Nhồi Máu Cơ Tim Cấp: Triệu chứng và Hướng điều trị
Nhồi máu cơ tim cấp là hiện tượng tắc nghẽn động mạch khiến tim bị thiếu máu và oxy dẫn đến suy giảm chức năng, thậm chí là hoại tử. Người gặp phải chứng bệnh này trải qua các cơn đau tim dữ dội, nghiêm trọng hơn nếu không cấp cứu kịp thời có khả năng gây tử vong cao.
Nhồi máu cơ tim cấp là gì? Nguy hiểm như thế nào?
Tim là cơ quan quan trọng trong cơ thể, nắm giữ nhiều chức năng. Nếu cơ quan này bị tổn thương, suy giảm hoạt động sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể, tình trạng nặng có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
Trong những bệnh lý tim mạch thường gặp hiện nay, nhồi máu cơ tim cấp là căn bệnh có số lượng người bệnh không ngừng gia tăng. Đây là vấn đề xảy ra do tim không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, dẫn đến suy giảm chức năng và hoại tử cơ tim.
Cơ tim được nuôi dưỡng bởi hệ thống động mạch vành. Khi một trong hai nhánh động mạch vành bị tổn thương sẽ gây ra các biểu hiện bất thường. Thiếu máu cơ tim kéo dài có khả năng phát sinh biến chứng, trong đó nhồi máu cơ tim là một trong những trường hợp thường gặp.
Sẽ rất nguy hiểm nếu bệnh nhân bùng phát cơn đau tim, co bóp dữ dội mà không được điều trị. Người bệnh có nguy cơ tử vong cao ngay khi triệu chứng bùng phát không được cấp cứu kịp thời.
Số bệnh nhân còn lại tuy không gặp nguy hiểm đến tính mạng nhưng có khả năng bị di chứng mà cơn đột tử tim để lại, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh về sau. Các biến chứng sớm có thể là:
- Rối loạn nhịp tim
- Huyết khối tắc mạch
- Vỡ tim, suy tim
- Viêm màng ngoài tim
Những tổn thương tại tim, cơ tim không được khắc phục kéo dài gây ra nhiều hệ lụy. Trường hợp can thiệp muộn gần như những tổn thương không có biện pháp nào phục hồi hoàn toàn.
Chức năng tim cũng vì thế suy yếu đi, người bệnh dễ gặp phải nhiều vấn đề khác trong đời sống và sức khỏe với một trái tim chịu nhiều thương tổn và nhạy cảm. Do đó, bạn nên thận trọng, chủ động trong việc chăm sóc, bảo vệ một trái tim khỏe mạnh.
Tham khảo thêm: Cách Sơ Cứu Người Bị Nhồi Máu Cơ Tim Chuẩn Xác Nhất
Nguyên nhân và triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp
Những nguyên nhân nào gây nhồi máu cơ tim nói chung và nhồi máu cơ tim cấp nói riêng? Theo đó, các chuyên gia đánh giá, có rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến bệnh lý này. Việc mạch bị tắc nghẽn được xem là nguyên nhân chính, có mối liên hệ mật thiết đến sự thiếu hụt máu nuôi tim.
Khi động mạch vành bị tắc nghẽn một trong hai nhánh sẽ khiến tim không được bơm đủ máu, gây suy giảm hoạt động, lâu dần hoại tử cơ tim, tăng nguy cơ biến chứng. Đây là một trong những vấn đề gây nhồi máu cơ tim cấp hàng đầu, có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh.
Ngoài liên quan đến bệnh mạch vành, xuất hiện mảng xơ vữa động mạch và cục máu đông, nhiều khả năng nhồi máu cơ tim còn xuất hiện do phẫu thuật không đảm bảo. Đặc biệt là các biện pháp can thiệp ngoai khoa điều trị các bệnh lý tim mạch khác.
Tác động khi nong mạch, phẫu thuật bắc cầu có thể khiến động mạch bị tổn thương, kéo theo đó là cơn đau tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí là đột tử tử vong nhanh. Do đó, bạn đọc nên tìm hiểu và lựa chọn khám chữa bệnh uy tín, có bác sĩ tay nghề giỏi để điều trị.
Đối tượng có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp cần lưu ý và thận trọng như:
- Người qua kiểm tra có chỉ số cholesterol xấu trong máu cao.
- Người đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch có thể gặp phải các biến chứng ảnh hưởng đến chức năng tim.
- Người thừa cân, béo phì, người ăn nhiều thức ăn mặn, quá ngọt, quá béo.
- Người có huyết áp cao thường xuyên.
- Người hút thuốc, uống rượu bia, có đời sống không lành mạnh.
