
  • Tên biệt dược: Glycerol.
  • Tên khác: Anhydrous Glycerin (đối với Glycerin tinh khiết 100% hoặc chứa ít hơn 1% tạp chất).

Thông tin về hoạt chất Glycerin

  • Glycerin là hoạt chất có nguồn gốc thực vật, không độc, dễ hòa tan trong nước.
  • Có thể điều chế được hoạt chất này từ quá trình lên men đường.
  • Công thức cấu tạo của Glycerin: C3H5(OH)3.
  • Trong thực tế, Glycerin thường ít được dùng như đơn chất mà được sử dụng làm hoạt chất hút ẩm trong các chế phẩm dùng cho da.

# Hoạt tính

  • Glycerin có khả năng hút ẩm trong không khí bằng cách hấp thụ lượng hơi nước.
  • Hơi nước được hấp thụ bởi Glycerin có khối lượng bằng 20% khối lượng của hoạt chất.

# Tác dụng

Một số tác dụng chính của Glycerin khi ở dạng đơn chất gồm có:

  • Hoạt động độc lập như một chất hút ẩm.
  • Sử dụng làm thành phần trong một số hỗn hợp.
  • Dùng độc lập như một chất bôi trơn.

Tác dụng của Glycerin trong hỗn hợp:

1. Dưỡng ẩm

Glycerin được sử dụng trong các sản phẩm bôi ngoài da, thuốc dưỡng ẩm, hỗn hợp chăm sóc da với tác dụng chính là giữ cho da được ổn định về độ ẩm, ngăn ngừa khô, ngứa và bong tróc da.

Một số trường hợp người có cơ địa da khô, người mắc một số bệnh gây khô da như vảy nến, viêm da cơ địa,… cũng có thể được chỉ định sử dụng sản phẩm chăm sóc da có thành phần Glycerin.

2. Bảo vệ da

Hỗ trợ bảo vệ da khỏi các yếu tố bên ngoài môi trường, thời tiết và các yếu tố ô nhiễm có thể gây kích ứng da. Có khả năng tác động sâu vào dưới lớp biểu bì da.

  • Thích ứng tốt với nhiều loại da khác nhau.
  • Hỗ trợ chăm sóc tóc và giữ cho tóc bóng, khỏe.
  • Hoạt động như một thành phần phụ trong những sản phẩm chăm sóc tóc.

# Ngưỡng an toàn khi sử dụng Glycerin

  • Sử dụng Glycerin trên da cần nằm trong ngưỡng phù hợp để sử dụng. Ngưỡng an toàn khi sử dụng Glycerin trong hỗn hợp, sản phẩm mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da thường dao động trong khoảng 2% cho tới 5%.
  • Khi dùng Glycerin trên da, nồng độ Glycerin trong hỗn hợp không được vượt quá 10% để tránh nguy cơ kích ứng da.
  • Không sử dụng đơn chất Glycerin nồng độ 100% trên bề mặt da vì có thể gây ra tình trạng dị ứng, kích ứng.
  • Khuyến nghị sử dụng Glycerin trong điều kiện độ ẩm không khí từ môi trường ngoài cao hơn 70%.

*Lưu ý: khi sử dụng Glycerin trong điều kiện môi trường bên ngoài khô, nóng, không khí có độ ẩm dưới 65% có thể gây ra tình trạng hút ẩm ngược. Lúc này Glycerin thay vì hút ẩm trong không khí để giữ ẩm bề mặt da sẽ chuyển sang hút ẩm trên bề mặt da do độ ẩm không khí quá thấp. Lúc này bệnh nhân sẽ gặp phải tác dụng ngược gây khô da.

Tham khảo thêm: Medrol là thuốc gì?

# Tác dụng phụ

Glycerin có thể gây ra những tác dụng phụ khi sử dụng trên da, thường gặp nhất là gây dị ứng, phát ban, ngứa, bỏng rát và khô da.

# Chống chỉ định và thận trọng

Thận trọng hoặc không sử dụng Glycerin trong một số trường hợp như:

  • Phụ nữ mang thai, đang trong thời gian cho con bú.
  • Không sử dụng Glycerin cho trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Chống chỉ định cho người dị ứng, mẫn cảm với Glycerin.
  • Không để Glycerin tiếp xúc với mắt, không được nuốt.

# Tương tác thuốc

Glycerin có thể gây ra tương tác thuốc với một số loại hoạt chất như Floxacillin, Tincture myrrh, một số loại vitamin, thuốc, thực phẩm chức năng. Trước khi sử dụng Glycerin cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để tránh nguy cơ kích ứng da.

# Bảo quản

Glycerin là hoạt chất rất dễ cháy, khi bảo quản cần tuân thủ một số quy định trong bảo quản:

  • Bảo quản Glycerin tránh xa nguồn nhiệt, ánh sáng trực tiếp vì đây là chất dễ cháy.
  • Đặt Glycerin trong bình chứa đóng nắp chặt, đặt trên nền đất.
  • Không đặt Glycerin cạnh những chất có khả năng gây oxi hóa cao.
  • Đặt Glycerin nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt. Có thể đặt thêm các vật liệu hút ẩm tại nơi bảo quản Glycerin.

Có thể bạn quan tâm

Các loại dị ứng phấn hoa thường gặp và cách điều trị

Dị ứng phấn hoa là tình trạng khá phổ biến, xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng với cơ...

Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy có nguy hiểm không?

Hiện tượng da bị đỏ mẩn ngứa và tróc vẩy có thể là triệu chứng lâm sàng của viêm da...

Rạn da: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rạn da là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, những người tăng cân hoặc giảm cân...

11 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả

Bơ, cá hồi, trứng, các loại hạt,... là những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa rụng tóc và giảm gãy...

Lá Tắm Mề Đay Thuốc Dân Tộc - KHẮC TINH Của Ngứa Ngáy, Mẩn Đỏ

Lá Tắm Mề Đay Thuốc Dân Tộc – KHẮC TINH Của Ngứa Ngáy, Mẩn Đỏ

Lá tắm mề đay Thuốc dân tộc là công thức nổi danh được nghiên cứu, hoàn thiện bởi đội ngũ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *