Thuốc Glyceryl trinitrate (Nitroglycerin) có tác dụng gì?

Thuốc Glyceryl trinitrate (Nitroglycerin) gây giãn mạch toàn thân nhằm làm giảm huyết áp. Thuốc được sử dụng trong điều trị và dự phòng cơn đau thắt ngực, cao huyết áp, suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim,…

glyceryl trinitrate 2.6 mg
Thuốc Glyceryl trinitrate (Nitroglycerin) gây giãn mạch toàn thân nhằm hạ huyết áp

  • Tên thuốc: Glyceryl trinitrate
  • Tên khác: Nitroglycerin
  • Phân nhóm: Thuốc tim mạch

Những thông tin cần biết về thuốc Glyceryl trinitrate

1. Tác dụng

Glyceryl trinitrate làm giãn các cơn trơn trong cơ thể, tác dụng rõ rệt đối với các tĩnh mạch và động mạch lớn nhưng không ảnh hưởng cơ vân và cơ tim. Thuốc gây giãn mạch toàn thân nhằm tăng lưu lượng mạch vành tạm thời, giảm lưu lượng tim và giảm sức cản ngoại biên nhằm hạ huyết áp.

Glyceryl trinitrate còn có tác dụng điều hòa máu cho tim, giúp cung cấp máu cho vùng tim bị thiếu máu.

2. Chỉ định

Thuốc Glyceryl trinitrate được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Phòng ngừa và điều trị cơn đau thắt ngực
  • Điều trị tăng huyết áp
  • Điều trị suy tim sung huyết
  • Điều trị nhồi máu cơ tim
  • Điều trị hỗ trợ bệnh suy tim trái nặng bán cấp

Thuốc Glyceryl trinitrate chỉ được dùng khi có yêu cầu của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Glyceryl trinitrate cho những trường hợp sau:

  • Trụy tim mạch
  • Tăng áp lực nội so do xuất huyết não hoặc chấn thương đầu
  • Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn
  • Dị ứng với các nitrat hữu cơ
  • Thiếu máu nặng
  • Nhồi máu cơ tim thất phải
  • Viêm màng ngoài tim co thắt
  • Glocom góc đóng
  • Huyết áp thấp
  • Tăng nhãn áp

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Glyceryl trinitrate được bào chế ở nhiều dạng khác nhau với những hàm lượng sau.

  • Viên giải phóng kéo dài: 1mg, 2mg, 3mg, 5mg
  • Viên nang giải phóng kéo dài: 2,5mg, 6,5mg, 9mg
  • Khí dung xịt lưỡi: 0.4mg/ liều xịt, 200mg/ bình xịt
  • Viên đặt dưới lưỡi: 0.3mg, 0.4mg, 0.5mg, 0.6mg
  • Thuốc mỡ: 2%
  • Dung dịch tiêm: 0.5mg/ ml x ống 5ml, 1mg/ ml x ống 10ml, 5mg/ ml x ống 5ml, 5mg/ ml x 10ml
  • Miếng dán: 0.1mg, 0.2mg, 0.3mg, 0.4mg, 0.8mg

5. Cách dùng – liều lượng

Để biết cách sử dụng thuốc, cần tham khảo thông tin in trên bao bì thuốc.

glyceryl trinitrate 400 mcg
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn in trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Cách sử dụng:

  • Thuốc viên: Sử dụng thuốc bằng đường uống, nên uống cùng với nước sôi để nguội.
  • Viên ngậm: Dùng thuốc đặt dưới lưỡi và ngậm đến khi thuốc tan hoàn toàn. Tuyệt đối không nhai hoặc nuốt thuốc.
  • Khí dung xịt lưỡi: Xịt vào bên dưới lưỡi, ngậm miệng lại để thuốc đi vào cơ thể. Khi xịt thuốc, không nên hít (thường được dùng trong trường hợp phù phổi cấp tính).
  • Miếng dán, thuốc mỡ: Dùng thuốc lên vùng da được bác sĩ chỉ định để làm giảm triệu chứng.
  • Thuốc tiêm: Được dùng bằng đường tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.

Liều dùng và dạng bào chế của thuốc Glyceryl trinitrate được chỉ định dựa vào mục đích sử dụng, độ tuổi và khả năng đáp ứng thuốc của từng bệnh nhân.

Liều dùng thông thường khi điều trị cơn đau thắt ngực

  • Dùng viên ngậm dưới lưỡi 0.5mg cho đến khi thuốc tan hết. Sau 5 phút, tiếp tục ngậm lên 1 viên cho đến khi cơn đau dứt điểm. Liều dùng tối đa: Không quá 3 viên
  • Nếu dùng thuốc dạng khí dung xịt lưỡi, xịt 1 lần khoảng 0.4mg. Xịt 1 – 2 lần dưới lưỡi, ngậm cho thuốc thẩm thấu.

Liều dùng thông thường khi dự phòng cơn đau thắt ngực

  • Dùng thuốc viên giải phóng chậm. Sử dụng từ 2.5 – 6.5mg/ lần, dùng 2 lần/ ngày.
  • Hoặc dùng thuốc mỡ 2% bôi ở vùng da đùi, ngực hoặc lưng.
  • Có thể dùng miếng dán có hàm lượng 5 – 10mg lên vùng ngực trái.

Liều dùng thông thường khi điều trị suy tim sung huyết

  • Trường hợp suy tim mạn: Dùng thuốc giải phóng chậm với liều 2.5 – 6.5mg/ 2 lần/ ngày.
  • Trường hợp phù phổi cấp tính: Sử dụng thuốc xịt dưới lưỡi hoặc viên ngậm theo liều lượng được bác sĩ chỉ định.