Nhận biết sớm các triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp, nhanh chóng sơ cứu và đưa người bệnh đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Dưới đây là các triệu chứng điển hình:
- Đau tức ngực là triệu chứng của bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Trái tim như có vật gì chèn ép, đau thắt. Cơn đau từ tim lan dần xuống cánh tay, lưng, bụng, lan rộng ra đầu, cổ, hàm,…
- Hơi thở khó khăn, có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
- Đầu óc không minh mẫn, choáng váng, thậm chí là ngất xỉu.
- Người mệt lả, đổ nhiều mồ hôi lạnh, các đầu ngón tay, ngón chân không còn máu, trắng nhạt.
Cần nhanh chóng sơ cứu giúp người bệnh duy trì nhịp tim ổn định, tránh ngưng tim. Sau đó đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. Tùy mỗi trường hợp triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp sẽ không hoàn toàn giống nhau.
Bạn nên thận trọng với biểu hiện lạ, không nên chủ quan. Các vấn đề tại tim nguy hiểm, tuy nhiên triệu chứng giai đoạn mới khởi phát khá đơn giản, dễ bị nhầm lẫn. Vì thế bạn nên chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng tránh rủi ro đe dọa tính mạng.
Tham khảo thêm: Nhồi Máu Cơ Tim Block Nhánh Phải và Thông Tin Cần Biết
Tiên lượng sống cho người bệnh nhồi máu cơ tim cấp
Mỗi trường hợp sẽ có những chẩn đoán nhất định. Theo đó, tiên lượng sống cho người bệnh nhồi máu cơ tim cấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó chẳng hạn như về độ tuổi, giới tính, tiền sử bệnh lý, khả năng đáp ứng điều trị của cơ thể.
Trung bình người bệnh có thể kéo dài tuổi thọ thêm 5 – 10 năm khi các triệu chứng bùng phát, nếu có biện pháp chăm sóc tốt có thể kéo dài thời gian sống. Tuy nhiên, có những trường hợp không kịp thời cấp cứu, người bệnh có thể tử vong ngay khi cơn đau tim bùng phát.
Những nghiên cứu thế giới cho thấy, bệnh nhân có tiền sử bị biến chứng tim mạch thường chỉ có tỷ lệ sống từ 1 – 10 năm. Mỗi mức độ bệnh sẽ có số năm tương ứng. Ngoài ra, người ta cũng đánh giá tỷ lệ nữ giới qua đời do biến chứng nhồi máu cơ tim cao hơn nam giới.
Bệnh nhân nếu được cấp cứu kịp thời khả năng sống có thể tăng lên, đặc biệt là khi biết điều chỉnh thói quen sống khoa học, phù hợp. Mặc dù vậy, khả năng tái phát các triệu chứng nhồi máu cơ tim cũng khá cao, khi người bệnh tiếp tục duy trì lối sống không phù hợp.
Chính vì thế, ngay khi nhận thấy cơ thể xảy ra các triệu chứng lạ, bạn cần nhanh chóng nhờ người thân trợ giúp. Sau đó lập tức đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu, phòng ngừa rủi ro ngưng tim gây tử vong.
Chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh nhân được bác sĩ kiểm tra triệu chứng, xem xét thực hiện các biện pháp xét nghiệm đưa ra chẩn đoán và phương án điều trị phù hợp. Theo đó, thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định tiến hành các thủ thuật xét nghiệm như:
- Điện tâm đồ: Giúp phát hiện bất thường ở nhịp tim, định hướng chẩn đoán bệnh tim mạch.
- Siêu âm tim: Phát hiện sự bất thường cấu trúc tim, nhanh chóng chỉ định giải pháp giúp khắc phục tổn thương, phòng tránh biến chứng.
- Chụp động mạch vành: Hình ảnh thu được giúp bác sĩ tìm được vị trí bị tắc nghẽn để đưa ra giải pháp can thiệp kịp thời.
- Xét nghiệm sinh hóa: Biện pháp xét nghiệm công thức máu giúp bác sĩ nhận định thành phần trong máu. Nếu chỉ số cholesterol xấu cao, có dấu hiệu hình thành cục máu đông bác sĩ sẽ nhanh chóng xây dựng phương án điều trị cho bệnh nhân.
Thông qua các biện pháp chẩn đoán, bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng về tình trạng của người bệnh. Dựa vào bệnh án, bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị tương ứng. Trường hợp nặng cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến phòng phẫu thuật để thông mạch, bảo toàn tính mạng cho người bệnh.
Các phương án điều trị nhồi máu cơ tim cấp được áp dụng như sau:
Sơ cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
Khi nhận thấy người bệnh thở gấp, ôm ngực đau tức, đánh trống ngực, buồn nôn,… các dấu hiệu nghi ngờ nhồi máu cơ tim, bạn nhanh chóng đỡ bệnh nhân ngồi hoặc nằm xuống, nới lỏng quần áo để máu huyết lưu thông, tránh chèn ép tim, mạch máu quá mức.
Tiếp đến bạn nhanh chóng liên hệ cấp cứu hoặc chủ động đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ. Trong thời gian chờ đến bệnh viện, bạn có thể cho bệnh nhân nhai hoặc uống viên Aspirin. Thuốc có tác dụng chống đông máu, ngăn nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim.
Tuy nhiên không dùng thuốc này nếu người bệnh có tiền sử bị dị ứng thuốc. Bên cạnh sử dụng thuốc chống đông máu, bạn có thể hỗ trợ người bệnh thở bằng cách ép tim ngoài lồng ngực, đặc biệt là đối với bệnh nhân có dấu hiệu ngừng tim.
Thực hiện càng nhanh chóng càng tốt, bởi việc nhồi máu cơ tim cấp gây ra triệu chứng nặng nề có khả năng đe dọa tính mạng. Nhiều trường hợp người bệnh không được cứu chữa ngay, chỉ trong vài phút ngắn ngủi cơn đau tim đột quỵ khiến tim chết hoàn toàn, không có cơ hội cứu chữa.
Tham khảo thêm: Nhồi máu cơ tim nên ăn gì? Các món ăn tốt cho người bệnh
Điều trị bằng thuốc chống tắc mạch máu
Sau khi đến bệnh viện được cấp cứu, duy trì chức năng tim, tùy tình trạng bác sĩ có thể dùng thuốc để tái lưu thông máu trong động mạch vành, giúp người bệnh giảm nguy cơ nghẽn mạch sinh biến chứng nguy hiểm.
Mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc phù hợp, trong đó thông thường người bệnh được hướng dẫn dùng thuốc tiêu sợi huyết, thuốc trị rối loạn nhịp tim, giảm huyết áp, thuốc giãn mạch, thuốc ức chế men chuyển và nhiều loại thuốc phù hợp khác.
Người bệnh chỉ sử dụng thuốc theo phác đồ, tránh lạm dụng hoặc kết hợp bừa bãi thuốc điều trị khi không có chuyên môn. Trường hợp nghiêm trọng, tương tác thuốc có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến kết quả điều trị và tính mạng của người bệnh.
Can thiệp các biện pháp chuyên sâu
Trường hợp nặng, bác sĩ tiến hành đặt stent mạch vành cho người bệnh, nong mạch khai thông dòng chảy bị tắc nghẽn giúp tránh biến chứng nặng nề đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Kỹ thuật đòi hỏi tay nghề và kinh nghiệm cao, do đó bạn nên thực hiện tại bệnh viện uy tín.
Phương pháp này có tỷ lệ thành công cao, giúp dòng chảy trong động mạch vành ổn định lại trạng thái bình thường. Từ đó, tim nhận đủ lượng máu cần thiết, hoạt động tốt hơn, tránh nguy cơ tổn thương nghiêm trọng gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch. Mỗi phương án điều trị có ưu và nhược điểm riêng. Người bệnh tốt nhất nên khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm điều trị có nhiều hy vọng hơn, kéo dài tiên lượng sống tốt nhất.
Chăm sóc, phòng biến chứng nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh nhồi máu cơ tim cấp có khả năng gây biến chứng, dẫn đến hoại tử, chết tim. Với mức độ nguy hại kể trên, bạn cần chủ động khám chữa bệnh càng sớm càng tốt. Bên cạnh điều trị theo phác đồ, bệnh nhân cần được chăm sóc đúng cách. Một vài lưu ý:
- Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp nhận thấy bất thường trong quá trình dùng thuốc cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ.
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, không thức quá khuya, nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Hạn chế áp lực, căng thẳng, sự rối loạn về mặt tinh thần có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị bệnh tim. Người thân nên chủ động tạo không khí thoải mái, giúp người bệnh có điều kiện thư giãn, nghỉ ngơi tốt trong suốt quá trình điều trị bệnh.
- Ăn uống đủ chất, bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như rau quả, đồ ăn thanh mát, chế biến đơn giản không quá ngọt, quá mặn hoặc quá nhiều dầu mỡ.
- Kiêng uống rượu bia, bệnh tim không nên hút thuốc, sử dụng chất kích thích để hỗ trợ quá trình điều trị an toàn, hiệu quả hơn.
- Tái khám theo lịch, theo dõi các chỉ số của cơ thể, nhất là huyết áp và nhịp tim để nhanh chóng xử lý khi xảy ra sự cố.
Nhồi máu cơ tim cấp xảy ra đột ngột, nếu cấp cứu chậm trễ cơn đau tim có thể khiến tim ngừng đập dẫn đến tử vong. Bạn đọc cần thận trọng, không nên chủ quan đối với chứng bệnh này cũng như các bệnh lý tim mạch khác. Khám và điều trị sớm theo hướng dẫn của bác sĩ, bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm
- 9 Loại Thuốc Trị Bệnh Tim Thường Được Bác Sĩ Chỉ Định
- Cách Kiểm Tra Tim Mạch Tại Nhà Chính Xác, Dễ Thực Hiện
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!