Liều dùng thông thường khi điều trị nhồi máu cơ tim cấp (sử dụng thuốc dạng tiêm tĩnh mạch)

  • Tiêm Glyceryl trinitrate với liều 5mg/ phút và tăng lên 5 – 20mg/ phút. Mỗi lần tiêm cách 5 – 10 phút, liều dùng tối đa 200mg/ phút. Nên bắt đầu bằng liều thấp để tránh hạ huyết áp đột ngột.
  • Trong trường hợp tiêm 200mg/ phút không làm giảm huyết áp, cần ngưng sử dụng vì có dấu hiệu kháng nitrat.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc Glyceryl trinitrate ở nhiệt độ phòng (15 – 30 độ C), tránh ánh sáng và độ ẩm. Đối với viên nén Glyceryl trinitrate, chỉ bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp được lót kim loại. Đồng thời không dùng bông gòn chèn dưới đáy lọ.

Với dạng thuốc Glyceryl trinitrate tiêm, cần bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc ống tiêm.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Glyceryl trinitrate

1. Thận trọng

Để giảm nguy cơ hạ huyết áp thể đứng, cần tăng liều từ từ, đồng thời nên nằm hoặc ngồi sau khi sử dụng thuốc.

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị tiêu chảy nặng, thiếu máu, kém hấp thu, mất nước, cường giáp, suy gan/ thận,…

Thuốc Glyceryl trinitrate có thể gây chóng mặt khi sử dụng. Nếu dùng rượu, chất kích thích trong thời gian điều trị, các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu,… có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Phải bỏ miếng dán Glyceryl trinitrate trước khi thực hiện sốc điện tim cho bệnh nhân.

Bệnh nhân cao tuổi có thể dễ gặp phải các tác dụng không mong muốn (té ngã, chóng mặt, đầu óc quay cuồng) khi dùng thuốc Glyceryl trinitrate.

sử dụng thuốc glyceryl trinitrate
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được tự ý dùng thuốc

Tài liệu nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của thuốc Glyceryl trinitrate đối với phụ nữ mang thai và cho con bú còn nhiều hạn chế. Do đó chỉ sử dụng thuốc cho những đối tượng này trong trường hợp thực sự cần thiết.

2. Tác dụng phụ

Tác động gây giãn mạch toàn thân có thể làm giảm huyết áp và khắc phục các cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên hoạt động này của thuốc Glyceryl trinitrate có thể gây ra các tác dụng không mong muốn khác.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Nhức đầu
  • Choáng váng

Đây là những triệu chứng cho thấy thuốc Glyceryl trinitrate đang hoạt động. Với trường hợp này, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng acetaminophen hoặc aspirin để giảm đau đầu.

Ngoài ra, để giảm nguy cơ đau đầu, chóng mặt, bạn nên đứng dậy từ từ, đồng thời không nên thay đổi tư thế quá đột ngột.

Tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Nhịp tim nhanh
  • Nhịp tim không đều
  • Ngất
  • Mất vị giác
  • Tím tái
  • Methemoglobin huyết

3. Tương tác thuốc

Cân nhắc khi sử dụng thuốc Glyceryl trinitrate với những thức uống và loại thuốc sau:

thuốc glyceryl trinitrate 2 6mg
Không sử dụng thuốc Glyceryl trinitrate với rượu, thuốc lợi tiểu và giãn mạch
  • Rượu: Rượu có tác dụng giãn mạch nên khi sử dụng với Glyceryl trinitrate làm tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng.
  • Thuốc giãn mạch, lợi tiểu: Khi sử dụng cùng với Glyceryl trinitrate có thể làm tăng tác dụng hạ áp khiến huyết áp giảm đột ngột.

4. Quá liều và cách xử lý

Sử dụng thuốc Glyceryl trinitrate quá liều có thể làm giảm huyết áp đột ngột (chóng mặt, tăng áp lực nội sọ, đau quặn bụng, khó thở, bại liệt, trụy tim mạch, rối loạn thị giác, đau đầu dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy, methemoglobin huyết, hôn mê,…).

Với bệnh nhân dùng Glyceryl trinitrate quá liều, trước tiên cần để bệnh nhân ở thế nằm, đồng thời nâng cao hai chân nhằm thúc đẩy máu tuần hoàn về tĩnh mạch. Sau đó cần duy trì chức năng hô hấp, truyền dịch và rửa dạ dày đối với trường hợp sử dụng thuốc bằng đường uống.

Chế độ ăn cho người bệnh suy tim các giai đoạn

Chế Độ Ăn Cho Người Suy Tim: Thực Đơn Từ Bộ Y Tế

Ngoài điều trị, chế độ ăn cho người suy tim cũng vô cùng quan trọng. Đây là một trong những...

Người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không?

Người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không?

Người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không? Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm...

Cách phòng chống đột quy tai biến 

9 Cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản chớ bỏ qua

Đột quỵ hay còn gọi lại tai biến mạch máu não xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn, bị...

Chế độ dinh dưỡng cho người xơ vữa động mạch

15 Thực Phẩm Chống Xơ Vữa Mạch Máu Tốt Cho Người Bệnh

Cung cấp các thực phẩm chống xơ vữa mạch máu tốt cho người đang gặp vấn đề xơ vữa động...

Xơ vữa động mạch chi dưới là gì? 

Xơ Vữa Động Mạch Chi Dưới: Cách chẩn đoán, Phòng ngừa

Xơ vữa động mạch chi dưới nếu kéo dài có thể gây biến chứng khiến người bệnh mất khả năng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.